TIN BÀI ĐĂNG TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ Y TẾ NGÀY 18/6/2017

18/06/2017 | 15:05 PM

 | 

I. THÔNG TIN BIỂU DƯƠNG, KHEN THƯỞNG CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN

1.    Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh điều trị cho bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân T.Q.G. (16 tuổi, sống ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: bệnh nhân T.Q.G. (16 tuổi, sống ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) ngay khi nhập viện, các bác sĩ làm xét nghiệm phát hiện bé bị bệnh lupus ban đỏ. Đây là bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân và gây tổn thương đến khắp các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể như: gan, thận, mắt, hệ tiêu hóa...

Sau khi điều trị lupus ban đỏ, bé được xuất viện thì đến cuối tháng 2/2017, bệnh nhân đột ngột nhập viện trở lại với tình trạng thận phù lên, da bị đỏ lên tổn thương nghiêm trọng hơn kèm tiêu chảy nhiều lần. Khi mắc lupus ban đỏ, hệ miễn dịch của cơ thể không còn giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ các “vật thể lạ” mà quay sang tấn công chủ nhân.

Bác sĩ Thúy nhớ lại: “Khi chúng tôi điều trị xong bệnh lupus ban đỏ cho cháu thì bệnh viện cũng lo lắng. Vì hệ miễn dịch yếu nên các bé bị lupus ban đỏ dễ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công sau đó và tử vong”.

Theo thống kê của thế giới, có 60% ca lupus ban đỏ tử vong là do nhiễm trùng cơ hội (lợi dụng cơ thể đang suy giảm miễn dịch nên các loại virus hoặc vi khuẩn khác tấn công vào cơ thể).

Những siêu vi này là lành tính đối với cơ thể có sức đề kháng bình thường nhưng trở nên “ác” đối với các cơ địa suy giảm miễn dịch. Vì nghi ngờ bé nhiễm vi khuẩn, bệnh viện Nhi đồng 2 tung tất cả các kháng sinh mạnh nhất nhưng bệnh vẫn không giảm.

Loại virus 'thân quen' lại tấn công não và lần đầu tiên, nhờ kỹ thuật mới lần đầu tiên được triển khai tại TP.HCM với sự hỗ trợ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, các bác sĩ đã tìm được virus CMV trong bệnh nhân. Nhờ bằng chứng này nên bệnh nhân mới được bảo hiểm y tế cho sử dụng thuốc Ganciclovir để diệt virus CMV.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã thay thế kháng sinh thông thường bằng thuốc diệt CMV và bé đã hồi phục kỳ diệu sau 1 tuần. Bệnh nhi cũng hết sốt, không còn tiêu chảy và vài ngày nữa sẽ xuất viện.

Sau ca đầu tiên thành công này, nhờ phát hiện rõ nguyên nhân gây chết người trên bệnh nhi lupus ban đỏ là CMV, bệnh viện cũng lấy lại mẫu máu của bé gái 11 tuổi chết trước đó cũng phát hiện do CMV.

 

2.    Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống bé trai bị cành cây dài 8cm đâm xuyên vùng cổ

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Bé trai 9 tuổi quê ở Nghệ An muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương cụ thể như sau: Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trường hợp cấp cứu khẩn cấp là một bé trai 9 tuổi trong lúc chơi ngã lao vào bụi cây và không may bị cành cây đâm xuyên cổ. 

Các bác sỹ cho hay, khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng vết thương nhiễm trùng và hoại tử rất nguy kịch. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, bệnh nhi rất có khả năng bị sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.

Bé trai 9 tuổi, Nghệ An bị ngã vào bụi cây vào khoảng 20 giờ ngày 10/4. Ngay sau sự cố, bé được gia đình đưa vào bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh Nghệ An. 

Sau khi tiến hành sơ cứu và loại bỏ một phần dị vật, cháu bé được các bác sỹ bệnh viện tỉnh chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành thăm khám và chụp CT cho bệnh nhi. 

Trong quá trình thăm khám và băng bó vết thương, các bác sỹ phát hiện một dị vật cứng nằm trong cổ bệnh nhi, nên đã quyết định mổ cấp cứu để cứu tính mạng bệnh nhân. 

Tiến sỹ Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai-Mũi-Họng cho biết, cháu bé bị một chạc cây đâm từ thành cổ trái xuyên sau gáy, một cành ngang gây rách toàn bộ cổ phía trước sát khí quản. 

Khi được chuyển đến viện, bé đã bị tràn khí toàn bộ dưới da từ thái dương trái lan xuống bên trái cổ. Ngoài ra, vết thương bị nhiễm trùng và nhiễm độc rất nặng do đã kéo dài đến ngày thứ ba.

Ca phẫu thuật diễn ra trong 2 giờ đồng hồ căng thẳng. Các bác sỹ đã loại bỏ thành công dị vật là một mảnh cành cây dài 8cm, đường kính 1,2cm đồng thời cắt bỏ tổ chức hoại tử, cầm máu, ngăn chặn tình trạng tràn khí… 

8 tiếng sau mổ, sức khỏe của cháu bé ổn định, giảm sốt và được chuyển về Khoa Tai-mũi-họng để tiếp tục chăm sóc.

Theo bác sỹ Nguyễn Tuyết Xương, đây là một trong những tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng có thể xảy đến với trẻ em. 

Các bác sỹ khuyến cáo, thời điểm học sinh được nghỉ Hè cũng đồng thời là giai đoạn cao điểm xảy ra các tai nạn sinh hoạt đáng tiếc.

Với trẻ em, phụ huynh cần hướng cho con những hình thức giải trí lành mạnh, an toàn đồng thời giáo dục ý thức tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

 

3.    Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh ghép gan thành công cho bé 10 tuổi

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Dương Gia Khiêm muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: Ca ghép gan cho bé Dương Gia Khiêm được xem là ca ghép gan cho trẻ lớn tuổi nhất từ trước đến nay. Bệnh nhi càng lớn tuổi thì phần diện tích gan lấy của người cho lại càng lớn. Các bác sĩ đã lấy 370 gram, tương đương ¼ trọng lượng lá gan của mẹ bé Gia Khiêm để thay thế hoàn toàn phần gan của cháu bé.

Giáo sư Trần Đông A cho biết ca mổ phải kéo dài đến 12 giờ đồng hồ vì phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Đầu tiên đó là phải xử lý một thể tích gan lớn hơn so với trẻ nhỏ. Người cho gan có những bất thường ở cấu trúc mạch máu gan. Chính vì thế mà phương pháp mổ cũng khác so với những ca ghép gan trước đây.

Chưa dừng lại ở đó, vào ngày thứ 6 sau ca phẫu thuật, bé Gia Khiêm bị một biến chứng tràn dịch dưỡng cấp nhưng may mắn được xử lý đúng cách. Đến nay, sau 19 ngày, Gia Khiêm không còn vàng da, không sốt và đã lên cân, ăn uống ngon miệng.

Các xét nghiệm và siêu âm gan trở về tương đương như người bình thường. Mẹ của Gia Khiêm sẽ phải nghỉ ngơi tuyệt đối trong vòng ít nhất 3 tháng để gan được hồi phục. Dự kiến, 2 mẹ con sẽ xuất viện vào ngày 18/4.

Giáo sư Trần Đông A cho biết trong số những ca ghép gan cho trẻ nhỏ, đa phần là mẹ cho con. Và đến nay, sau 10 năm, trong 5 ca ghép gan còn sống tính trên cả nước thì Bệnh viện Nhi đồng 2 có 3 trường hợp. Điều thú vị là trong số các bà mẹ cho con một phần lá gan thì có đến 5 người sinh thêm em bé.

 

4.    Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh gắp thành công hạt sapôchê 11 năm nằm trong phổi bệnh nhân

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Lê Thị C, 41 tuổi, ngụ tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: Bệnh nhân Lê Thị C liên tục bị ho và sốt cao nên gia đình đã đưa chị đến phòng khám tư nhân ở địa phương chích thuốc hạ sốt.

Sau đó gia đình đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, tại đây các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh đã gắp thành công một hạt sapôchê (còn gọi là hồng xiêm, lồng mứt) suốt 11 năm nằm trong phổi của một bệnh nhân.

Sau ca nội soi, chị C tiếp tục được điều trị, theo dõi tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện sức khỏe chị phục hồi tốt, chị đã ăn được những loại thức ăn mềm.

 

5.  Bệnh viện Việt Đức cứu sống bệnh nhân bị tời xiết đứt rời hai bàn chân

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Sỹ (28 tuổi, Quảng Cư, Thanh Hóa) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Việt Đức cụ thể như sau: bệnh nhân Sỹ khi nhập viện, phần chi đứt rời của bệnh nhân bị thiếu máu quá lâu, hơn nữa tất cả tổ chức gân, cơ, da, xương... đã bị nghiến nát. Để thực hiện ca phẫu thuật này, 4 kíp phẫu thuật của Bệnh viện Việt Đức đã phải làm việc căng thẳng trong 6 tiếng đồng hồ

Tai nạn hy hữu trên xảy ra khi anh Sỹ (28 tuổi, Quảng Cư, Thanh Hóa) đang đánh cá ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ gần đảo Bạch Long Vĩ. Trong lúc cùng 2 người khác kéo mẻ lưới lên thì không may dây tời tuột; với sức nặng khoảng 2,5 tấn lưới cộng lực chảy xiết của nước, dây trôi với tốc độ chóng mặt rồi quấn xiết vào 2 cổ chân khiến anh Sỹ bị treo ngược lên đỉnh tời và sau đó rơi xuống thuyền. Hậu quả là anh Sỹ bị nghiến đứt rời cổ chân trái và nửa bàn chân phải. 

Lúc này, bạn thuyền vội vã lấy chăn băng kín 2 chân anh Sỹ để cầm máu, phần chi đứt rời được vào thùng nước khoáng và bỏ đá vào. Ngay lập tức, thuyền chuyển hướng đưa anh Sỹ tới Bạch Long Vĩ. Tại đây, anh được sơ cứu băng ép, cầm máu mỏm cụt, tiêm giảm đau và rồi tiếp tục được đưa đảo Cát Bà và cập bến tại Hải Phòng để chuyển cấp cứu lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). 

TS. BS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bác sĩ đã khẩn trương bảo quản lại phần bàn chân đứt rời đã bị bỏng lạnh vì tiếp xúc trực tiếp với đá quá lâu. Hơn nữa, tất cả tổ chức gân, cơ, da, xương... bị nghiến nát và phần chi đứt rời bị thiếu máu quá lâu. Tổng thời gian từ khi phần chi bị đứt rời đến khi được nối ghép xong mạch máu tới 18 tiếng. 

Với tổn thương nặng và thời gian thiếu máu quá dài như vậy, nguy cơ thất bại rất cao khi tiến hành khâu nối cứu sống bàn chân. Tuy nhiên, bệnh nhân còn trẻ, lại bị đứt rời cả hai bên chân nên bệnh viện đã huy động các kíp trực, kíp chấn thương chỉnh hình và tạo hình vi phẫu cùng tiến hành cấp cứu ngay lập tức cho bệnh nhân.

Đến 17 giờ chiều 16/3, 4 kíp phẫu thuật của Bệnh viện Việt Đức đồng thời "nhập cuộc": 2 kíp làm về xương và 2 kíp làm về vi phẫu ở 2 bên chân để rút ngắn thời gian mong cứu sống đôi bàn chân của bệnh nhân. 

BS Vũ Trung Trực, một trong những người trực tiếp phẫu thuật cho biết, các bác sĩ phải cắt bỏ phần bị dập nát, chân trái làm ngắn 3 cm rồi nối trực tiếp; nửa bàn chân bên phải cũng làm ngắn 2,5 cm; lấy mạch máu ở vị trí khác ghép vào thay thế cho mạch máu bị dập. Ca mổ kéo dài suốt 6 tiếng và kết thúc vào nửa đêm.

 

 

6.     Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh phẫu thuật thành công khối u nang buồng trứng "khổng lồ"

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Tô Thị Y. (trú tại phường Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cụ thể như sau: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân Tô Thị Y. (trú tại phường Hà Lầm, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng đau tức vùng hạ vị, bụng to bất thường. Các bác sĩ đã khám bệnh và phát hiện bệnh có khối u nang buồng trứng rất lớn trong ổ bụng và tư vấn cho người nhà cho bệnh nhân nhập viện để điều trị.

Kết quả xét nghiệm, siêu âm và chụp cắt lớp cho thấy bệnh nhân bị u xơ tử cung khổng lồ, có kích thước hơn 35x25x35 cách mạng, chiếm toàn bộ ổ bụng. Qua hội chẩn, các bác sỹ chỉ định phẫu thuật cắt khối u cho bệnh nhân.

Chị Tô Thị Yến cho biết, chị bị đau tức vùng hạ vị đã 4 tháng nay, tuy nhiên do chủ quan nên đến khi khối u tăng dần về kích thước chèn ép ổ bụng, đến ngày 18-4 chị mới đi khám và mới phát hiện ra khối u.

Kíp phẫu thuật gồm bác sĩ chuyên khoa I Bùi Minh Cường, bác sỹ Phạm Thị Ngần, bác sĩ Nguyễn Văn Khanh và các kỹ thuật viên Khoa Gây mê đã khẩn trương tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Sau hơn 1h, ca phẫu thuật cắt khối u khổng lồ nặng hơn 6kg cho bệnh nhân đã thành công.

Hiện tại bệnh nhân đã được đưa về phòng hậu phẫu, sức khỏe ổn định và nói chuyện được.

 

7.    Bệnh viện Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật cứu người đàn ông nguy cơ tử vong vì ho ra máu

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân nhân N.M.C. (56 tuổi, ngụ tại Xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi,TP Hồ Chí Minh) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau: Nội soi phế quản của người đàn ông 56 tuổi, bác sĩ nhận thấy máu tươi chảy ra từ phế quản thùy trên. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân ho ra máu, nếu không được phẫu thuật sớm có thể ho ra máu ồ ạt gây nghẽn đường thở, thậm chí tử vong.

Bệnh viện Xuyên Á (TP.HCM) đã phẫu thuật thành công, điều trị tình trạng ho ra máu lâu ngày do biến chứng của giãn phế quản thùy trên và giữa phổi phải cho bệnh nhân N.M.C. (56 tuổi, ngụ tại Xã Tân Thạnh Tây, H. Củ Chi,TP Hồ Chí Minh).

Ông C. có bệnh lao phổi cũ kèm theo đái tháo đường, đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả. Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt.

Qua thăm khám và các xét nghiệm, bác sĩ đã xác định bệnh nhân có biến chứng giãn phế quản khu trú thùy trên. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân ho ra máu. Do đó, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm nhằm tránh nguy cơ ho ra máu ồ ạt gây nghẽn đường thở, thậm chí tử vong.

Bệnh nhân sau đó đã được gây mê nội khí quản, kiểm soát đường thở. Ê-kíp bác sĩ đã tiến hành mở ngực bên phải vào lồng ngực ở gian sườn IV bên phải. Kiểm tra thấy tổn thương giãn phế quản cả thùy trên và thùy giữa phổi phải, nhu mô phổi vôi, viêm nhiễm rõ ở cả hai thùy, đông đặc và xơ nhu mô.

Các bác sĩ quyết định cắt thùy trên và thùy giữa phổi phải điển hình, khâu mỏm cắt phế quản thùy trên và giữa, khâu nhu mô phổi thùy dưới, khâu cầm máu các mỏm cắt động mạch phổi và tĩnh mạch phổi thùy trên, giữa. Sau đó, tiến hành cầm máu thành ngực, đặt 2 dẫn lưu, đóng ngực theo các lớp. Sau 2 giờ, ca mổ diễn ra thành công tốt đẹp, hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

 

8.    Bệnh viện Thống Nhất nỗ lực hồi sinh người đàn ông nhiều lần chết đi sống lại

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân T 60 tuổi muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Thống Nhất cụ thể như sau: Bệnh nhân T 60 tuổi đã nhiều lần ngưng tim ngưng thở, được bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất nỗ lực đưa từ cõi chết trở về.

Người đàn ông 60 tuổi sức khỏe đang bình thường thì đột nhiên chóng mặt, ngất xỉu, ngưng tim ngưng thở và được đưa vào phòng khám gần nhà cấp cứu. Khi có dấu hiệu sự sống, bệnh nhân trên đường được chuyển vào Bệnh viện Thống Nhất thì trái tim lại tiếp tục ngừng đập, hơi thở tắt hẳn.

Không đành lòng buông xuôi, các bác sĩ khoa cấp cứu đã nỗ lực dùng thuốc kích tim, nâng huyết áp, đánh sốc điện, ép tim, đặt ống thở để đưa bệnh nhân một lần nữa từ cõi chết trở về. Tiến sĩ Hoàng Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất cho biết nhờ cấp cứu hiệu quả, kịp thời và tích cực nên bệnh nhân từ trạng thái “ngưng tim ngưng thở” đã trở lại tỉnh táo, nói chuyện được vào hôm sau. Tuy nhiên vài giờ sau ông lại liên tục lên cơn vật vã, khó thở.

“Diễn tiến ca bệnh vô cùng cam go bất thường. Bệnh nhân nhiều lần sống đi chết lại, vừa tỉnh táo tự thở được, rút ống nội khí quản vài giờ thì lại rơi vào suy hô hấp”, bác sĩ Quang chia sẻ. Song song với điều trị phù phổi cấp, các bác sĩ phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh cảnh có liên quan đến hội chứng mạch vành cấp nên đã tiến hành hội chẩn cùng bác sĩ tim mạch. Quy trình chụp và can thiệp mạch vành cấp được triển khai gấp rút cho bệnh nhân.

Phó giáo sư Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, phụ trách khối Tim mạch can thiệp cho biết kết quả kiểm tra ghi nhận bệnh nhân có tổn thương mạch vành nặng nề ở cả 2 nhánh hai bên phải và trái. Nhánh mạch vành bên phải lớn, hẹp khít lan tỏa đoạn giữa. Động mạch vành trái hẹp nặng đe dọa ngay đoạn gần nhánh liên thất trước lớn. Bệnh nhân được can thiệp đặt stent để mở dòng chảy 2 nhánh của mạch vành trái.

“Do can thiệp trong bệnh cảnh nguy kịch, bệnh nhân vẫn suy hô hấp, thở máy, huyết động không ổn định nên phải duy trì song song 2 ê kíp”, bác sĩ Dũng nói. Một kíp bác sĩ lo hồi sức về tuần hoàn hô hấp, hỗ trợ thở, nâng huyết áp bệnh nhân để một kíp khác tiến hành đặt stent. Vượt qua ca can thiệp nhiều thử thách, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục đi đứng khỏe mạnh, không còn khó thở thất thường.

Theo bác sĩ Dũng, ở những bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, đột tử sau khi được cứu sống lại, luôn phải nghĩ đến một trong những nguyên nhân chính là bệnh động mạch vành. Một số bệnh nhân trước đó hoàn toàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ không điển hình. Chỉ khi phát hiện và giải quyết được nguyên nhân gốc rễ thì tính mạng bệnh nhân mới không bị tiếp tục đe dọa và an toàn thật sự.

 

9.     Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu thành công cho bé trai 3 tuổi bị bỏng thực quản do ăn nhầm gói hóa chất

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân Minh ở Hòa Bình muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương cụ thể như sau: Bệnh nhân Minh ăn gói bột trắng vì nghĩ là đường nên bỏng toàn bộ vùng miệng, thực quản, dạ dày.

Bé liên tục quấy khóc nên được người nhà đưa vào bệnh viện huyện, chuyển lên tỉnh sau đó vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sáng 9/4 bé Minh được chuyển tiếp sang khoa Cấp cứu Chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng sưng nề môi, loét miệng, xuất tiết nhiều đờm rãi. Chất bột màu trắng rơi ra tay bé cũng làm loét vùng trước khuỷu tay trái.

Trẻ được chẩn đoán bị bỏng thực quản dạ dày do ăn nhầm hóa chất nghi là xút Natri hiđroxit NaOH. Bệnh nhi được nội soi thực quản dạ dày cấp cứu, hằng ngày tiêm kháng sinh, truyền dịch, vệ sinh miệng, da. Sau 6 ngày nhập viện, các vết thương vùng miệng bé đã bắt đầu khô, vùng loét da trước khuỷu tay trái bong vảy. 

Ăn uống nhầm hóa chất (javel, axit hoặc kiềm) là tai nạn sinh hoạt phổ biến. Những trường hợp bỏng thực quản dạ dày, sau giai đoạn bỏng, niêm mạc nơi thực quản bị tổn thương sẽ hình thành sẹo co rút làm lòng thực quản teo nhỏ dần khiến trẻ không thể ăn uống được dẫn đến tình trạng suy kiệt dần, phải ăn qua ống hoặc mở dạ dày qua da và có thể tử vong. Nếu bị bỏng ở vùng cổ - cằm, sẹo kéo cằm và môi xuống làm bệnh nhân không ngậm miệng lại được, ăn uống khó khăn.

Bác sĩ khuyến cáo ngay khi phát hiện trẻ uống nhầm chất gây bỏng, người lớn cần bình tĩnh xem đó là loại hóa chất gì và sơ cứu như sau:

- Rửa vùng xung quanh miệng của trẻ bằng nước sạch.

- Cho trẻ uống từng ngụm nước lọc nhỏ để làm loãng lượng hóa chất đã đưa vào cơ thể.

- Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời can thiệp.

Tuyệt đối không cố gắng tống hóa chất ra bằng cách ép bệnh nhân nôn để tránh gây bỏng thực quản và miệng.

 

10.   Bệnh viện Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật thành công giãn phế quản sau lao phổi

Theo báo cáo thống kê của đường dây nóng Bộ Y tế ngày 18/6/2017, Bộ Y tế đã tiếp nhận cuộc gọi của người nhà bệnh nhân N.M.C. (56 tuổi, ngụ tại xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) muốn cảm ơn tập thể y, bác sỹ Bệnh viện Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:  Bệnh nhân C từng bị bệnh lao phổi kèm theo đái tháo đường, đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả. Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt. Qua thăm khám, xét nghiệm chi tiết và hình ảnh chụp MSCT 160 lát, các bác sĩ đã xác định bệnh nhân có biến chứng giãn phế quản khu trú thùy trên. Nội soi phế quản có máu tươi chảy ra từ phế quản thùy trên. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân ho ra máu, cần được phẫu thuật sớm nhằm tránh nguy cơ nghẽn đường thở dẫn đến tử vong.

Các y, bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim Mạch – Lồng Ngực trực tiếp thực hiện ca mổ. Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, kiểm soát đường thở, sau đó tiến hành phẫu thuật cắt thùy trên và thùy giữa phổi phải điển hình, khâu mỏm cắt phế quản thùy trên và giữa, khâu nhu mô phổi thùy dưới, khâu cầm máu các mỏm cắt động mạch phổi và tĩnh mạch phổi thùy trên, giữa; cầm máu thành ngực, đặt 2 dẫn lưu, đóng ngực theo các lớp. Sau 2 giờ, ca mổ thành công tốt đẹp. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Đây là phẫu thuật khó đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ và chuyên môn sâu. Việc can thiệp phẫu thuật nhưng vẫn bảo tồn chức năng phổi, đảm bảo chức năng hô hấp đủ cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày sau này.​


Thăm dò ý kiến