Giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa
21/12/2019 | 14:16 PM
|
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở phụ nữ, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Bệnh thường có các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản cũng như hạnh phúc gia đình.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ có vị trí gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu khiến cho vùng này luôn ẩm ướt, kết hợp với cấu trúc mở hẳn ra ngoài nên rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
Các vấn đề thông thường về phụ khoa chị em hay gặp phải như: Vùng kín ẩm ướt hoặc khô rát, ra nhiều khí hư, có mùi hôi, ngứa ngáy, khó chịu… Những điều tế nhị này khiến chị em phụ nữ thiếu tự tin, giảm hấp dẫn và khiến "đối tác" giảm ham muốn khi quan hệ.
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh hay gặp ở nữ giới. Ảnh minh họa
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm phụ khoa sẽ gây ra các hậu quả nặng nề với sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản. Khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung, sẽ gây viêm tử cung và vòi trứng, thậm chí dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng, gây vô sinh.
Do vậy, việc vệ sinh vùng kín hằng ngày, đúng cách là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa mắc cũng như tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Chị em cần nhớ một số nguyên tắc sau:
- Tắm rửa thường xuyên đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt. Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện.
- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
- Tránh lội và ngâm mình lâu ở vùng nước ô nhiễm.
- Trong kỳ kinh dùng băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần).
- Cần vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch... để tắm rửa. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
Chú ý, khi lựa chọn dung dịch vệ sinh hàng ngày, chị em nên đọc kỹ thành phần hoặc nhờ thầy thuốc tư vấn. Không nên chọn những sản phẩm chứa hóa chất có thể gây khô rát và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, dẫn đến mất cân bằng sinh lý vùng nhạy cảm.
Chị em cũng nên tránh chọn sản phẩm vệ sinh phụ nữ có chứa các thành phần có độ dưỡng ẩm cao, tạo tác dụng giữ ẩm quá nhiều và tạo màng khiến vùng kín luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây bệnh. Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn, có thương hiệu, đã được nghiên cứu độ an toàn và đánh giá hiệu quả tại các cơ sở uy tín.
Ngày 25/2/2019, Bộ trưởng Y tế đã ban hành Quyết định 718/QĐ-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030 (Đề án 818 mở rộng).Trong đó, chú trọng xã hội hóa việc xây dựng và triển khai chương trình phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, sức khỏe tình dục; hướng dẫn triển khai các hoạt động dự phòng, tầm soát, kiểm soát ung thư cổ tử cung tại cộng đồng.Hiện tại, dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro và dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis là 2 sản phẩm thuộc Đề án 818 đang được tiếp thị qua kênh phân phối xã hội hóa.Đây là các sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được kiểm định an toàn và đem lại hiệu quả hỗ trợ phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới. |
Nguồn: Báo Gia đình và xã hội
Tin liên quan
- Đảm bảo công tác đảm bảo nước sạch, xử lý vệ sinh môi trường và quản lý chất thải y tế ứng phó với bão lũ số 3
- Hướng dẫn xử lý nước sạch sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão lũ
- Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
- Thanh Hóa xử lý môi trường sau mưa lũ
- WHO cấp và bàn giao 1 triệu viên khử trùng nước và 500 thùng chứa nước tới Bộ Y tế để vận chuyển đến các khu vực chịu thiệt hại nặng cảu bão Yagi
- Ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho các cơ sở y tế trên địa bàn
- Bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ