Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức hội thảo chỉ định cấy máy ICD
22/10/2015 | 03:00 AM



Vừa qua tại Bệnh viện Tim Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về chỉ định cấy máy ICD. Hội thảo được tổ chức trực tiếp và được truyền qua 3 điểm cầu Bệnh viện Tim Hà Nội Cơ sở I, Bệnh viện Tim cơ sở II và Bệnh viện Hải Dương.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện phát biểu khai mạc Hội thảo.
Máy khử rung nhịp tim (ICD) là một thiết bị điện tử nhỏ gọn có thể cấy vào dưới da người bệnh, máy giúp phát hiện các rối loạn nhịp nguy hiểm của bệnh nhân (nhịp nhanh thất, rung thất) và từ máy sẽ đưa ra liệu pháp điều trị tương ứng: tạo nhịp vượt tần số cắt cơn nhịp nhanh thất hoặc sốc điện để khử rung tim (sốc điện) nếu là rung thất từ đó cứu sống bệnh nhân.
Cấu tạo của máy gồm ba bộ phận: 1. thân máy (pin và mạch điện tử) 2. Điện cực 3. Máy lập trình
Hiện nay, khi xuất hiện rung thất ngoài bệnh viện hầu hết bệnh nhân sẽ tử vong. Với những bệnh nhân được chỉ định cấy máy ICD, sau khi được cấy máy sẽ phát hiện và tự động sốc điện để cứu sống bệnh nhân trong hầu hết các trường hợp. Qua đó giảm nguy cơ đột tử do tim mạch, cứu sống được bệnh nhân.
TS. Trần Song Giang trình bày báo cáo khoa học về "Chỉ định cấy máy ICD dự phòng tiên phát và phòng ngừa thứ phát đột tử do tim."
Tại Hội thảo, Các chuyên gia tim mạch đã có các bài báo cáo về tác dụng của máy ICD trong việc dự phòng tiên phát và thứ phát các nguyên nhân đột tử do tim ngoài ra, các bác sĩ cũng nghe báo cáo về việc chỉ định cấy máy ICD cho các bệnh nhân suy tim qua thử nghiệm lâm sàng.
Chỉ định cấy máy ICD cho bệnh nhân:
* Dự phòng thứ phát
+ Cho bệnh nhân ngừng tim được cứu sống, do rung thất hoặc nhịp nhanh thất bền bỉ có rối loạn huyết động. Các trường hợp này không do những nguyên nhân có thể điều trị được
+ Cho bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc, xuất hiện Nhịp nhanh thất bền bỉ tự phát có thể gây rối loạn huyết động hay không
+ Cho bệnh nhân ngất chưa rõ nguyên nhân . Thăm dò ĐSL tim gây được nhịp nhanh thất bền bỉ hoặc rung thất
* Dự phòng đột tử tiên phát
+ NMCT cũ (trên 40 ngày), NYHA 2,3 và có EF ≤ 35%
+ NMCT cũ (trên 40 ngày), NYHA 1 và có EF ≤ 30%
+ BCT giãn có EF ≤ 35%, NYHA 2,3
* Trong một số tình huống đặc biệt
+ Hội chứng Brugada
+ Hội chứng Long QT…
Hội thảo tại Hội trường Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở I
Hội thảo diễn ra trực tiếp tại 3 địa điểm Bệnh viện Tim Cơ sở I, Bệnh viện Tim Cơ sở II, Bệnh viện Hải Dương
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm các y bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện đến tham dự.
Tin liên quan
- Việt Nam nhất quán thúc đẩy di cư quốc tế hợp pháp, an toàn
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương tri ân các đối tác đã đồng hành trong chặng đường phát triển Bệnh viện
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch mới nhất
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương chào đón công dân nhí đầu tiên năm 2025
- Khánh thành hệ thống tự động hoàn toàn cho phòng xét nghiệm tại Việt Nam
- Xanh - sạch - đẹp ở Bệnh viện Phổi Thanh Hóa
- Trao giải cuộc thi “Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp” lần thứ nhất năm 2024