Việc chuyển tuyến ghép tạng cho người bệnh có nhu cầu (suy gan, suy thận mạn giai đoạn cuối) đến tuyến khác (có sẵn tạng cần ghép) như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện ghép tạng hiện chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể (Kiến nghị của Sở Y tế) (Bến Tre).
27/05/2020 | 18:04 PM



Việc chuyển tuyến ghép tạng cho người bệnh có nhu cầu (suy gan, suy thận mạn giai đoạn cuối) đến tuyến khác (có sẵn tạng cần ghép) như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện ghép tạng hiện chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể (Kiến nghị của Sở Y tế) (Bến Tre).
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
Thực tế về tình trạng bệnh thì những người bệnh có chỉ định ghép tạng đều là rất nặng (suy gan, suy thận mạn giai đoạn cuối...) nên việc có chỉ định chuyển tuyến để đến nơi có khả năng thực hiện ghép tạng là một hoạt động được tất cả các bệnh viện tuân thủ.
Theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ghép Thận nằm ở phần C.Tiết niệu – sinh dục của Danh mục kỹ thuật thuộc Ngoại khoa, số thứ tự 295.296 và ghép Gan nằm ở phần Đ. Gan – Mật – Tụy của Danh mục kỹ thuật thuộc Ngoại khoa, số thứ tự 612, 613, 614. Kỹ thuật ghép thận, ghép Gan là kỹ thuật thực hiện tại tuyến 1.
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế có nêu rõ “điều kiện chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên” khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
“a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn”.
Như vậy, việc chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên là nhu cầu và quyền lợi của người bệnh đã được quy định tại các văn bản liên quan. Đối với các trường hợp người bệnh không được cơ sở y tế chuyển tuyến, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi của người bệnh, họ có quyền đề nghị/phản ánh tới các cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Tin liên quan
- Điều chỉnh giấy phép hành nghề y cần có văn bằng gì?
- Bộ Y tế trả lời kiến nghị Cử tri tỉnh Tuyên Quang, trước kỳ họp Thứ 7, Quốc hội Khóa XV
- Bộ Y tế trả lời kiến nghị của cử tri Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV
- Bộ Y tế trả lời kiến nghị Cử tri tỉnh Hà Nam trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV
- Bộ Y tế trả lời kiến nghị Cử tri tỉnh Cao Bằng trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV
- Bộ Y tế trả lời kiến nghị Cử tri Thành phố Cần Thơ trước Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV
- Bộ Y tế trả lời kiến nghị Cử tri tỉnh Đắk Lắk