HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được giao nhiệm vụ tuyến cuối khu vực Bắc Trung Bộ

Thứ Sáu, ngày 18/10/2024 10:00

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phúc lợi đoàn viên công đoàn giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Tổng Công ty cổ phần công trình Viettel giai đoạn 2024 – 2028

Thứ Sáu, ngày 18/10/2024 01:12

Khai mạc hội nghị Nha chu Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 15

Thứ Năm, ngày 17/10/2024 07:08

Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương: Tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách đột phá thu hút chuyên gia, nhà khoa học về làm việc tại trường

Thứ Năm, ngày 17/10/2024 06:29

Phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 08:10

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Viện Pasteur Nha Trang

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 01:30

Nâng cao chất lượng hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 01:26

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 09:09

Hội thảo hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 09:03

Khai mạc hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 24

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 04:07

Hợp tác đào tạo Y khoa Pháp- Việt “điểm sáng” trong quan hệ hai nước

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 03:21

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự cuộc họp trực tuyến về Kế hoạch Chiến lược 5 năm của GAVI

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 03:19

Tôn vinh 61 tân sinh viên thủ khoa của 8 trường đại học Y, Dược phía Bắc

Thứ Hai, ngày 14/10/2024 01:46

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đánh giá cao những thành tựu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Chủ Nhật, ngày 13/10/2024 10:31

Bộ Y tế hỗ trợ Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An trở thành hạng đặc biệt

Chủ Nhật, ngày 13/10/2024 10:24

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lạng Sơn

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 09:56

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho sự phát triển của con người

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 06:53

55 năm Ngày thành lập Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Tiếp tục phát huy tốt vai trò là bệnh viện tuyến cuối, đầu tàu trong hệ thống Tai Mũi Họng

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 03:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 09:09

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 07:52

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

TP.HCM chưa quy định cách ly người nhập cảnh mắc đậu mùa khỉ

29/07/2022 | 06:54 AM

 | 

Trả lời về việc cách ly người nhập cảnh nếu phát hiện trường hợp bệnh đậu mùa khỉ ở cửa khẩu TP.HCM, HCDC cho biết, hiện chưa có văn bản hướng dẫn hay quy định cách ly. Trong trường hợp phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM, ngành y tế khuyến cáo bệnh nhân đến BV Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) để kiểm tra và điều trị.

Chưa có thuốc đặc trị nhưng có thể dùng vaccine phòng bệnh

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã phát biểu trong cuộc họp thông tin về tình hình dịch COVID-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội ở TP.HCM chiều ngày 28/7 rằng, đậu mùa khỉ là bệnh do virus có họ hàng với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra. Trước đây, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở người vào năm 1970 do lây nhiễm từ động vật. Bệnh thường xảy ra ở Tây Phi và Trung Phi, không lây lan ra ở các nước khác.

Tuy nhiên, đầu năm 2022, đậu mùa khỉ bắt đầu bùng phát tại các nước khác trên thế giới và bắt đầu có dấu hiệu lây từ người sang người. Đặc biệt bệnh có diễn tiến nguy hiểm hơn so với những năm trước đây.

Về khả năng bảo vệ của vaccine, đại diện HCDC cho biết, vaccine bệnh đậu mùa trước đây vẫn có tác dụng phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng.

Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện tại đã có 75 nước đã có bệnh nhân đậu mùa khỉ và hơn 16.000 người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong rất thấp, chỉ có 5 trường hợp tại Châu Phi. Có thể thấy rằng, dù đậu mùa khỉ có tốc lây lan nhanh nhưng tỷ lệ tử vong không cao, ông Hồng Tâm cho biết.

Thời gian ủ bệnh là từ 5-21 ngày (sớm nhất là 5 ngày và trễ nhất là 21 ngày). Triệu chứng của bệnh kéo dài từ 2-3 tuần với biểu hiện là có sốt, nổi hạch, phát ban (đỏ, nổi mề đay giống như sởi). Thời gian kế tiếp, các nốt đỏ biến thành mụn nước, mủ; sau đó vết thương tự vỡ ra và khỏi bệnh.

Đậu mùa khỉ thường lây qua vết thương hở, dịch tiết của vết thương và giọt bắn. Khả năng lây lan khó hơn so với COVID-19. Đa số bệnh nhân mắc đậu mùa đều tự khỏi, ông Tâm nhấn mạnh.

Theo đại diện của HCDC, hiện TP.HCM chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Theo phân loại của WHO, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm một (chưa có trường hợp xác định bệnh đậu mùa khỉ).

TP.HCM chưa quy định cách ly người nhập cảnh mắc đậu mùa khỉ

Trả lời về việc cách ly người nhập cảnh nếu phát hiện trường hợp bệnh đậu mùa khỉ ở cửa khẩu TP.HCM, Phó giám đốc HCDC cho biết, Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn hay quy định cách ly. Trong trường hợp phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ tại TP.HCM, ngành y tế khuyến cáo bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) để kiểm tra và điều trị.

Trước đó ngày 27/7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị cho phép TP.HCM thực hiện khai báo y tế đối với tất cả người nhập cảnh tại các cửa khẩu của Thành phố nhằm phục vụ sàng lọc sơ bộ tại cửa khẩu đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Sau khi WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ghi nhận số ca mắc tăng nhanh, Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM đã có các phương án phòng dịch là tăng cường kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, tăng cường sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh và tăng cường truyền thông trong cộng đồng..

Ngày 27/7, UBND TP.HCM cũng đã có công văn đề nghị Bộ Y tế cho phép TP.HCM thực hiện khai báo y tế đối với tất cả người nhập cảnh tại cửa khẩu thành phố nhằm sàng lọc, phát hiện bệnh nhân đậu mùa khỉ.

HCDC sẽ giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bằng cách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh; triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính của tất cả người nhập cảnh.

Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin hành chính, lập phiếu điều tra dịch tễ. Sau khi điều tra dịch tễ, nếu là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ), kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến