Nguyên nhân và cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người già
10/08/2019 | 02:49 AM



Bệnh khiến người già ho, đờm kéo dài, có thể khó thở khi tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp hoặc thay đổi thời tiết.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm và tắc nghẽn đường thở lâu ngày, không hồi phục hoàn toàn. Triệu chứng chính của bệnh là ho, khó thở và khạc đàm dai dẳng. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, tuổi trên 45, đặc biệt là người ở người già, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhều năm, hoặc có nghề nghiệp liên quan đến khói bụi, hóa chất: công nhân hầm lò, hàn, sơn…
Tình trạng bệnh gia tăng dần theo thời gian, không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh
Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc: đây là nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% số trường hợp mắc COPD.
Nguyên nhân tiếp theo là do thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm: bụi đường, khói than, khói công nghiệp, đốt lò gạch…
Còn các nhóm nguyên nhân ít gặp hơn như: do di truyền chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 1%.
Ở người già do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút nên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
Cách điều trị
Bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh tốt. Hiện nay Tổ chức phòng chống bệnh phổi TNMT chia thành phân loại bệnh theo 4 mức độ (4 giai đoạn): giai đoạn 1 (nhẹ), giai đoạn 2 (trung bình), giai đoạn 3 (nặng), giai đoạn 4 (rất nặng).
Điều trị bệnh phổi TNMT theo từng giai đoạn. Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: salbutamol, terbutaline, fenoterol… hoặc kết hợp với kháng cholinergic như: ipratroium, oxitropium… có thể dùng bất kì giai đoạn nào khi có cơn khó thở. Từ giai đoạn 2, bệnh nhân được cho dùng thêm thuốc giãn phế quản tác dụng dài như: salmerterol, formoterol… Từ giai đoạn 3, bệnh nhân được cho dùng thêm các thuốc corticoid dạng hít như khi có các đợt khó thở cấp tái phát. Đến giai đoạn 4, bệnh nhân được cân nhắc cho dùng thêm oxy lâu dài.
Người mắc bệnh phổi TNMT có thể hay bị các đợt khó thở cấp tính còn gọi là đợt kịch phát, nguyên nhân chính thường do nhiễm trùng đường thở hoặc ô nhiễm không khí.
Khi lên cơn cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng sử dụng các thuốc xịt, bơm giãn phế quản và đến cơ sở y tế gần nhất, để được điều trị nhằm tránh biến chứng suy hô hấp, nhiễm trùng nặng, thậm chí tử vong.
Với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tập thể dục điều độ còn tăng cường hoạt động các cơ hô hấp, mang lại nhiều lợi ích như làm giảm bớt cảm giác khó thở, giúp máu lưu thông tốt, cơ thể dùng oxy tốt hơn nên làm giảm số lần xuất hiện đợt cấp, giảm số lần nằm viện và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Bệnh nhân COPD thường có đặc điểm khó thở và chán ăn kéo dài do đó có thể để bệnh nhân thở oxy trong khi ăn. Để chăm sóc tốt phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng: cần chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, hình thức hấp dẫn để kích thích sự thèm ăn của người bệnh. Nên uống sữa năng lượng cao để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa ăn thay vì 3 bữa để tránh căng dạ dày dẫn đến khó thở, dễ mệt. Lưu ý không dùng các đồ dùng có gas hoặc thức ăn sinh hơi, tránh ăn vội vã để gây mệt và nuốt khí vào bụng.
Nguồn: Báo Gia đình và hội
Tin liên quan
- Việt Nam nhất quán thúc đẩy di cư quốc tế hợp pháp, an toàn
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương tri ân các đối tác đã đồng hành trong chặng đường phát triển Bệnh viện
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch mới nhất
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón công dân nhí đầu tiên năm 2025
- Khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm tại Việt Nam
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024