Những điều cần biết về thụ tinh ống nghiệm
05/10/2015 | 02:23 AM
Hiện nay, thụ tinh ống nghiệm không còn xa lạ, nó mang lại cơ hội làm mẹ cho rất nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và có những thông tin chính xác về thụ tinh trong ống nghiệm.
Cách đây gần 20 năm, 3 đứa trẻ đầu tiên của Việt Nam được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM). Đây được coi là sự kiện quan trọng của ngành sản khoa Việt Nam.
Thành công này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn và mở ra một bước tiến mới với lĩnh vực hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam mà còn mang đến niềm hy vọng và cơ hội cho hành trình đi tìm con của các cặp vợ chồng.
Gần 20 năm qua, ở nước ta đã có hơn 20 nghìn trẻ đã được chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Thụ tinh ống nghiệm
đã không còn xa lạ nhưng không phải ai cũng nắm được những điều cần biết về quy trình thụ tinh ống nghiệm.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là thủ thuật dành cho hàng ngàn phụ nữ không thể sinh con một cách tự nhiên hay không thể có con với chồng và những người người muốn có con mà không cần phải kết hôn hay quan hệ tình dục. Trong những trường hợp đó, họ lựa chọn phương pháp IVF. Mặc dù nhiều người thực hiện IVF và có con, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này và cũng không đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ mang thai và sinh con khi điều trị. Nếu may mắn bạn sẽ có con ngay trong lần thụ tinh đầu tiên, ngược lại bạn có thể phải điều trị kéo dài trước khi có thai.
Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm có thể khác nhau ở mỗi trung tâm, thường tùy thuộc vào từng trường hợp của bạn.
1. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là gì?
Thụ tinh ống nghiệm
là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tốt nhất bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp cùng nhau trong ống nghiệm tại phòng thí nghiệm nhằm tạo phôi. Sau đó phôi thai này sẽ được chuyển trở lại vào tử cung của người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng mang lại kết quả thụ thai thành công ngay từ lần đầu tiên, ngược lại bạn có thể phải điều trị kéo dài trước khi có thai.
Nếu bạn đang có mong muốn thực hiện quy trình thụ tinh ống nghiệm thì việc tìm hiểu về phương pháp này càng nhiều sẽ càng tốt cho quá trình điều trị.
2. Những ai phù hợp cho thụ tinh trong ống nghiệm?
Bạn nên thụ tinh ống nếu:
- Bạn đã được chẩn đoán vô sinh không rõ nguyên nhân.
- Ống dẫn trứng của bạn bị tắc nghẽn.
- Bạn đã không thành công với các kỹ thuật khác như sử dụng thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).
- Chồng tinh trùng yếu nhẹ.
3. Các loại liệu trình điều trị thụ tinh ống nghiệm?
Có 3 loại điều trị thụ tinh ống nghiệm:
1. Thụ tinh ống nghiệm cổ điển
2. Thụ tinh ống nghiệm với chu kỳ tự nhiên
3. Thụ tinh ống nghiệm với kích thích nhẹ
Nếu may mắn bạn sẽ có con ngay trong lần thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên, ngược lại bạn có thể phải điều trị kéo dài trước khi có thai.
4. Làm thế nào để biết liệu trình điều trị thụ tinh ống nghiệm nào là phù hợp với bạn?
Thụ tinh ống nghiệm với chu kỳ tự nhiên có thể được xem xét nếu:
- Chu kỳ kinh nguyệt của bạn là khá đều và bạn đang rụng trứng bình thường, nhưng:
Bạn không thể dùng loại thuốc kích thích trứng (ví dụ, bệnh nhân ung thư hoặc những người mà bác sĩ đã gợi ý rằng họ có nguy cơ hội chứng OHSS - quá kích buồng trứng, phản ứng quá mức nguy hiểm đối với thuốc khả năng sinh sản).
- Với niềm tin tôn giáo hoặc cá nhân bạn không muốn có trứng dư hoặc hủy phôi hoặc lưu trữ phôi.
Thụ tinh ống nghiệm với kích thích nhẹ là cho những người có khả năng phản ứng bất lợi với thuốc kích thích trứng.
5. Các bước chính thực hiện thụ tinh ống nghiệm
Bước 1: Kích thích buồng trứng
Trước và trong khi thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ sẽ theo dõi buồng trứng của bạn và thời gian rụng trứng. Bác sĩ sẽ đảm bảo rằng buồng trứng của bạn đang sản sinh trứng và nồng độ hormone của bạn là bình thường.
Hầu hết phụ nữ dùng thuốc sinh sản hoặc hormone trong thời gian này để kích thích buồng trứng sản sinh một hoặc nhiều trứng. Có nhiều trứng để thụ tinh sẽ làm tăng cơ hội mang thai của bạn.
Bước 2: Chọc hút trứng
Trong bước này, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau để giảm khó chịu. Sau đó một cây kim rất nhỏ được đưa qua thành âm đạo trên. Với việc sử dụng siêu âm âm đạo, dịch được lấy ra khỏi các nang bằng cách hút nhẹ. Ngay sau khi hút được nang trứng, noãn bào được phân lập khỏi dịch nang trứng. Trứng được đặt trong một cái đĩa cấy đặc biệt và được đưa vào lồng ấp
Bước 3: Thụ tinh
Bước tiếp theo là thụ tinh cho trứng. Tinh trùng được bảo quản, hoặc từ đối tác hay người cho trứng và những tinh trùng mạnh nhất được trộn với trứng, đôi khi tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng. Sau đó, trứng và tinh trùng được đặt trong lồng ấp và theo dõi để đảm bảo có phôi thai khỏe mạnh phát triển.
Bước 4: Chuyển phôi và cấy ghép
Bước cuối cùng của quá trình thụ tinh ống nghiệm là chuyển phôi. Đầu tiên, phôi được kiểm tra để chọn những phôi khỏe nhất cho chuyển giao. Để chuyển phôi, một chiếc banh được đặt trong âm đạo và phôi được chuyển qua một ống nhựa nhỏ đặt qua cổ tử cung vào trong buồng tử cung. Sau quá trình thụ tinh hoàn thành, bệnh nhân nằm nghỉ ngơi trong khoảng 24 giờ.
6. Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh ống nghiệm
Dù là một trong những phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn hiệu quả nhất nhưng không phải ai cũng có kết quả thụ thai ngay từ lần đầu tiên. Bên cạnh đó, tỷ lệ thành công của kỹ thuật IVF sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: tuổi tác của người vợ, nguyên nhân vô sinh, quá trình điều trị trước đó, chuyên môn của bác sĩ thực hiện và chất lượng của bệnh viện.
- Đối với phụ nữ dưới 35 tuổi: Tỷ lệ thai sống cho mỗi chu kỳ thụ tinh ống nghiệm là từ 30 – 35%
- Đối với phụ nữ từ 35 – 37 tuổi: Tỷ lệ thai sống đạt 25%.
- Đối với phụ nữ từ 38 – 40 tuổi: Tỷ lệ thai sống khoảng 20%
- Đối với phụ nữ trên 40 tuổi: Tỷ lệ thai sống còn 6 – 10%.
7. Những cân nhắc và rủi ro của thụ tinh ống nghiệm
Những rủi ro của thụ tinh ống nghiệm có thể xảy ra đó là:
- Phản ứng thuốc
Phản ứng nhẹ đến thuốc kích thích trứng có thể bao gồm nóng bừng mặt, cảm thấy ngứa, đau đầu khó chịu và bồn chồn. Các triệu chứng thường biến mất sau một thời gian ngắn nhưng nếu triệu chứng không mất đi, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Có khả năng bạn có nhiều hơn một đứa con
Khi bạn thực hiện thủ thuật IVF, bạn nên chuẩn bị tinh thần là sẽ có nhiều hơn một đứa con vì có thể có nhiều phôi được chuyển vào tử cung của người phụ nữ, có thể tất cả sẽ đậu dẫn đến mang thai. Ở Việt Nam từng xảy ra trường hợp sinh 5 con nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
- Bạn sẽ phải đến bệnh viện rất nhiều lần
Đây không phải thủ thuật một bước mà bao gồm rất nhiều lần liên tiếp tới bác sĩ để thực hiện nhiều cuộc kiểm tra. Hãy chia sẻ với những người trong bệnh viện để có được thông tin xung quanh khả năng mang thai của bạn.
- Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi hormone
Hormone của bạn sẽ thay đổi trong quá trình mang thai và bạn sẽ có những thay đổi tâm trạng thực sự khiến bạn và những người xung quanh khổ sở.
Mang thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm có thể khá phức tạp và đáng sợ. Bạn phải biết rằng một mình bạn không dễ dàng vượt qua.
Nếu bạn đã kết hôn, bạn nên thảo luận mọi thứ với chồng hoặc nếu bạn chỉ có một mình, bạn cần phải có ai đó đi cùng để có thể giúp bạn khi cần. Cũng nên nhớ chỉ thực hiện thủ thuật này sau khi bạn đã lên kế hoạch chuẩn bị tốt.
Minh Minh (Th)/Báo Gia đình và Xã hộ
Tin liên quan
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
- Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Quảng Trị xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp
- Bệnh viện giữa tâm bão Yagi chuyển mình 'sáng, xanh, sạch, đẹp'
- Tỷ lệ nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt tại các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đều đạt chỉ tiêu
- Ngành Y tế Yên Bái yêu cầu xử lý nước sạch và vệ sinh môi trường sau bão lũ