Mục tiêu điều trị đái tháo đường

14/09/2015 | 02:18 AM

 | 

Đái tháo đường là bệnh mãn tính không chữa khỏi, trừ một số trường hợp như: đái tháo đường thai kỳ, đái tháo đường do dùng thuốc...

Mục tiêu trong điều trị đái tháo đường là  phòng ngừa làm chậm xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn, biến chứng mạch máu nhỏ, cải thiện sức khỏe toàn diện và điều trị các biến chứng.

Mục tiêu này được cụ thể hóa bằng các chỉ số: Kiểm soát đường huyết, kiểm soát các thành phần lipid trong máu, điều trị huyết áp cao và điều chỉnh cân nặng cơ thể.

1. Chỉ số HbA1c:

Mục tiêu chung cho cả tuýp 1 và tuýp 2 là HbA1c < 7 %

- Hemoglobin A1C (HbA1C)  được dùng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong thời gian dài, là mục tiêu chính của việc kiểm soát và điều trị đái tháo đường.Xét nghiệm này cần làm từ 2 đến 4 lần trong 1 năm.

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - ảnh 1 

Xét nghiệm HbA1c cần phải làm ở cùng 1 phòng xét nghiệm để dễ so sánh, nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị, chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do đái tháo đường.

2. Chỉ số glucose máu lúc đói

Nên duy trì ở mức 3,9 – 7,2 mmol/l (70 – 130 mg/dL)

3. Chỉ số glucose lúc no (sau khi ăn 2 giờ)

Duy trì ở mức < 10 mmol/L (< 180mg/dL )

4. Các chỉ số lipid trong máu

Kiểm soát mỡ máu nhằm mục đích hạ thấp LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol, và giảm triglyceride. Mục tiêu này cao hơn mục tiêu điều trị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân rối loạn mỡ máu chưa có biến chứng tim mạch, không có yếu tố nguy cơ.

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - ảnh 2 

Ở bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra các thành phần lipid trong máu mỗi năm 1 - 2 lần

5. Chỉ số huyết áp

Nên duy trì ở mức 140/80 mmHg

6. Chỉ số cân nặng cơ thể

Áp dụng cho bệnh nhân thừa cân béo phì, dựa vào chỉ số BMI ( Body Mass Index), người thừa cân béo phì cần đưa chỉ số BMI về gần chỉ số bình thường

BMI là chỉ số khối cơ thể, được tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét). Chỉ số này xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng, hoặc bình thường, không thể hiện được lượng chất béo có trong cơ thể.

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - ảnh 3 

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống​


Thăm dò ý kiến