Tăng 20% số lượng người nhập viện vì đột quỵ
02/01/2019 | 02:55 AM



Thời tiết rét đậm kéo dài khiến cho lượng bệnh nhân đột quỵ, tim mạch tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 160 bệnh nhân, trong đó 30 - 40% bị đột quỵ. Những ngày qua, số bệnh nhân đến cấp cứu giảm còn 130 - 140 bệnh nhân, song số lượng người đột quỵ chiếm tới 40%, tương đương 40 - 55 người mỗi ngày.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân đột quỵ gia tăng là do miền Bắc đang trong giai đoạn rét đậm, rét hại. Ngoài ra, số bệnh nhân bị các bệnh hô hấp, tim mạch, thần kinh cũng tăng nhiều. So với ngày thường, thời gian này, bệnh nhân đột quỵ tăng 20%, số ca phải can thiệp cấp cứu và tử vong cũng cao hơn. Đột quỵ do nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, loạn nhịp tim, bệnh van tim... Khi trời lạnh sẽ gây co thắt mạch làm bất ổn các yếu tố nguy cơ, là nguyên nhân gây đột quỵ.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai, "thời gian vàng" để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là 6 giờ đầu. Thống kê trong năm 2016, tỷ lệ bệnh nhân đến khung giờ vàng được điều trị tái thông bằng thuốc chỉ chiếm 1,5% bệnh nhân. Con số này tăng lên 2,5% trong 2017 và đến năm 2018 trong tổng số gần 7.000 bệnh nhân được điều trị, số bệnh nhân đến viện vào giờ vàng đã tăng lên 3,5%. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh nhân đến sớm cao hơn, khoảng 5 – 7% bệnh nhân vào điều trị "trong giờ vàng". Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân vẫn nhập viện muộn do những suy nghĩ sai lầm.
"Rất nhiều người nhà bệnh nhân khi được hỏi vì sao giờ này mới đưa bệnh nhân đột quỵ đến nhập viện thì họ bảo nghe nói đột quỵ phải nằm yên một chỗ nên không đưa đi ngay. Đây là nhận thức hết sức sai lầm. Theo nguyên lý không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân có thể đi được, vì nếu vận động bệnh nhân có thể ngã, bệnh thêm nặng. Còn với bệnh nhân đột quỵ nói chung thì phải đặt bệnh nhân lên cáng hoặc đưa lên ô tô cấp cứu.", PGS.TS Nguyễn Văn Chi chia sẻ.
Tuy nhiên, trong khi đợi xe cấp cứu, cần sơ cứu cho bệnh nhân, xem bệnh nhân có tỉnh táo và hợp tác không nhưng tránh làm tổn tương nặng thêm cho bệnh nhân. Cho người bệnh nằm đầu cao, để nếu bị nôn không bị nuốt ngược vào trong. Để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để khi bệnh nhân bị nôn, đờm dãi, chất nôn sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người xung quanh. Khi bệnh nhân bị đột quỵ, tuyệt đối không được cho ăn, uống bất kỳ thuốc gì. Vì có thể gây diễn biến nặng cho bệnh nhân sau đó. Không sơ cứu như xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu vì đây là những biện pháp mà khoa học đã chứng minh không hiệu quả.
Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân ngoài 50 tuổi đột quỵ khi đi bộ thể dục buổi sáng sớm ven Hồ Tây. Bệnh nhân may mắn được phát hiện và đưa đến viện cấp cứu kịp thời. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc cấp tính động mạch vành bên phải. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cấp cứu nong, đặt stent động mạch vành. Rất may tình trạng của bệnh nhân chưa quá nặng nên đã qua cơn nguy kịch.
Thời tiết lạnh là hiểm họa cho người mắc bệnh tim mạch, bởi những biến chứng nguy hiểm dễ dàng xảy ra như huyết áp tăng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim... Đặc biệt, ở những người đứng tuổi có bệnh mạn tính khi thời tiết thay đổi, khí áp không ổn định, tim sẽ đập nhanh hơn, cơ tim dễ bị thiếu oxy. Khi các động mạch vành xuất hiện mảng xơ vữa và bị vỡ ra sẽ gây tắc mạch đột ngột hay tạo thành các cục huyết khối làm tắc nghẽn. Do đó, trong những ngày giá lạnh, người dân, nhất là người cao tuổi nên hạn chế tối đa việc tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm hoặc tối ở ngoài trời. Những người có bệnh mạn tính cần uống thuốc đầy đủ, kiểm soát huyết áp, tránh những gắng sức không cần thiết.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để tránh bị đột quỵ, mọi người nên giữ ấm, tránh cơ thể lạnh đột ngột, đặc biệt giữ ấm ngực và chân. Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện những bệnh lý sớm về tim mạch, tiểu đường, huyết áp; kiểm soát cholesterol trong máu, thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động rèn luyện thể chất, ổn định trọng lượng cơ thể, không hút thuốc lá…
Theo các chuyên gia, cách đơn giản nhất để ai cũng có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh Nói – Cười – Giơ tay, chân: |
Nguồn: Sở Y tế Hà Nội
Tin liên quan
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương tri ân các đối tác đã đồng hành trong chặng đường phát triển Bệnh viện
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch mới nhất
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón công dân nhí đầu tiên năm 2025
- Khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm tại Việt Nam
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
- Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh