Mức độ tái phát và các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát trên bệnh nhân phong
01/07/2015 | 02:37 AM



Một nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu đã được thực hiện để xác định mức độ tái phát và các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát trên bệnh nhân phong nhiều khuẩn trong thời gian sau hoàn thành điều trị phác đồ đa hóa trị liệu của WHO.
1. Phương pháp nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân đã được điều trị đa hóa trị liệu nhóm MB từ 1986 - 2002 tại bệnh viện phong St. Joseph ở bang Mangalore, Ấn Độ. Trong khoảng thời gian này, co 300 bệnh nhân phong nhóm MB đã được điều trị theo phác đồ đa hóa trị liệu nhóm MB của WHO. Những dữ liệu có liên quan của tất cả 300 bệnh nhân đã được thu thập vào mẫu. Bệnh nhân được thông tin về việc kiểm tra lại lâm sàng và vi khuẩn tại phòng khám ngoại trú của bệnh viện trong thời gian theo dõi sau điều trị. Trong số 300 bệnh nhân, có 163 bệnh nhân đã đến tái khám về lâm sàng và xét nghiệm vi khuẩn. Trong nghiên cứu này, đã sử dụng hướng dẫn của WHO để xác định các trường hợp tái phát bệnh. Bệnh nhân được chẩn đoán tái phát khi có sự xuất hiện của thương tổn da mới, thương tổn cũ lan rộng hơn so với trước đó, có thương tổn thần kinh mới và chỉ số vi khuẩn dương tính.
2. Kết quả nghiên cứu:
Trong 163 trường hợp theo dõi được, có 121 bệnh nhân trên 30 tuổi, 42 bệnh nhân dưới 30 tuổi , tuổi trung bình 45,3. Trong đó có 126 nam, 37 nữ. Số bệnh nhân không kiểm tra lại được là 137, với lý do di chuyển đi nơi khác, chết, hoặc do nhiều nguyên nhân khác.
Trong số 163 bệnh nhân theo dõi được, có 3 bệnh nhân được chẩn đoán tái phát. Tỷ lệ tái phát là 0,26%người-năm.
Bệnh nhân thứ nhất tái phát 11 năm sau khi ngừng điều trị. Năm 1988, bệnh nhân này được phát hien với chẩn đoán thể bệnh là LL, chỉ số vi khuẩn trung bình lúc phát hiện là 1,75+. Thời gian bệnh nhân được điều trị theo phác đồ đa hóa 4 năm. Chỉ số BI âm tính sau 4 năm điều trị. Năm 2004, trên da bệnh nhân xuất hiện những thương tổn mới có biểu hiện hoạt tính, chỉ số BI trung bình tại thời điểm tái phát là 2+.
Bệnh nhân thứ 2 được chẩn đoán thể tại thời điểm phát hiện là LL cùng với BI 4+ và được điều trị đa hóa nhóm MB cùng vào năm 1988. Thời gian điều trị đa hóa của bệnh nhân là 3 năm và giám sát 5 năm, chỉ số vi khuẩn âm tính ở thời điểm sau 3 năm điều trị. Năm 1996, trên bệnh nhân này xuất hiện những thương tổn da mới và chỉ số BI 3+. Bệnh nhân được điều trị lại đa hóa trị liệu nhóm MB và chỉ số vi khuẩn âm tính 2,5 năm sau điều trị.
Bệnh nhân thứ 3, chẩn đoán thể bệnh lúc phát hiện LL,với BI trung bình 4,25+, bệnh nhân được đa hóa trị liệu nhóm MB trong thời gian 4 năm,sau điều trị chỉ số vi khuẩn âm tính.Thời điểm 2 năm sau ngừng điều trị, bệnh nhân tái phát vào năm 2003 ,với chỉ số BI 4+. Tất cả các trường hợp tái phát đều là nam, đều cùng với chẩn đoán thể bệnh là LL vào thời điẻm phát hiện đầu tiên ,thời gian theo dõi trung bình 7,13 người - năm. Tất cả 3 bệnh nhân tái phát đều đáp ứng tốt với điều trị đa hóa lại.
3. Bàn luận:
Cũng như trong các bệnh nhiễm khuẩn khác, tỷ lệ tái phát là thông số chủ yếu để đánh giá hiệu quả lâu dài của hóa trị liệu. Tỷ lệ tái phát sau điều trị phác đồ đa hóa trị liệu của bệnh nhân nhóm MB rất thấp. Một nghiên cứu của WHO năm 1994 báo cáo tỷ lệ tái phát của bệnh nhân MB sau 9 năm ngừng đa hóa trị liệu là 0,77%.
Nghiên cứu của AMFES Cohort , đăng trên Leprosy review số 71, năm 2000, cho thấy trong số bệnh nhân nghiên cứu sau đa hóa trị liệu, không có trường hợp bệnh nhân nào tái phát trong khoảng thời gian giám sát trung bình là 5 năm. Một nghiên cứu khác báo cáo nhóm bệnh nhân MB, bao gồm các thể bệnh BL hoặc LL có chỉ số BI cao lúc phát hiện, sẽ có nguy cơ tái phát cao sau đa hóa trị liệu và tái phát xảy ra trong thời gian sau khi ngừng đa hóa trị liệu.
Trong nghiên cứu này, khoảng thời gian theo dõi một bệnh nhân trung bình là 7,13 + 1,25 năm sau khi hoàn thanh đa hóa trị liệu và tỷ lệ tái phát là 0,26% người - năm theo rõi, khoảng tin cậy 0,235 - 0,285. Số liệu này thấp hơn các nghiên cứu khác có tỷ lệ tái phát được báo cáo là 1% người – năm.
Tuy nhiên, cần lý giải vấn đề số lượng bệnh nhân nam trong nghiên cứu này nhiều hơn gấp bội số lượng bệnh nhân nữ. Sự tái phát bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố, chỉ số vi khuẩn cao lúc khởi phát và khoảng thời gian theo dõi sau đa hóa trị liệu. Trong nghiên cứu của Girdhar B.K, Girdhar A, Kumar A, đăng trên Leprosy rewiew số 71, năm 2000, nghiên cứu trên số bệnh nhân được điều trị cho đến khi chỉ số vi khuẩn âm tính, tỷ lệ tái phát trong số bệnh nhân với chỉ số BI lúc khởi phát bệnh lớn hơn hoặc bằng 4+ là 1,27% người - năm cao hơn so với tỷ lệ 0,46% người - năm trong số bệnh nhân có chỉ số BI tại thời điểm khởi phát nhỏ hơn hoặc bằng 4+ trước khi đa hóa trị liệu .
Trong nghiên cứu này cũng vậy, hai trường hợp bị tái phát xảy ra trên hai bệnh nhân có chỉ số vi khuẩn cao tại thời điểm trước khi đa hóa trị liệu, BI bằng hoặc trên 4+. Khoảng thời gian theo dõi bệnh nhân sau khi ngừng đa hóa trị liệu cũng là một yếu tố liên quan đến tỷ lệ tái phát. Các trường hợp tái phát hầu hết xảy ra trong vòng 5 năm sau ngừng điều trị và giảm theo thời gian. Số tái phát những năm sau rất ít.
Các tác giả của nghiên cứu cũng nêu vấn đề chỉ có 107 bệnh nhân trong số 188 bệnh nhân mắc thể LL và BL , nghĩa là số bệnh nhân đến tái khám và kiểm tra chỉ đạt 57% so với dự định nghiên cứu. Họ cho rằng mức độ tái phát có thể sẽ cao hơn, nếu tất cả bệnh nhân đều được giám sát và đánh giá đầy đủ sau điều trị đa hóa trị liệu. Tuổi và giới cũng là một yếu tố liên quan đến tái phát bệnh nhưng không phải là những yếu tố độc lập./.
Tin liên quan
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương tri ân các đối tác đã đồng hành trong chặng đường phát triển Bệnh viện
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch mới nhất
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón công dân nhí đầu tiên năm 2025
- Khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm tại Việt Nam
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
- Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh