Bệnh phong rất hiếm xảy ra ở trẻ nhỏ
01/07/2015 | 02:33 AM



Bệnh phong rất hiếm xảy ra ở trẻ nhỏ, bởi vì thời gian ủ bệnh của bệnh phong kéo dài 2 đến 5 năm. Gần đây, hai tác giả K.V. Krishna và K.V. Desikan (Ấn Độ) đã phát hiện bệnh phong ở một trẻ 8 tháng tuổi. Đứa trẻ đã được mẹ cháu đưa đến phòng khám. Trên ngực và mông của cháu có một vài dát mờ nhạt. Mẹ cháu không mắc bệnh phong, nhưng cha của cháu mắc bệnh phong thể BL. Ông ta đã được điều trị đa hóa trị liệu nhóm MB một năm. Qua thăm khám phát hiện trẻ có 2 dát nhạt màu ở ngực và một dát ở mông phải. Kích thước các dát: ở ngực phải 4cm x 3cm, ở ngực trái 3,5cm x 3cm, ở mông phải 4cm x 3cm. Những tổn thương da này khó xác định. Xét nghiệm vi khuẩn âm tính ở thương tổn mông. Sinh thiết thương tổn mông biểu hiện của phong bất định. Bệnh nhi đã được chỉ định điều trị đa hóa trị liệu nhóm PB với si rô Rifampicin 100mg một lần/tháng, bột Dapson 10mg cho cùng với sữa hàng ngày. Khả năng dung nạp thuốc của trẻ với thuốc đa hóa trị liệu hoàn toàn tốt. Jain S, Reddy R.G, Osmani S.N. (Ấn Độ) trong tạp chí Leprosy Review quyển 73 năm 2002 đã có đề cập một trẻ 9 tháng tuổi bị bệnh phong thể BT ở Trung tâm nghiên cứu phong Dhoolpet, Hyderabad, Ấn Độ.
Từ trước tới nay, đã có nhiều báo cáo về các trường hợp bệnh phong ở trẻ nhỏ:
Brubaker M.L, Meyer V.M, Bourland J, năm 1985 đã báo cáo 91 trưòng hợp bệnh phong ở trẻ nhỏ dựa trên thông tin từ các tài liệu của Viện bệnh học quân đội Mỹ và từ các điều tra nghiên cứu. Kết quả sinh thiết chỉ xác nhận 19 trường hợp. Có 29 trẻ có nguồn lây từ mẹ của chúng. Cha và những người bệnh khác cũng là những nguồn lây cho trẻ.
Abraham S, Morhi N.M, Joseph G.A, năm 1998, đã quan sát thấy các trường hợp chỉ có một thương tổn ở phần sau trên và phần trước dưới của chi. Những vùng này dễ bị tổn thương và trầy xước là đường vào thuận lợi của trực khuẩn.
Gridhar B.K năm 2005, trong bài viết về lây nhiễm bệnh phong theo đường da qua da, cho rằng đường này là đường lây nhiễm quan trọng của bệnh, lây nhiễm vi khuẩn phong có thể xảy ra qua tiếp xúc da với da của bệnh nhân phong, đặc biệt tiếp xúc với những bệnh nhân bị phong u. Các tác giả khác kể cả Horton R.J, cũng cùng quan điểm này, được thể hiện trong bài Phân bố những thương tổn đầu tiên trong bệnh phong đăng trong Leprosy Review quyển 37. Liên quan đến lây truyền qua đường hô hấp của vi khuẩn phong, các bằng chứng nghiêng về quan điểm này đang gia tăng. Đã có những thực nghiệm sử dụng khí dung chứa vi khuẩn phong trên chuột đã ức chế miễn dịch . Thực nghiệm này đã được Leiker D.L gợi ý trên người trong bài Phương thức lây truyền của vi khuẩn phong đăng trên tạp chí Leprosy review quyển 48.
Khả năng lây nhiễm bệnh phong ngẫu nhiên qua những tổn thương đã được đề cập trong báo cáo của Porrit R.T và Olsen R.S về việc 2 lính thủy đánh bộ Mỹ bị bệnh phong 3 năm sau xăm mình trong thời gian lưu lại tại Australia. Duncan đưa ra khả năng lây nhiễm theo đường máu qua nhau thai người mẹ. Các nhà nghiên cứu bệnh phong đều có nhận định chung về đường lây nhiễm của bệnh là do tiếp xúc thân mật trực tiếp qua da với cha mẹ mắc bệnh của bệnh nhi. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh phong được nêu trong phần đầu của bài viết này, khả năng lây nhiễm bệnh phong là do tiếp xúc trực tiếp qua da với người cha bị bệnh , do trước đó cha của đứa trẻ thường bế trẻ trên tay.
Bệnh phong ở trẻ nhỏ tuy hiếm nhưng có thể gặp trong những trường hợp tiếp xúc gần gũi với cha mẹ của chúng có vi khuẩn phong. Bất kỳ đứa trẻ nào có dấu hiệu bị bệnh do tiếp xúc với cha mẹ của chúng là bệnh nhân phong, cần được điều tra, thăm khám, chẩn đoán bệnh phong và tiến hành điều trị./.Tin liên quan
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương tri ân các đối tác đã đồng hành trong chặng đường phát triển Bệnh viện
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch mới nhất
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón công dân nhí đầu tiên năm 2025
- Khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm tại Việt Nam
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024
- Bệnh viện A Thái Nguyên: "Xanh - sạch - đẹp" hướng tới sự hài lòng của người bệnh