WHO: Các bệnh do thực phẩm ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm gần một phần ba số ca tử vong

03/12/2015 | 03:59 AM

 | 

GENEVA. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính toàn cầu đầu tiên về cácbệnh do thực phẩm phát hiện trẻ em dưới 5 tuổi chiếm gần một phần ba số ca tử vong (WHO’s first ever global estimates of foodborne diseases find children under 5 account for almost o­ne third of deaths).

Gần một phần ba (30%) tất cả các ca tử vong do các bệnh từ ngộ độc thực phẩm nằm ở trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù thực tế trẻ emchỉ chiếm 9% dân số toàn cầulà một trong những phát hiện "ước tính về gánh nặng toàn cầu của của các bệnh do thực phẩm"(Estimates of the global burden of foodborne diseases) bởi WHO và là báo cáo toàn diện nhất cho đến nay về tác động của ô nhiễm thực phẩm đối với sức khỏe và hạnh phúc. Ước tính đầu tiên về gánh nặng trên toàn cầu của các bệnh do thực phẩm cho thấy gần 1 trong 10 người bị bệnh mỗi năm từ ăn thực phẩm bị ô nhiễm và dẫn đến 420 000 chết, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt cao với 125.000 trẻ em chết vì các bệnh do thực phẩm mỗi năm, các khu vực châu Phi và Đông Nam Á của WHO là các khu vực có gánh nặng cao nhất với các bệnh do thực phẩm Báo cáo ước tính gánh nặng của các bệnh do thực phẩm gây ra bởi 31 tác nhân-vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các độc tố và hóa chất cho biết rằng mỗi năm có đến 600 triệu người, tương đương gần 1 trong 10 người trên thế giới, bị bệnh sau khi tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm. Trong số này, có 420.000 người chết, trong đó có 125.000 trẻ em dưới 5 tuổi. "Cho đến nay, ước tính về các bệnh do thực phẩm là mơ hồ và không chính xác che dấu các chi phí thực sự của con người do thực phẩm bị ô nhiễm, báo cáo này lập kỷ lục về tính trung thực", Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Biết được những mầm bệnh nào đang gây ra những vấn đề lớn nhất tại các vùng nào trên thế giới có thể tạo ra hành động có mục tiêu bởi công chúng, các chính phủ và ngành công nghiệp thực phẩm". Trong khi gánh nặng của các bệnh do thực phẩm là một mối quan tâm sức khỏe công cộng trên toàn cầu thì các khu vực châu Phi và Đông Nam Á của WHO là những vùng có tỷ lệ mắc cao nhất và tỷ lệ tử vong cao nhất bao gồm cả ở trẻ em dưới 5 tuổi.Tiến sĩ Kazuaki Miyagishima, Giám đốc Khoa an toàn thực phẩm và các bệnh lây truyền qua động vật (Department of Food Safety and Zoonoses) WHO cho biết:"Những ước tính này là kết quả của một thập kỷ làm việc bao gồm cả đầu vào từ hơn 100 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Họ là các chuyên gia kỳ cựu và nhiều việc hơn cần phải làm để cải thiện sự sẵn có của dữ liệu về gánh nặng của các bệnh do thực phẩm nhưng dựa vào những gì mà chúng tôi biết hiện nay thì rõ ràng là gánh nặng của các bệnh do thực phẩm trên toàn cầu là đáng kể, ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và người dân ở các khu vực có mức thu nhập thấp".

Bệnh tiêu chảy là chịu trách nhiệm cho hơn một nửa gánh nặng trên toàn cầu bởi các bệnh do thực phẩm, gây ra 550 triệu người mắc bệnh và 230.000 trường hợp tử vong mỗi năm, trẻ em có nguy cơ đặc biệt với bệnh tiêu chảy do thực phẩm với 220 triệu trẻ bị bệnh và 96.000 trẻ chết mỗi năm. Tiêu chảy thường là do ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín, trứng, sản phẩm sữa và các sản phẩm tươi sống bị ô nhiễm bởi norovirus, CampylobacterSalmonellakhông phải thương hàn và mầm bệnh E. coli. Các loại bệnh đóng góp lớn khác tới gánh nặng toàn cầu của các bệnh do thực phẩm là sốt thương hàn, viêm gan A, Taenia solium (sán dây) và aflatoxin (được sản xuất bởi nấm mốc trên hạt và được lưu trữ không đúng cách). Một số bệnh gây ra bởi Salmonella không phảithương hàn là một mối quan tâm sức khỏe cộng cộng đồng trên tất cả các vùng của thế giới, các nước có thu nhập cao và thu nhập thấp là giống nhau. Các bệnh khác như sốt thương hàn, bệnh tả lây truyền qua thực phẩm và những bệnh do mầm bệnh E. coli là phổ biến hơn nhiều ở các nước có thu nhập thấp, trong khi Campylobacterlà một tác nhân gây bệnh quan trọng ở các nước có thu nhập cao. Nguy cơ bệnh do thực phẩm là nghiêm trọng nhất tại các quốc gia có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình, liên kết tới chế biến thực phẩm với nước không an toàn, tình trạng vệ sinh kém và chưa đầy đủ trong sản xuất và bảo quản thực phẩm, ở những người có trình độ học vấn thấp hơn và luật an toàn thực phẩm không đầy đủ hoặc thực hiện với tình trạng pháp luật như vậy. Bệnh do thực phẩm có thể gây ra triệu chứng ngắn hạn, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy (thường được gọi là ngộ độc thực phẩm), nhưng cũng có thể gây ra bệnh tật lâu dài, chẳng hạn như ung thư, suy thận hoặc gan, các rối loạn về não và các rối loạn thần kinh. Các bệnh này có thể nghiêm trọng hơn ở trẻ em, phụ nữ mang thai, và những người lớn tuổi hoặc có hệ miễn dịch suy yếu. Trẻ em sống sót sau khi bị một số các bệnh do thực phẩm nghiêm trọng hơn có thể gây chậm phát triển thể chất và tinh thần , ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ vĩnh viễn. WHO cho rằng an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung, những phát hiện của báo cáo này nhấn mạnh mối đe dọa toàn cầu được gây ra bởi các bệnh do thực phẩm và củng cố sự cần thiết đối với các chính phủ, các ngành công nghiệp thực phẩm và các cá nhân để làm nhiều hơn nữa nhằm làm cho thực phẩm an toàn và phòng ngừa các bệnh do thực phẩm. Vẫn còn có một nhu cầu đáng kể cho giáo dục và đào tạo về công tác phòng chống các bệnh do thực phẩm với các nhà sản xuất thực phẩm, nhà cung cấp, các nhà chế biến và công chúng nói chung. WHO đang làm việc chặt chẽ với các chính phủ quốc gia để giúp thiết lập và thực hiện các chính sách và các chiến lược về an toàn thực phẩm và điều đó sẽ có tác động tích cực đối với sự an toàn của thực phẩm trên thị trường toàn cầu.

Ngoài tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh thì báo cáo của WHO và các bài báo của PLoS cũng định lượng gánh nặng bệnh dưới dạng số năm của cuộc sống được điều chỉnh bởi khuyết tật (DALYs)-số năm cuộc sống khỏe mạnh bị mất do bệnh tật và tử vong nhằm tạo điều kiện xếp hạng giữa các nguyên nhân bệnh tật và giữa các khu vực. Gánh nặng toàn cầu của các bệnh do thực phẩm gây ra bởi 31 mối nguy hiểm trong năm 2010 là 33 triệu DALYs, trẻ em dưới 5 tuổi chịu 40% gánh nặng này. Tác động chính sách và tác động xã hội của bản báo cáo này sẽ được thảo luận chi tiết tại một hội nghị chuyên đề được tổ chức bởi WHO và Viện Môi trường và Y tế công cộng Quốc gia Hà Lan (Dutch National Institute for Public Health and the Environment_RIVM) trong 2 ngày 15-16/12/2015 tại Amsterdam.

Theo: Viện sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn​


Thăm dò ý kiến