Thông tin đường dây nóng tháng 12.2021

31/12/2021 | 08:35 AM

 | 

1. Bệnh viện Lâm Đồng 2 trả lời phản ánh của người dân về quy định xét nghiệm Covid-19

          Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 12 năm 2021, anh Nguyễn Minh Trí đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Trước đó anh Trí điều trị Covid ở Bệnh viện Lâm Đồng 2, đã khỏi bệnh xuất viện. Bệnh viện gọi trả lại tiền ăn, nhưng yêu cầu xét nghiệm nhanh hoặc có chứng nhận 2 mũi tiêm. Anh không có tiền test, cũng chưa được tiêm. Anh không hài lòng quy định.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Trí, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ. Bên cạnh đó, cho đến nay, Covid-19 đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Hiện nay vấn đề phòng bệnh được xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, với mục đích là khống chế và đẩy lùi dịch bệnh. Bởi vậy, trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời chuyển phản ánh của anh Trí tới Bệnh viện Lâm Đồng 2. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Lâm Đồng 2 đã trả lời như sau: Bệnh viện II Lâm Đồng đã làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Minh Trí, ông Trí đồng ý và không có ý kiến gì thêm. (598)

2. Bệnh viện Quân y (Thành phố Hà Nội) trả lời phản ánh của người dân về việc xét nghiệm Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 12 năm 2021, anh Trần Văn Thập đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Hiện tại bệnh nhân Trần Xuân Thành đang điều trị tại Bệnh viện Quân Y (103 Hà Đông, Hà Nội). Bệnh viện yêu cầu 2 ngày 1 lần là xét nghiệm covid -19, trả phí đối với người chăm sóc bệnh nhân. Trong khi người chắm sóc bệnh nhân không ra khỏi bệnh viện trong thời gian chăm sóc.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Thập, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ.

Đồng thời chuyển phản ánh của anh Thập tới Bệnh viện Quân y. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Quân y đã trả lời như sau: Bệnh viện thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Công văn số 3848/BYT-DP ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế V/v triển khai xét nghiệm SAR-CoV-2 trong tình hình mới; Bệnh viện thực hiện đúng Công văn Số: 8157/BYT-KHTC ngày 28/9/2012 của Bộ Y tế V/v chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm COVID-19; bệnh viện cam kết không thu phí đối với bệnh nhân và người nhà nằm điều trị nội trú trong quá trình nằm viện. (520)

3. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 12 năm 2021, anh Võ Trung Tính đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: 10h ngày 21/12/2021 anh đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh để xét nghiệm Covid-19, nhưng nhân viên xét nghiệm có thái độ cáu gắt và lớn tiếng với anh khi anh hỏi thông tin xét nghiệm.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Võ Trung Tính, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyển đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, các tỉnh/ thành phố trên cả nước đã yêu cầu các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc trung ương và bộ, ngành trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, siết chặt toàn bộ quy trình phân luồng, sàng lọc, kiểm soát triệt để người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo đảm bệnh viện an toàn và thực hiện xét nghiệm định kỳ. Bên cạnh đó tư vấn anh Tính: trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời chuyển phản ánh của anh Võ Trung Tính tới Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh  đã trả lời như sau: Bệnh viện đã liên hệ với người bệnh để giải thích, làm rõ và giải quyết sự việc. Đồng thời, nhắc nhở nhân viên y tế về quy tắc ứng xử với người bệnh. Người bệnh hài lòng và không có ý kiến gì thêm. (575)

4. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh trả lời phản ánh của người dân về về việc sửa thông tin trong Giấy chứng nhận tiêm chủng

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 12 năm 2021, anh Phạm Cao Vĩ đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Thông tin địa chỉ trên Giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 của anh bị sai, anh đã liên hệ Trạm y tế P17 và Trung tâm Y tế Quận 12 nhưng cơ sở y tế không hỗ trợ anh.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Phạm Cao Vĩ, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Phạm Cao Vĩ một số vấn đề về tiêm phòng vắc xin và cách phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, đồng thời chuyển thông tin phản ánh của anh Phạm Cao Vĩ tới Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, Lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thông tin phản ánh của anh Phạm Cao Vĩ và thông tin, hướng dẫn như sau: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) đã triển khai kênh tiếp nhận thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của người dân TP. Hồ Chí Minh để thực hiện điều chỉnh trên Sổ Sức khỏe điện tử. Bên cạnh đó, trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đã cho phép người dân gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin liên quan đến việc tiêm chủng vắc-xin. Đây là Cổng thông tin do Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện, cho phép người dân, tổ chức đăng ký tiêm, tra cứu chứng nhận tiêm; đăng ký cơ sở tiêm chủng; và công khai thông tin về số lượng vắc-xin, phân bổ vắc-xin, số lượng đối tượng đăng ký, đã tiêm, kết quả tiêm chủng. Để gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, người dân thực hiện các bước như sau: Bước 1: Truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn, chọn mục “Phản ánh thông tin” (màu cam, phía bên phải giao diện website) hoặc truy cập đường dẫn https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report. Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, điện thoại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD), tỉnh/thành phố, … và lựa chọn loại phản ánh phù hợp. Bước 3: Điền thông tin mũi tiêm và tải hình ảnh/file “Giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19”. Bước 4: Nhập mã xác nhận và bấm “Gửi phản hồi”. Bước 5: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại cung cấp tại bước 2 vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh. Lưu ý: Những mục có dấu sao (*) màu đỏ bắt buộc phải điền thông tin, không được bỏ trống. (524)

5. Bệnh viện Hùng Vương (thành phố Hồ Chí Minh) trả lời phản ánh của người dân về về việc sửa thông tin trong Giấy chứng nhận tiêm chủng

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 12 năm 2021, anh Đỗ Tùng Vân đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Anh bị sai thông tin trên App Sổ sức khỏe điện tử. Anh đã báo phản ánh trên hệ thống thành công, phản ánh đã được chuyển về cơ sở y tế ngày 26/11/2021 nhưng hiện chưa được xử lý. Anh gọi điện cho Bệnh viện Hùng Vương nhiều lần qua số (84-28) 3855 8532 nhưng không ai nghe máy. Thông tin cần cập nhật: Mũi 2: 26/11/2021Pfizer tại Bệnh viện Hùng Vương.

Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Đỗ Tùng Vân, Đường dây nóng Bộ tế cũng đã tư vấn cho anh Đỗ Tùng Vân một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Đại dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực phòng tránh vẫn phải được tiếp tục. Người dân phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch. Bên cạnh đó chúng ta còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện…  Sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Đỗ Tùng Vân tới Bệnh viện Hùng Vương. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Đỗ Tùng Vân từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện Hùng Vương đã tiếp nhận thông tin phản ánh, bệnh viện đã kiểm tra lại trên hệ thống mail không nhận được phản ánh nào của anh trước đây để bệnh viện cập nhật mũi tiêm. Do người tiêm ngoài công đồng tại địa điểm mà Bệnh viện Hùng Vương được điều động hỗ trợ tiêm, không phải tiêm tại Bệnh viện Hùng Vương nên bệnh viện không thể cập nhật mũi tiêm thứ 2 cho người dân được. Bệnh viện đã liên hệ với anh Đỗ Tùng Vân giải thích và sẽ liên hệ với địa phương nơi anh Vân tiêm mũi 2 để cập nhật cho anh. (589)

6. Bệnh viện Đa khoa TW Huế (Tỉnh Thừa Thiên Huế) trả lời phản ánh của người dân về việc chuyển tuyến bệnh nhân

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 21 tháng 12 năm 2021, anh Nguyễn Doãn Bình đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Người thân của anh là bệnh nhânDương Đức Phú bị tai nạn giao thông vào năm 2020, bị chấn thương ở đầu, phải mổ thái dương và đã thực hiện ca mổ ở Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng sau đó xuất hiện tình trạng chảy dịch mũi. Sau đó bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế để mổ tiếp nhưng cũng không hết được tình trạng chảy dịch mũi. Đầu tháng 11/2021 anh đưa bệnh nhân Phú tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế - Khoa ngoại thần kinh để mổ lại nhưng không có tiến triển. Bác sĩ tại bệnh viện khẳng định đã tìm ra nguyên nhân và cam kết sẽ khỏi 100%. Nhưng sau lần mổ này vào ngày 13/12/2021, tình trạng vẫn vậy. Gia đình có nhu cầu muốn chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội vì bên đó đồng ý tiếp nhận nhưng phía bệnh viện vẫn nhất quyết giữ bệnh nhân và trả lời ở đây làm được thì không chuyển tuyến. Anh không hài lòng.

Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Doãn Bình, Đường dây nóng Bộ tế cũng đã tư vấn cho anh Nguyễn Doãn Bình một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Đại dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực phòng tránh vẫn phải được tiếp tục. Người dân phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch. Bên cạnh đó chúng ta còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện…  Sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Nguyễn Doãn Bình tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Đỗ Tùng Vân từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã trả lời như sau: Bệnh viện đã kiểm tra, người nhà và bệnh nhân xác nhận không phản ánh và không có ý kiến gì trong thời gian điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, ông Nguyễn Doãn Bình chỉ là người quen biết, bệnh nhân đã gọi lại tổng đài 19009095 vào lúc 14g ngày 24/12/2021 xin lỗi và xin hủy phản ánh này. (641)

7. Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ngưng tim sau mắc Covid-19

Theo Thông tin Tổng đài Đường dây nóng nhận được, ngày 24 tháng 12 năm 2021, Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông tin bệnh nhân N.B.T (60 tuổi, quận Gò vấp, TPHCM) được hội chẩn khẩn và chuyển ngay vào phòng mổ khoa Phẫu thuật tim. Ghi nhận bệnh nhân khó thở nhanh nông, tím với độ bảo hòa oxy máu (SpO2) là 79%, nhịp tim nhanh 127 lần/phút, hỏi đáp trả lời rất chậm, huyết áp 76/52. Nhận định bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp và tuần hoàn cấp, các y bác sĩ gây mê hồi sức để tiến hành phẫu thuật ngay. Trong lúc đó, tình trạng tim mạch bệnh nhân diến tiến xấu rất nhanh và ngưng tim, xoa bóp tim ngoài lồng ngực được thực hiện ngay đồng thời tiêm adrenaline liên tục vào đường tĩnh mạch trung tâm, 10 phút trôi qua với 32 ống adrenaline nhưng tim vẫn không đập lại. Ekip buộc phải mở ngực khẩn qua đường cưa xương ức và xoa bóp tim trực tiếp. Đồng thời, đặt các mũi khâu lên động mạch chủ và 2 tĩnh mạch chủ để khởi động hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể nhanh nhất có thể để cứu vãng tình thế thiếu máu não, tim và các tạng trong cơ thể. Sau khi hạ thân nhiệt, liệt tim, các bác sĩ đã tiến hành thủ thuật lấy huyết khối lấp đầy 2 động mạch phổi trái, phải và các nhánh, kiểm tra huyết khối trong các buồng tim. Chính các huyết khối này đã lấp và ngăn không cho dòng máu lên phổi để trao đổi oxy gây nên tình trạng thiếu oxy máu trầm trọng và suy tim cấp ngay sau đó dẫn đến tình trạng trụy tim mạch và tử vong nhanh. Sau 4 giờ phẫu thuật và hỗ trợ tuần hoàn hô hấp bằng máy tuần hoàn ngoài cơ thể, bệnh nhân được theo dõi và điều trị tiếp tục tại hồi sức tim sau mổ. Sau 24 giờ phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh dần và được rút nội khí quản. 72 giờ sau đó bệnh nhân ổn định về hô hấp tuần hoàn, nhưng vẫn còn ngủ nhiều và giảm trí nhớ, sau 96 giờ mới phục hồi gần như hoàn toàn. Bệnh nhân dự kiến sẽ được xuất viện trong tuần tới.

Qua ca bệnh này, ekip bác sĩ cho hay khi nhiễm Covid-19, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tăng đông máu, nhất là hệ thống mạch máu phổi, gây thuyên tắc (tắc nghẽn) các mạch máu nhỏ rồi các mạch máu lớn. Cùng với đó, xuất hiện tình trạng thương tổn các phế nang, độc tố gây viêm nhiễm xuất tiết,...dẫn đến suy hô hấp nhanh và trầm trọng rồi tử vong sau đó nếu không được can thiệp kịp thời. Với bệnh nhân hậu Covid-19, tình trạng tăng đông vẫn còn, tuy có giảm so với trước đó, nhưng vẫn có khả năng gây nên sự hình thành các cục máu đông trong lòng mạch dẫn đến tình trạng thuyên tắc mạch máu chi, mạch máu tạng và mạch phổi,... gây nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã tìm hiểu kỹ về tình trạng sức khỏe trước đây của bệnh nhân N.B.T. Bệnh nhân T không mắc các bệnh gây tăng đông máu, không tìm thấy nguyên nhân gây tăng đông ngoài tiền sử tăng huyết áp và mắc Covid-19 cách đây hơn một tháng (11/2021). Vì vậy, các bệnh nhân đã mắc Covid-19 nên cảnh giác với các triệu chứng đau tức ngực, khó thở mặc dù trước đó chưa từng bị mắc bệnh tim. (632)

8. Bệnh viện Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) trả lời phản ánh của người dân về việc chuyển khoa khám bệnh

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 12 năm 2021, anh Nguyễn Thanh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Sáng ngày 28/12 anh Thanh đến Khoa Đông y, Bệnh viện Vũng Tàu khám và điều trị, nhưng bác sĩ Sơn, Trưởng kho Đông y bảo nhân viên viên nội trú đi phòng chống dịch Covid-19 hết nên chuyển anh Thanh đến Khoa Nội trú điều trị, anh không hài lòng.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Nguyễn Thanh, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyền đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Nguyễn Thanh tới Bệnh viện Lê Lợi. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Nguyễn Thanh từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã xác minh thông tin và giải trình như sau: Vào ngày 28/12/2021 Phòng khám Đông Y, Bệnh viện Lê Lợi tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thanh (SĐT: 0785338652) đăng ký khám Đông Y và được bác sỹ Nguyễn Trường Sơn thăm khám. Anh Thanh muốn nhập Khoa Đông y nhưng bác sĩ Sơn lại chuyển anh Thanh qua bên khu nội trú. Bệnh viện xin giải thích rằng, hiện tại Bệnh viện Vũng Tàu đang quản lý 6 cơ sở bệnh viện dã chiến. Từ ngày 24/12/2021 Khoa Đông y theo lệnh của bệnh viện là đóng cửa, để nhường bệnh nhân cho Khoa nội trú cấp cứu, các khoa không nội trú nhân viên sẽ đi hỗ trợ trên bệnh viện dã chiến. Bệnh viện đã liên lạc giải thích cho bệnh nhân, anh Thanh đã hài lòng và không có ý kiến gì thêm. Bệnh viện Vũng Tàu sẽ tiếp tục cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để bệnh nhân được khám chữa bệnh tốt hơn. (502)

9. Bệnh viện Đà Nẵng trả lời phản ánh của người dân về một số quy định tại Bệnh viện

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 12 năm 2021, chị Nguyễn Thị Thu đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 27/12/2021 chị Thu cho người nhà khám bệnh tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đà Nẵng. Sau khi thăm khám, bác sĩ tư vấn nhập viện để mổ chân bị gẫy, găn ốc. Chị Thu đồng ý nhưng phía bệnh viện chỉ bảo người bệnh được nhập viện, người nhà phải về. Tối 27/09/2021 có người gọi bảo mang đồ cho bệnh nhân để mặc. Ngày 28/12 chị Thu mang đồ đến cho bệnh nhân thì gặp y tá bảo bệnh nhân không tự chăm sóc cá nhân được, phải có người vào đăng ký chăm sóc. Chị Thu đăng ký thì bác sĩ lại bảo không được đăng ký cho người nhà ở bệnh viện. Chịbức xúc về thái độ và quy trình làm việc tại bệnh viện.

Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh chị Thu, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyền đạt cho chị một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Thu tới Bệnh viện Đà Nẵng. Ngay sau khi nhận được phản ánh của chị Thu từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã xác minh thông tin và giải trình như sau: Ban Chủ nhiệm Khoa Ngoại tổng hợp đã họp khoa lúc 9h ngày 29/12/2021 về việc rút kinh nghiệm về quy trình thông báo cho phép người nhà vào chăm sóc bệnh nhân trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Ban chủ nhiệm khoa đã gọi điện thoại trực tiếp cho người nhà người bệnh và người nhà đã hiểu rõ vấn đề và không thắc mắc gì thêm. (504)

10. Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh trả lời phản ánh của người dân về vấn đề tiêm vắc xin phòng Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 12 năm 2021, anh Phan Văn Tưởng đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: ngày 27/12/2021 anh Phan Văn Tưởng anh ra Trạm y tế xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh để đăng ký tiêm mũi bổ sung (mũi thứ 3), nhưng bên Trạm y tế không cho anh đăng ký và báo với anh là anh đã tiêm đủ liều không cần tiêm nữa. Anh Tưởng không hài lòng.

Quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Phan Văn Tưởng, trong giai đoạn cả nước đang phòng, chống Covid-19, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã tư vấn cho anh Thắng một số vấn đề về phòng, chống dịch Covid-19: Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS- CoV-2. Triệu chứng của Covid-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, diễn biến từ nhẹ như một cảm cúm thông thường, đến nặng như suy hô hấp và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Cho đến nay, bệnh này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới. Đại dịch Covid-19 sẽ còn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của chúng ta và những nỗ lực phòng tránh vẫn phải được tiếp tục. Người dân phải thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch. Bên cạnh đó còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện… Sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Phan Văn Tưởng tới Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh. Ngay sau khi nhận được các thông tin phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh trả lời như sau: 1. Tiến hành liên hệ, xác minh thông tin. 2. Theo thông tin xác minh: Anh Phan Văn Tưởng đã tiêm 02 mũi vắc xin phòng Covid-19 Vero Cell. Khi địa phương thông tin để tiêm mũi bổ sung (mũi thứ 3) thì anh không có mặt trên địa bàn. Ngày 27/12/2021 anh đến đăng ký tiêm nhưng thời điểm đó Trạm Y tế đang tiêm loại vắc xin Astra zeneca. Cán bộ Trạm Y tế đã giải thích và hẹn thông báo cho anh đến tiêm mũi bổ sung khi có loại vắc xin phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế. (555)

11. Bệnh viện Đa Khoa Thị xã Sa Đéc trả lời phản ánh của người dân về việc không tiếp nhận bệnh nhân Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 28 tháng 12 năm 2021, chị Lâm Thị Diễm Trinh đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bác sĩ Tòng, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp không tiếp nhận cấp cứu cha chị là: Nguyễn Thanh Phong, 49 tuổi, đang là F0 được chuyển lên từ tuyến huyện với lý do bệnh viện quá tải và hết oxy.

Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh chị Trinh, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyền đạt cho chị một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của chị Trinh tới Đa Khoa Thị xã Sa Đéc. Ngay sau khi nhận được phản ánh của chị Trinh từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện đã chỉ đạo các bộ phận có liên quan tìm hiểu và xác minh sự việc. Qua tìm hiểu và xác minh sự việc, do tình hình hiện tại ngay thời điểm đó khoa cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân Covid có 10 cổng Oxy, tuy nhiên đã và đang sử dụng hết, không còn cổng nào, do đó bệnh nhân Nguyễn Thanh Phong là bệnh nhân cũng nhiễm Covid mới được chuyển vào nên không còn cổng oxy để sử dụng, bệnh viện có hướng dẫn tài xế đậu xe phía trước Khoa Cấp cứu chờ khoa xử lý và chuyển các bệnh đang thở oxy đi xong sẽ tiếp tục nhận bệnh mới vào. Tuy nhiên, cùng thời điểm có một bệnh nhân Covid được chuyển từ tuyến khác đến, bệnh này có bệnh nền nhiều nhưng không cần thở oxy nên bệnh viện tiếp nhận để xử trí, do đó có thể người nhà chưa nắm sự việc nên có sự so sánh, và cũng có bệnh nhân khác được chuyển đến cần thở oxy nhưng do hết cổng oxy nên bệnh viện cũng hướng dẫn các tài xế vui lòng chờ. Qua sự việc trên, bệnh viện cũng ghi nhận thiếu sót là do yếu tố khách quan nên có tiếp nhận bệnh nhân trễ. (570)

12. Bệnh viện Nhi Trung Ương trả lời phản ánh của người dân về một số quy định của bệnh viện

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 12 năm 2021, anh Nguyễn Trọng Trung đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Người thân của anh là Hoàng Trần Gia Khang được chuyển tuyến Thanh Hoá lên Bệnh viện Nhi Trung Ương, nhập viện vào ngày 20/12/2021 tại Khoa Hô hấp, tầng 13. Khi nằm viện bệnh viện yêu cầu phải có Giấy giới thiệu nhưng trong khi Bệnh viện chỉ cho 1 người vào chăm sóc, không cho người nhà vào thay hay cũng không cho người nhà vào đưa giấy và phải nằm phòng dịch vụ thu phí 900.000đ/ ngày, trong khi đó gia đình không có nhu cầu, khi người nhà thắc mắc thì Bệnh viện trả lời: nếu không nằm phòng dịch vụ sẽ trả về tỉnh. Anh rất bức xuc.

Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Trung, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyền đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Trung tới Bệnh viện Nhi Trung Ương. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Trung từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã xác minh và trả lời như sau: Người phản ánh là ông Nguyễn Trọng Trung, anh trai của mẹ cháu. Người này không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và không giao tiếp với nhân viên y tế trong trung tâm trong quá trình điều trị của cháu. Ngày 22/12/2021 bệnh nhân được đưa trực tiếp vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, khò khè, không suy hô hấp, không có giấy chuyển tuyến. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm thăm dò: siêu âm tim, nội soi phế quản… và được chẩn đoán mềm sụn thanh quản, chẻ dọc thành sau thanh quản tuyp I, bệnh thuyên giảm nên cháu được chỉ định chuyển bệnh viện tỉnh nhưng gia đình xin ở lại nằm giường dịch vụ (không có sự ép buộc, hoàn toàn tự nguyện và có bản cam kết tự nguyện trong bệnh án). Sau 7 ngày điều trị cháu được ra viện ngày 29/12/2021. Trung tâm Hô hấp luôn tuân thủ quy định chống dịch của Thủ tướng chính phủ, Bộ Y tế, Bệnh viện Nhi Trung ương đề ra. Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang lây lan mạnh, phức tạp, việc ăn, ở, sinh hoạt của người nhà chỉ trong khuôn viên bệnh phòng, không giao lưu với đơn vị khác trong trung tâm, trong và ngoài bệnh viện, nên chỉ một người chăm sóc bệnh nhân và tuyệt đối không có sự thăm nom tại các khoa trong trung tâm. Sau khi giải thích với mẹ bệnh nhân, mẹ bệnh nhân đã hiểu và gọi điện lên Đường dây nóng Bộ Y tế giải thích việc chưa hiểu rõ của bác cháu, xin thu hồi phản ánh Đường dây nóng vào hồi 16h 45 phút ngày 29/12/2021. Mẹ bệnh nhân đã ký vào hồ sơ bệnh án với nội dung không thắc mắc gì trong quá trình nằm viện. (737)

13. Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) trả lời phản ánh của nguời dân về giá xét nghiệm Covid-19

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 29 tháng 12 năm 2021, anh Lý Minh Lý đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Bệnh viện thu phí xét nghiệm test Covid 80.000đ.  Có những bệnh nhân khác thu 50.000đ hoặc 150.000đ. Anh không hài lòng về việc bệnh viện không đồng nhất phí thu.

Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Lý, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyền đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Bên cạnh đó tư vấn anh Lý: trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Lý tới Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Lý từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện đã xác minh và trả lời như sau: Liên hệ anh Lý qua điện thoại nhưng không nghe máy, Bệnh viện có nhận xét trường hợp phản ánh trên của anh Lý không phù hợp. Lý do: Bệnh viện thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 về đường hô hấp như: sốt, ho, khó thở, đau họng, mất khứu giác …. Còn việc khám sàng lọc xét nghiệm Covid-19 khi có chỉ định, Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu có bảng giá niêm yết theo quy định, cụ thể: mẫu đơn: 89.900 ngàn/người; mẫu gộp đôi: 53.000 ngàn/người; mẫu gộp 3: 40.000 ngàn/người. (537)

14. Bệnh viện Đà Nẵng trả lời phản ánh của người dân về thái độ của nhân viên y tế

Theo thông tin từ Tổng đài trực Đường dây nóng Bộ Y tế, ngày 30 tháng 12 năm 2021, anh Ngô Văn Thôi đã gọi điện đến Đường dây nóng Bộ Y tế phản ánh: Ngày 30/12/2021 anh đến Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để khám bệnh, trong lúc khai báo y tế thì anh không biết cách khai và hỏi nhân viên y tế, nhưng nhân viên y tế không trả lời lại còn thái độ với anh khiến anh rất bức xúc.

Là thời điểm cả nước đang phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang diễn ra phức tạp, quá trình tiếp nhận phản ánh của anh Thôi, nhân viên Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã truyền đạt cho anh một số văn bản, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế. Đó là: Ngày 6/5/2021 Bộ Y tế đã có Công văn số 3775/BYT-KCB yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ, Bệnh viện trực thuộc trường Đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai thực hiện 8 biện pháp sau: Đáp ứng tình hình dịch bệnh; Thực hiện nghiêm tiêu chí bệnh viện, phòng khám an toàn phòng, chống COVID-19; Sàng lọc, phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn; Thực hiện giãn cách trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Xét nghiệm COVID-19; Kê đơn thuốc; Chuyển tuyến và quản lý người bệnh xuất viện; Quản lý nhân viên y tế. Bên cạnh đó tư vấn anh Lý: trước, trong và kể cả sau khi tiêm vắc xin, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thông điệp 5K, giữ khoảng cách giữa người với người tại nơi công cộng và cả trong không gian làm việc, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Mỗi người cần tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác trong cuộc sống bình thường mới, vì nguy cơ dịch bệnh vẫn tồn tại.

Đồng thời, Đường dây nóng Bộ Y tế cũng đã chuyển phản ánh của anh Thôi tới Bệnh viện Đà Nẵng. Ngay sau khi nhận được phản ánh của anh Thôi từ Đường dây nóng Bộ Y tế, Bệnh viện Đà Nẵng đã xác minh và trả lời như sau: Vào lúc 6h15ph sáng ngày 30/12/2021, anh Ngô Văn Thôi có đến khám tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tại thời điểm trên, người bệnh lớn tuổi và người bệnh đã có sẵn mã QR CODE tại các bàn khai báo y tế đông, nên anh Thôi được nhân viên y tế hướng dẫn qua ghế ngồi để tự khai báo y tế bằng điện thoại smart phone. Tuy nhiên, anh Thôi không hơp tác và tỏ ý không hài lòng. Qua sự việc trên, Ban chủ nhiệm phòng Công tác Xã hội đã họp nhắc nhở và rút kinh nghiệm về tâm lý tiếp xúc với người bệnh. 

Thăm dò ý kiến