Ngày thế giới phòng chống bệnh tiểu đường năm 2015
18/11/2015 | 05:34 AM



Ngày 13/11/2015. Tổ chức y tế thế giới (WHO)-Ngày thế giới phòng chống bệnh tiểu đường năm 2015 (World Diabetes Day 2015). Để đánh dấu ngày thế giới phòng chống bệnh tiểu đường vào ngày 14/11, WHO kêu gọi cần có hành động mạnh hơn nhằm làm chuyển biến sự gia tăng nhanh chóng của dịch bệnh tiểu đường trên toàn cầu.
WHO cũng đánh dấu ngày thế giới phòng chống bệnh tiểu đường bằng cách thông báo rằng Ngày sức khỏe thế giới hàng năm, công nhận ngày sinh nhật lần thứ 7 của tổ chức này vào ngày 7/4 sẽ tập trung vào các vấn đề của bệnh tiểu đường. Ngày Sức khỏe Thế giới sẽ cung cấp một nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy các nỗ lực nhằm ngăn chặn bệnh tiểu đường và đảm bảo xử lý tối ưu tình trạng bệnh lý này cho những người bị một trong các thể bệnh khác nhau, nhiều hành động có thể được thực hiện để giảm thiểu tác động của bệnh tiểu đường, thông qua việc áp dụng lối sống lành mạnh, chẳng hạn như dự phần trong hoạt động thể lực và chế độ ăn lành mạnh, hành động của chính phủ trong việc kiềm chế việc tiếp thị các loại thực phẩm không lành mạnh và đảm bảo các hệ thống y tế cung cấp các dịch vụ cần thiết và chăm sóc cho những người bị căn bệnh này.
Ngày sức khỏe thế giới năm 2016 bàn về bệnh tiểu đường (World Health Day 2016 on diabetes)
Bởi vì tỷ lệ bệnh tiểu đường gia tăng do đó cần phải tìm hiểu làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh của con người, biết cách làm thế nào để phát hiện và điều trị bệnh là lý do WHO đẩy mạnh các nỗ lực nhằm nhấn mạnh về căn bệnh này nhân ngày sức khỏe thế giới tiếp theo vào 7/4/2016. Thông qua Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2016, WHO sẽ tìm cách nâng cao nhận thức về sự trỗi dậy của bệnh tiểu đường, các hậu quả và gánh nặng đáng sợ của nó, đặc biệt ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình; kích hoạt một loạt các hành động cụ thể, hiệu quả và giá cả phải chăng để giải quyết bệnh tiểu đường gồm các bước ngăn ngừa, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc cho những người bị bệnh tiểu đường; công bố bản báo cáo đầu tiên về bệnh tiểu đường trên toàn cầu (Global report on diabetes) sẽ mô tả các gánh nặng và hậu quả của bệnh tiểu đường và ủng hộ các hệ thống y tế mạnh hơn để đảm bảo cải thiện giám sát, tăng cường công tác phòng chống và xửlý bệnh tiểu đường một cách hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, thế giới đã tiến một bước lớn thời gian gần đây nhằm giải quyết dịch bệnh tiểu đường bằng cách thiết lập một mục tiêu giảm một phần ba số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) bao gồm bệnh tiểu đường vào năm 2030 như là một phần của SDGs. WHO sẽ giúp các nước đưa ra các chính sách nhằm giảm thiểu tác động của NCDs, trong đó bao gồm bệnh tiểu đường, ung thư và các bệnh tim mạch và phổi.
Tóm tắt
Gần 350 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường, một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc khi nó không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất để giúp cơ thể chuyển hóa đường được hình thành từ thực phẩm mà chúng ta ăn. Insulin là một hormone điều chỉnh lượng đường trong máu,nó cung cấp cho chúng ta năng lượng mà chúng ta cần để sống. Không thể đi vào được trong các tế bào để được đốt cháy thành năng lượng, đường có thể thiết lập lên đến mức độ gây hại trong máu. Trong năm 2012, bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp của khoảng 1,5 triệu người tử vong với hơn 80% trong số đó xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình. WHO dự đoán rằng bệnh tiểu đường sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy vào năm 2030. Có hai thể bệnh chính: những người bị bệnh tiểu đường typ1 thường làm cho họ không không có insulin và do đó đòi hỏi phải tiêm insulin để tồn tại, những người bị bệnh tiểu đường type 2 và thể này chiếm đến 90% của tất cả các trường hợp, thường sản xuất insulin cho riêng mình, nhưng không đủ hoặc họ không thể sử dụng nó đúng cách. Những người bị bệnh tiểu đường type 2 thường là thừa cân và ít vận động. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể tàn phá mọi hệ thống cơ quan chính trong cơ thể, gây ra các cơn đau tim, đột quỵ, suy thận, mù lòa, bất lực và các nhiễm trùng mà có thể dẫn đến phải cắt bỏ. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, tác động của bệnh tiểu đường có thể được giảm thiểu ngay cả những người bị bệnh tiểu đường typ 1 cũng có thể sống lâu và khỏe mạnh nếu họ giữ lượng đường trong máu của họ dưới sự kiểm soát chặt chẽ.
Theo http://www.impe-qn.org.vn/
Tin liên quan
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương tri ân các đối tác đã đồng hành trong chặng đường phát triển Bệnh viện
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch mới nhất
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón công dân nhí đầu tiên năm 2025
- Khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm tại Việt Nam
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
- Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh