Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin đến năm 2020
03/07/2015 | 07:45 AM
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 893/QĐ- TTg, ngày 19/06/2015 phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin (ATTT) đến năm 2020
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2020, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về ATTT tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATTT. Cụ thể là tới năm 2020, dưới 50% các sự cố mất ATTT xảy ra vì lý do bắt nguồn từ nhận thức yếu kém về các nguy cơ mất ATTT của con người. Trên 50% người sử dụng nói chung, trên 60% học sinh và trên 70% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cơ bản phòng tránh mất ATTT; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về ATTT. Theo Đề án, cũng tới năm 2020, sẽ có trên 80% công chức, viên chức, cán bộ của các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng đơn giản để bảo đảm ATTT khi ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đồng thời, trên 80% cán bộ, công nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT được tuyên truyền, phổ biến về nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất ATTT, trách nhiệm và quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực ATTT. Đề án còn hướng tới là trên 90% phóng viên hoạt động trong lĩnh vực CNTT và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được phổ biến về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vấn đề mất ATTT, xu hướng và tình hình mất ATTT tại Việt Nam và trên thế giới.
Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án xác định rõ một trong 5 nhiệm vụ chính sẽ được tập trung triển khai thời gian tới là tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT ở các cơ sở giáo dục. Theo đó, sẽ rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu giáo dục về ATTT lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng lớp học và bậc học (từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông); đồng thời tổ chức các cuộc thi về ATTT cho các nhóm đối tượng khác nhau là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, sẽ thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội như: Mở chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện các nội dung tuyên truyền; Sản xuất phóng sự, chương trình, trao đổi, đối thoại trên hệ thống phát thanh, truyền hình; Đưa tin, bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội; Tổ chức tập huấn, phổ biến cho đội ngũ phóng viên CNTT về các nội dung của Đề án…
Related news
- Dự thảo Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023
- Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
- Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020
- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025
- Quyết định của thủ tướng chính phủ Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020