TIN BÀI ĐĂNG TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ Y TẾ NGÀY 19/5/2017

19/05/2017 | 14:55 PM

 | 

 

I. THÔNG TIN BIỂU DƯƠNG, KHEN THƯỞNG CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN

1. Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh điều trị tích cực cho 6 người bị bỏng trong vụ nổ khi nấu kẽm vẫn đang được điều trị tích cực

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Đoàn Văn Sự (27 tuổi) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: 6 trong 8 nạn nhân bị bỏng trong vụ nổ khi nấu kẽm tại Công ty cổ phần thép Nam Kim (Bình Dương), được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy đã được các bác sĩ theo dõi, tích cực điều trị.

6 nạn nhân bị bỏng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, gồm: Đoàn Văn Sự (27 tuổi), Bùi Quốc Việt (26 tuổi), Nguyễn Hồng Dũng (26 tuổi), Võ Văn Phố (23 tuổi), Đinh Thiện Thọ (24 tuổi), Hà Văn Xuân (27 tuổi). Trong đó, nặng nhất là anh Võ Văn Phố (23 tuổi), được chẩn đoán bỏng nước kim loại 66%, trong đó 14% độ sâu toàn thân. Tỷ lệ này kết hợp với độ tuổi của nạn nhân thì đây là tình trạng rất nặng. Chưa có tiên lượng cho trường hợp này. Hiện tại, nạn nhân đang được điều trị tại phòng săn sóc đặc biệt. Các nạn nhân còn lại đều bị bỏng từ 6% đến 43%.

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nước nóng chảy của kim loại gây ra các tổn thương sâu ở da do nhiệt độ nóng chảy dao động từ 500 đến 700 độ C. Do đó, thời gian điều trị sẽ lâu hơn các vết bỏng do xăng hay nước sôi.

Trước đó, nhóm công nhân đang làm việc tại khâu nấu kẽm trong công ty thì có một tiếng nổ lớn làm văng chảo kẽm ra xung quanh khiến 8 người đang làm việc cạnh đó bị bỏng. Ngoài 2 người bị bỏng nhẹ được điều trị tại Bình Dương, còn 6 người bị bỏng nặng được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh điều trị.

 

2. Bệnh viện Việt Đức ghép tạng thành công từ người hiến tặng chết não

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân N.T.S.H (34 tuổi) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Việt Đức cụ thể như sau: Bệnh nhân N.T.S.H (34 tuổi), được chẩn đoán u gan từ năm 2014 và đã được phẫu thuật, điều trị hóa chất nhiều đợt tại Bệnh viện Việt Nam và Bệnh viện Singapore. Với nguyện vọng của bệnh nhân cũng như gia đình và đặc biệt là các chỉ số của bệnh nhân phù hợp với chỉ số của người hiến, kíp phẫu thuật đã cắt toàn bộ kèm đoạn tĩnh mạch chủ dưới, ghép gan toàn bộ cho bệnh nhân. Sau khi ghép tạng, các chỉ số đã ổn định, bệnh nhân đã tự thở và chức năng gan bắt đầu phục hồi.

Cũng từ nguồn tạng hiến, kíp phẫu thuật của Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành ghép cho hai trường hợp bệnh nhân bị suy thận, trong đó có một trường hợp bệnh nhân đang lọc máu 2 lần/tuần.

 

3. Bệnh viện Hùng Vương cứu sản phụ bị thuyên tắc ối 'mẹ tròn con vuông'

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân N.T.S. (sinh năm 1981, quê Khánh Hòa) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Hùng Vương cụ thể như sau: Bệnh nhân N.T.S. nhập viện chờ sinh thường nhưng ngay sau khi khám, sản phụ đột ngột tím tái, bất tỉnh, khó thở, trụy tim. Nghi thuyên tắc ối, các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương đã dốc toàn lực 'đỡ sinh', cứu được 'mẹ tròn con vuông'.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thị Hải Châu, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện phụ sản Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh, cho biết sức khỏe của sản phụ N.T.S. (sinh năm 1981, quê Khánh Hòa) đã dần hồi phục, ổn định và đang được tiếp tục chăm sóc theo dõi.

Trong khi đó, em bé được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh, đã khỏe mạnh, bú tốt.Đây là trường hợp hiếm gặp sản phụ bị thuyên tắc ối khi sinh, đã được các bác sĩ cứu sống ngoạn mục. Sản phụ mang thai 37,5 tuần, chuyển dạ nhập viện chờ sinh (con thứ hai) nhưng sau khi vỡ ối vài phút, sản phụ đột ngột tím tái, bất tỉnh, rồi khó thở và trụy tim, không bắt được mạch. Đồng thời, bệnh nhân cũng bị rối loạn đông máu. Nghĩ ngay đến bệnh nhân bị thuyên tắc ối đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con, bác sĩ thăm khám đã “báo động đỏ”, bệnh viện huy động các bác sĩ trong bệnh viện để dốc sức cứu sản phụ. Đồng thời, Đơn vị Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng được mời qua hỗ trợ. Có gần 30 y bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh đã cùng nhau đỡ đẻ, cứu bệnh nhân trong ca sinh này. Sản phụ lập tức được hồi sức, cho thở oxy, truyền dịch. Hai ê kíp bác sĩ đã được hiện song song cùng lúc vừa mổ bắt em bé vừa hồi sức tích cực cho sản phụ. “Trong tình trạng trên, phải mổ khẩn để lấy em bé ra để không ảnh hưởng đến hô hấp của em bé. Thai nhi bị thiếu oxy sẽ ảnh hưởng đến não”, bác sĩ Châu đánh giá. Chỉ sau 6 phút, các bác sĩ đã mổ bắt được em bé gái, nặng 3,5 kg. Trong khi đó, sản phụ đã được điều trị vận mạch, cho thở máy. Trong ca sinh mổ, các y bác sĩ đã phải truyền đến gần 10 lít máu cho sản phụ. “Trong khi, một người bình thường cơ thể chỉ có khoảng 5 lít máu. Sản phụ như được thay máu đến hai lần”, bác sĩ Châu so sánh. Do hậu quả của rối loạn đông máu trong thuyên tắc ối, sản phụ bị đờ tử cung (tử cung không co hồi lại được); ổ bụng và mặt trước đoạn dưới tử cung có máu tụ. Vì vậy, các bác sĩ đã phải cắt bỏ tử cung để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hai buồng trứng vẫn được bảo tồn sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề về nội tiết, đời sống tình dục.

 

4. Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật thành công cho một phụ nữ u xơ tử cung hơn 5 kg

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân P.T.L, 53 tuổi trú tại Quảng Bình muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ  Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể như sau: phát hiện khối u ở hạ vị đã lâu nhưng không muốn nhập viện, vì lo sợ phải mổ và không đủ khả năng chi phí điều trị. Cho đến khi trong người cảm thấy càng ngày càng mệt nhiều và khó thở mới vào nhập viện. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân được khám và làm các xét nghiệm. Kết quả siêu âm và phim CT Scanner cho thấy bệnh nhân có khối u xơ tử cung nằm dưới thanh mạc, kích thước lớn đến 21,1cm  x 21,1cm x 13,3 cm. Bệnh nhân đươc hội chẩn và chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp cắt tử cung toàn phần và hai phần phụ. Trong khi phẫu thuật, các bác sĩ đã phát hiện khối u xơ xuất phát từ eo tử cung bên phải nên làm thay đổi đường đi các động mạch và niệu quản phải. Điều này làm cho việc phẫu thuật trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, tử cung có kích thước bình thường bị đẩy lật qua trái; dây chằng tròn phải, buồng trứng phải và vòi trứng phải đã bị dãn mỏng vắt qua khối u. Ca phẫu thuật kéo dài hơn hai giờ và khối u được lấy ra có trọng lượng hơn 5 kg. Sau mổ, mạch, huyết áp bệnh nhân ổn định, bệnh nhân đã ăn uống trở lại bình thường.

 

5. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đưa ngư dân bị ốm nặng ở Hoàng Sa vào bờ cấp cứu

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Lê Thanh Chín (50 tuổi) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cụ thể như sau:

Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã đưa vào bờ cấp cứu ngư dân Lê Thanh Chín (50 tuổi) bị ốm nắng ở trên tàu cá Quảng Nam đang đánh bắt trên biển.

Các nhân viên cứu nạn và y tế trên tàu tìm kiếm cứu nạn đã tiếp cận và thực hiện cấp cứu cho ngư dân Lê Thanh Chín (50 tuổi) bị đau dữ dội vùng hố chậu phải, sốt cao, không ăn uống được, không đi vệ sinh được, vị trí tàu ở phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa (Cách Đà Nẵng khoảng 310 hải lý); cùng ngày tàu cứu nạn đưa bệnh nhân về đến cầu cảng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II tại Đà Nẵng, bệnh nhân sẽ được đưa về Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.

 

6. Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật cắt bỏ khối u nặng 20 ký, đẩy lệch hết nội tạng của bệnh nhân

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân B.T.M. (74 tuổi, nhà ở tỉnh An Giang) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: Bệnh nhân B.T.M. thấy bụng ngày càng to, bệnh nhân đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám thì phát hiện khối u đã nặng 20 ký, đẩy lệch hết cơ quan nội tạng.

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu trong tình trạng khó thở, cao huyết áp, bụng căn to, chu vi vòng bụng 110x55 cm kéo dài từ hõm ức đến xương mu, lan sang 2 phần hông. Thậm chí, 2 chân của bà M. bị phù to, viêm tắc, xơ vữa động mạch.

Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm, siêu âm,… và phát hiện bà M. bị khối u dài 30cm chèn lên túi cùng, xâm lấn vùng xương chậu, chèn ép phần cơ quan nội tạng. Khôi u bị vôi hóa, khả năng ác tính, có dấu hiệu ung thư buồng trứng cao cần được phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, do thể trạng của bà M. quá yếu, bà gần như suy kiệt nên không thể mổ ngay.  Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết: “Để phẫu thuật cắt bỏ khối u, chúng tôi đã hội chuẩn liên khoa và nhận thấy bệnh nhân có nguy cơ vê hô hấp cao kèm theo nhiều biến chứng khác. Nếu mổ ngay sẽ rất nguy hiểm vì bệnh nhân đang rất yếu. Chúng tôi buộc phải truyền dưỡng chất trong 2 tuần, khi sức khỏe của bệnh nhân ổn định mới tiến hành phẫu thuật”. Ngay sau khi sức khỏe của bà M. đã cải thiện, bác sĩ Tiến quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bà M. Vì vỏ bao chứa khối u đã bám chặt vào thành bụng nên trong quá trình mổ có thể xuất hiện nhiều nguy cơ, êkip mổ phải đặt dụng cụ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, phòng ngừa sức khỏe bà M. chuyển biến xấu. “Khó khăn khi loại bỏ khối u là cả phần nội tạng bị u bám chặt, dịch nhầy lên đến 15 lít, để bóc tách khối u 20 ký tại thành bụng, bờ gan, tụy, bao tử, ruột, buồng trứng,… Ngoài ra, tử cung, buồng trứng, mạc nối lớn,… của bệnh nhân cũng phải bị cắt bỏ vì ảnh hưởng. Ekip phải chia khối u thành những phần nhỏ, để xử lý tránh cho bệnh nhân mất quá nhiều máu sẽ gây sốc và biến chứng rất khó lường”, bác sĩ Tiến cho biết.

Sau 3 tiếng căng thẳng, cuối cùng êkip đã phẫu thuật thành công. Trong quá trình phẫu thuật, bà M. được truyền tổng cộng 10 lít máu để hỗ trợ. Ít nhất 2 tuần nữa, bà M. mới có thể ổn định. Khối u được bóc tách cần làm xét nghiệm sinh thiết để xác nhận bà M. có bị ung thư hay không.

 

7. Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội phẫu thuật thành công cho bệnh nhân liệt 2 chi

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Thái Văn Thành (41 tuổi, ở Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống – Bệnh viện Bạch Mai cụ thể như sau: Bệnh nhân là anh Thái Văn Thành (41 tuổi, ở Quỳnh Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị đau hai bên liên sườn, dù đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm mà còn chuyển nặng vì không tìm ra nguyên nhân sau đó một năm anh Thành bị liệt hoàn toàn hai chi dưới.

Gia đình đã đưa anh đến khám và điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống – Bệnh viện Bạch Mai. Qua kết quả chụp cắt lớp, các bác sĩ phát hiện có khối u chèn ép tủy phía sau, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Trước mắt, bệnh nhân cần được phẫu thuật giải phóng khối u chèn ép.

Tuy nhiên, khối u là u tế bào khổng lồ (sự phát triển quá mức của tế bào trong thời gian dài) dẫn đến chèn ép thần kinh và ăn mòn một thân đốt sống nên anh Thành cần được phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo.

Theo TS Hoàng Gia Du, đây là một ca phẫu thuật rất phức tạp, chỉ cần một chút sai sót bệnh nhân có thể tử vong ngay trên bàn mổ. Hơn nữa, bệnh nhân lại có tiền sử suy thận, phải lọc máu chu kỳ đã 14 năm nên nguy cơ chảy máu, biến chứng cao hơn các bệnh nhân khác.

Tuy nhiên, với sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các chuyên khoa, ca mổ đã thành công tốt đẹp, hai ngày sau mổ, bệnh nhân được rút dẫn lưu, có thể ngồi dậy được. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đang hồi phục nhanh chóng và anh có thể sinh hoạt, lao động trở lại bình thường sau khi ra viện.

 

8. Bệnh viện Ung bướu TP HCM phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư buồng trứng di căn

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Đào Thị Dư 47 tuổi ở Tuy Phước muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: Bệnh nhân Đào Thị Dư 47 tuổi ở Tuy Phước bị ung thư buồng trứng di căn xâm lấn bàng quang, trực tràng và u lan ổ bụng. Bụng bệnh nhân chướng to suốt 3 tháng qua. Đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM điều trị song phải chờ quá lâu mới đến lượt phẫu thuật nên bà Dư về quê uống thuốc nam.

Bệnh càng nặng hơn, bà Dư nhập viện Đa khoa Bình Định tại đây bà được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bình Định phẫu thuật với sự tham gia hỗ trợ của 2 bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM. 

Bác sĩ Hồ Việt Mỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Định cho biết, đến ngày 22/3 bệnh nhân Dư đã hồi phục sức khỏe tốt. Đây là ca phẫu thuật phức tạp nhất tại bệnh viện Bình Định từ trước đến nay. 

 

9. Bệnh viện (BV) An Bình cứu sống sản phụ mang thai ngoài tử cung nhờ báo động đỏ nội viện

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân P.T.C.H., 28 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện (BV) An Bình cụ thể như sau: Bệnh nhân P.T.C.H., 28 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, chóng mặt, mạch, huyết áp đo được bằng 0, da xanh, niêm mạc nhạt nhợt. Sau khi thăm khám, các Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ thai ngoài tử cung, choáng nặng, bị vỡ một mạch máu ở vòi trứng, ước tính lượng máu người bệnh bị mất trên 2 lít… cần phải tiến hành mổ khẩn.

Theo Bác sĩ CKII Trần Hoài Sơn, Trưởng khoa Sản Bệnh viện An Bình, tình trạng bệnh nhân P.T.C.H., 28 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh nguy kịch nếu thực hiện tất cả các xét nghiệm nhiều nguy cơ bệnh nhân tử vong tại chỗ. Do đó, các bác sĩ đã quyết định bật báo động đỏ nội viện, bỏ qua những động tác thường quy và tiến hành mổ khẩn cấp. Cùng với đó, thực hiện song song vừa mổ vừa xét nghiệm. Ca phẫu thuật được hoàn thành trong vòng 20 phút có sự kết hợp phương pháp gây mê hồi sức nhằm cầm máu cho bệnh nhân P.T.C.H., 28 tuổi. Ekip phẫu thuật đã cắt vòi trứng nhưng vẫn bảo tồn buồng trứng và đảm bảo vẫn giữ được chức năng sinh sản. Hiện tại, bệnh nhân đã tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bụng mềm, vết mổ khô.

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ trẻ trong tuổi sinh đẻ dễ bị thai ngoài tử cung, trong đó nguyên nhân nhiều nhất là viêm nhiễm đường sinh dục. Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung gồm trễ kinh, ra huyết âm đạo bất thường và đau bụng. Người bệnh sau khi có dấu hiệu trên cần đến bệnh viện có chuyên khoa sản để thăm khám kịp thời, nếu đến trễ bệnh nhân có nguy cơ tử vong.

 

10. Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) phẫu thuật bằng robot cho một phụ nữ loại bỏ được bệnh lý hiếm gặp

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày  19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân T.T.T.T. (SN 1993, ngụ quận 7, TP.HCM) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) cụ thể như sau: Bệnh nhân T.T.T.T. (SN 1993, ngụ quận 7, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) nhiều lần do đau vùng hạ sườn phải, ăn uống khó tiêu, thỉnh thoảng có kèm sốt. Kết quả CT Scanner cho thấy bệnh nhân có nang ống mật chủ kích thước gần 4x6cm.

Tháng 12/2016, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cho chị T. nhưng thời điểm đó bệnh nhân mới sinh con chưa lâu nên các bác sĩ tại bệnh viện Bình Dân tiếp tục theo dõi ca bệnh.

Tháng 3/2017, người bệnh quyết định lựa chọn phẫu thuật ứng dụng robot để loại bỏ nang ống mật chủ, tránh những nguy cơ tái viêm nhiều lần, gây đau đớn, sốt và nguy cơ diễn tiến ung thư.

Chia sẻ với PV, TS.BS Võ Văn Hùng, Phó khoa Ngoại Gan Mật, bệnh viện Bình Dân cho biết: "Nang ống mật chủ là một bệnh lý tương đối hiếm gặp của đường mật. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng giãn thành bẩm sinh của đường mật, nếu không được chẩn đoán và can thiệp ngoại khoa sớm, nang ống mật chủ sẽ gây nhiễm trùng đường mật tái phát nhiều lần, vàng da, tắc mật. Về lâu dài có thể gây xơ gan, ung thư đường mật...".

Phẫu thuật nang ống mật chủ là phẫu thuật lớn ở đường mật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ ống mật chủ, sau đó tái lập lại lưu thông của mật từ gan xuống đường tiêu hóa bằng cách nối ống gan với ruột. Ca phẫu thuật ứng dụng robot cho bệnh nhân được tiến hành theo trình tự loại bỏ túi mật có nang, sau đó khâu nối ống gan chung với vùng hổng tràng (ở ruột non), đưa dịch tiết tiêu hóa từ gan xuống ruột, đảm bảo chức năng tiêu hóa cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài trong khoảng hơn 3 giờ.

Ngoài ra, bệnh nhân được robot bóc tách tốt những chỗ viêm dính mà không gây tổn thương, mất máu nhiều và đặc biệt giúp thao tác khâu nối ống gan chung với hỗng tràng thuận lợi hơn. Đây vốn là trường hợp mổ hẹp, bác sĩ đôi khi khó thao tác trong phẫu thuật nội soi thông thường.

Cánh tay robot thao tác linh hoạt 540o với camera phóng đại 12 lần giúp các bác sĩ khắc phục được những nhược điểm này. Phẫu thuật ứng dụng robot cũng tránh cho bệnh nhân khỏi ca mổ mở với vết sẹo thông thường chừng 20cm trên vùng bụng.

Về mặt chẩn đoán, người bệnh bị nang ống mật chủ thường có triệu chứng đau hạ sườn phải tương tự như sỏi mật nên có thể gây nhầm lẫn. Bệnh nhân thấy có dấu hiệu đau vùng hạ sườn phải, khó tiêu, vàng da nên đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa.

 

11. Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh bóc khối u khủng 20 kg cho bà cụ U80

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân BTM (74 tuổi, ngụ An Giang) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng khó thở, cao huyết áp, bụng căn to, chu vi vòng bụng 110 x 55 cm kéo dài từ hõm ức đến xương mu, lan sang hai phần hông. Thậm chí hai chân của bà BTM (74 tuổi, ngụ An Giang) bị phù to, viêm tắc, xơ vữa động mạch. Khi thăm khám các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh phát hiện khối u nặng 20 kg, đẩy lệch hết cơ quan nội tạng.

Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành xét nghiệm, siêu âm… và phát hiện bà M. bị khối u dài 30 cm chèn lên túi cùng, xâm lấn vùng xương chậu, chèn ép phần cơ quan nội tạng.

“Bên cạnh đó, khối u đã bị vôi hóa, khả năng ác tính, có dấu hiệu của ung thư buồng trứng cao cần được phẫu thuật cắt bỏ. Qua hội chẩn liên khoa, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân có nguy cơ về hô hấp kèm theo nhiều biến chứng khác. Ca mổ không thể tiến hành ngay vì bệnh nhân BTM (74 tuổi, ngụ An Giang) có thể trạng khá yếu. Do đó bệnh nhân BTM buộc phải được truyền dưỡng chất trong hai tuần, khi sức khỏe ổn định mới tiến hành phẫu thuật” – Bác sĩ Tiến Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Sức khỏe bà BTM (74 tuổi, ngụ An Giang) đã ổn định sau phẫu thuật cắt bỏ khối u được một ngày. Vì vỏ bao chứa khối u đã bám chặt vào thành bụng nên trong quá trình mổ có thể xuất hiện nhiều nguy cơ, êkíp mổ phải đặt dụng cụ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, phòng ngừa sức khỏe bà BTM (74 tuổi, ngụ An Giang) chuyển biến xấu.

“Chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn khi cả phần nội tạng bị khối u bám chặt, dịch ngầy lên đến 15 lít. Ngoài ra tử cung, buồng trứng của bệnh nhân BTM (74 tuổi, ngụ An Giang) đều bị ảnh hưởng, bắt buộc phải cắt bỏ. Ca phẫu thuật được tiến hành thuận lợi, dự kiến hai tuần nữa bệnh nhân BTM (74 tuổi, ngụ An Giang) có thể xuất viện" – Bác sĩ Tiến Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh nói thêm.

12. Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) thực hiện cấy máy tạo nhịp tim cứu sống cho một bệnh nhân suýt ngưng tim

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân L.T.T. (51 tuổi) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cụ thể như sau: Bệnh nhân L.T.T. (51 tuổi), thường trú tại tỉnh Bắc Kạn, nhập viện tại bệnh viện quận Thủ Đức với biểu hiện chóng mặt thường xuyên, mệt, không đủ sức làm công việc hằng ngày.

Các bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, trong đó đo điện tâm đồ 24 giờ. Kết quả cho thấy, nhịp tim cơ bản 40 lần/phút, có nhiều khoảng ngưng tim, có khi kéo dài tới 6 giây.

Bác sĩ nhận định, đây là biểu hiện điển hình của hội chứng suy nút xoang và cần cấy máy tạo nhịp tim hai buồng vĩnh viễn.

 

Nếu không cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, nguy cơ người bệnh ngất xỉu sẽ rất cao. Sau khi tư vấn, được sự đồng ý của bệnh nhân T. và người nhà, ê-kíp các bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực chống độc đã tiến hành cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hai buồng cho bệnh nhân ngay ngày hôm sau.

Ca phẫu thuật đã được tiến hành thành công trong vòng 90 phút với sự hỗ trợ của máy DSA, kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy đều tốt. Người bệnh sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

Được biết, phương pháp cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hai buồng thực hiện phức tạp hơn so với máy tạo nhịp tim vĩnh viễn một buồng thực hiện trước đó.

 

13. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cấp cứu cho thai phụ vỡ tử cung do rau thai đâm xuyên vết mổ cũ

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân 29 tuổi (quê Quảng Bình) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cụ thể như sau: bệnh nhân 29 tuổi (quê Quảng Bình) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng nguy kịch, đau bụng dữ dội vùng hạ vị, ra máu âm đạo, mạch nhanh, huyết áp tụt… Qua thăm khám, siêu âm các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị vỡ tử cung do rau thai đâm xuyên qua vết mổ cũ vào ổ bụng, bám sát bàng quang, máu tràn ổ bụng. Bệnh nhân đang có thai khoảng 16 tuần.

Ngay lập tức, bệnh nhân được cấp cứu hồi sức, chuyển phẫu thuật. Sau gần một giờ, các bác sĩ đã tiến hành cắt tử cung, khâu cầm máu và truyền 24 đơn vị máu. Bị mất máu nặng, phải truyền máu gấp với số lượng lớn nhưng bệnh nhân lại thuộc nhóm máu hiếm AB; nguồn máu dự trữ của bệnh viện không thể đáp ứng kịp thời. Các bác sĩ đã liên hệ câu lạc bộ hiến máu tình nguyện tỉnh, huy động người nhà bệnh nhân, nhân viên bệnh viện hiến máu cứu người. Điều dưỡng Nguyễn Thu Hà ở khoa nhi đang trong đêm trực đã hiến một đơn vị máu.

Hiện bệnh nhân qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định, tỉnh táo có thể nói chuyện bình thường. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp ít gặp, bệnh cảnh rất nặng và nguy cơ tử vong cao nếu không xử trí kịp thời.

Theo người nhà, đây là lần mang thai thứ 3 của bệnh nhân. 2 lần trước đó chị sinh mổ. Lần này mang thai bệnh nhân không biết cho đến khi đau bụng vào viện.

Bác sĩ khuyến cáo, những sản phụ đã sinh mổ, có vết mổ cũ thì hạn chế có thai sớm trở lại. Khi có thai cần khám thai định kỳ, phát hiện sớm những biến chứng bất thường tránh để muộn gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

14. BV quận Thủ Đức cấy máy tạo nhịp tim 2 buồng cho bệnh nhân

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân LTT (51 tuổi, ở tỉnh Bắc Kạn) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ BV quận Thủ Đức cụ thể như sau: bệnh nhân LTT (51 tuổi, ở tỉnh Bắc Kạn) nhập viện trong tình trạng chóng mặt thường xuyên, mệt mỏi, hạn chế gắng sức. Bệnh nhân cho biết không thể làm được những công việc hằng ngày.

Các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và làm những xét nghiệm cần thiết, kể cả đo điện tâm đồ 24 giờ. Kết quả cho thấy nhịp tim cơ bản 40 lần/phút, có nhiều khoảng ngưng tim, thậm chí đôi lúc ngưng tim kéo dài 6 giây. Các bác sĩ nhận định những biểu hiện trên là điển hình của hội chứng suy nút xoang và cần được cấy máy tạo nhịp tim hai buồng vĩnh viễn. Nếu không, nguy cơ bệnh nhân ngất sẽ rất cao.

Sau đó, ê kíp bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chống độc của BV quận Thủ Đức đã tiến hành cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hai buồng cho bệnh nhân. Trong vòng 90 phút, ca phẫu thuật thành công với sự hỗ trợ của máy DSA. Bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.

“Cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn hai buồng thực hiện phức tạp hơn nhiều so với cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn một buồng thực hiện trước đó” – BS Quân cho biết thêm.

 

15. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) phẫu thuật thành công một ca bệnh tim bẩm sinh nặng

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Đỗ Thị Mỹ Hạnh (37 tuổi, ngụ TX.Long Khánh) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) cụ thể như sau: 

Bệnh nhân là bà Đỗ Thị Mỹ Hạnh (37 tuổi, ngụ TX.Long Khánh), bị bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ, hở van 3 lá nặng, tăng áp lực động mạch phổi, thường xuyên có các triệu chứng khó thở, nhói ở ngực, mệt mỏi. 3 ngày sau khi được phẫu thuật tim hở, đến ngày 26-3 bệnh nhân đã tỉnh táo, tự thở được, không còn nhói ngực, ăn uống bình thường, đang tập đi lại.

Bác sĩ Đỗ Trung Dũng, Khoa Hồi sức - phẫu thuật tim Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, cho biết đây là ca thứ 2 được phẫu thuật tim hở tại bệnh viện.

Dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tim Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh), các bác sĩ Khoa Hồi sức - phẫu thuật tim Bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Đỗ Thị Mỹ Hạnh bị bệnh tim bẩm sinh nặng.

 

16. Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An gắp thành công dị vật trong đường thở bé trai 26 tháng tuổi

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 19/5/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Hồ Nghĩa Anh Bình muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An cụ thể như sau: Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tiếp nhận bệnh nhi Hồ Nghĩa Anh Bình ở xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu, Nghệ An) nhập viện với tình trạng mệt, tím tái, khó thở, khi thở có tiếng còi kêu và được bác sỹ Khoa Tai - Mũi - Họng chẩn đoán bị hóc dị vật đường thở.

Kíp phẫu thuật là bác sỹ Đinh Xuân Hương, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng và bác sỹ Trịnh Thanh Hưng - bác sỹ điều trị cho biết: “Sau khi hội chẩn, kíp mổ đã quyết định dùng phương pháp gây mê tĩnh mạch nội soi phế quản để gắp dị vật ra. Sau khi gắp dị vật trong đường thở, bé Anh Bình dần phục hồi sức khỏe và đang được theo dõi tích cực”.

Sau khi lấy được dị vật, chức năng hô hấp của bé được phục hồi nhanh, bé Anh Bình đã tỉnh táo, đã ăn được cháo và uống sữa.

Trước tình trạng hóc dị vật ở trẻ có tình trạng gia tăng và gây nguy hiểm đến tính mạng, bác sỹ Đinh Xuân Hương  khuyến cáo: Dị vật đường thở và đường ăn rất hay gặp ở trẻ nhỏ, chiếm tỷ lệ 90% trẻ dưới 4 tuổi. Lỗi không phải do trẻ mà chính là ở những phụ huynh bất cẩn. Phụ huynh nên cảnh giác với đồ chơi kích thước nhỏ như đồng xu, bi, pin đồng hồ dạng tròn, bút hoặc nắp bút, bánh xe của đồ chơi cao su có kích thước nhỏ, hạt xâu chuỗi, cúc áo, nắp chai nhựa… là những thứ vừa miệng, nên trẻ hay ngậm và dễ gây ra hóc, mắc.​


Thăm dò ý kiến