HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Thứ Tư, ngày 20/03/2024 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 03:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

SỨC KHỎE TÂM THẦN

03/08/2019 | 02:10 AM

 | 

Bệnh hoang tưởng

 

Hoang tưởng là một dạng bệnh tâm thần với các triệu chứng rối loạn về tư duy. Dưới cách suy nghĩ của bệnh nhân, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Quá trình hình thành hoang tưởng rất phức tạp, liên quan mật thiết với các rối loạn tâm thần khác. Hoang tưởng thường kéo dài và làm biến đổi sâu sắc nhân cách của bệnh nhân, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tâm thần khác.

Triệu chứng

•Người bệnh thường có ý nghĩ hoặc hay nói về các sự việc không có trong thực tế.

•Khác với người bị lú lẫn, người mắc chứng hoang tưởng tỏ ra rất có ý thức và năng động.

•Nhiều bệnh nhân tuy nói về các sự việc không bình thường, nhưng có thể thực hiện được, lại biết lý luận để chứng minh.

•Trước khi chứng hoang tưởng thực sự xảy ra, người bệnh có những biểu hiện khác thường như bị mất ngủ. Khi lên cơn, người bệnh thường kể cho người thân rằng mình bị rình rập, theo dõi, đe dọa, bị ma ám hoặc vừa nhận được nhiệm vụ đặc biệt...

•Người bị hoang tưởng đôi khi tưởng mình là nhân vật quan trọng, nổi tiếng hoặc là nạn nhân nào đó.

•Thường ngủ ít, ăn ít và uống nước ít nên nhìn họ rất mệt mỏi, hốc hác.

 

•Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể có những hành động có hại cho bản thân hoặc cho người khác, sau đó thường có xu hướng lẩn trốn vì mặc cảm tội lỗi.

Nguyến nhân

•Nguồn gốc của hoang tưởng có thể xuất phát từ định kiến hay ám ảnh, từ ảo giác hoặc là hiện tượng duy nhất của một bệnh loạn thần còn sót lại (hoang tưởng di chứng).

•Hoang tưởng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau: tâm thần phân liệt, loạn thần cấp, các rối loạn cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm) có triệu chứng loạn thần, loạn thần thực tổn...

•Có chế độ và môi trường sống lành mạnh.

•Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội có ích.

•Khi nghi ngờ một người bị hoang tưởng hoặc có những biểu hiện bất thường, lệch lạc trong suy nghĩ, cần đưa đến các phòng khám tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện được hoang tưởng ở giai đoạn sớm sẽ giúp cho điều trị có hiệu qủa.

(Số từ 427)

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG

Đây là một trong những rối loạn hay gặp nhất trong thực hành tâm thần ở trẻ em. Tuổi dễ phát hiện bệnh là từ 6-12 tuổi dù rối loạn đã có từ trước đó nhiều năm.

Triệu chứng

Hoạt động thái quá:

• Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy, leo trèo.

• Trẻ không có ý thức tổ chức sắp xếp. Mọi vật xung quanh trẻ đều ngổn ngang, không theo một thứ tự nào cả.

• Trẻ thường rất khó khăn khi đi vào giấc ngủ vì không ngừng cử động tay chân.

Tập trung kém:

• Trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày.

• Ít khi lắng nghe người khác nói.

• Dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh.

• Thường hay quên và để thất lạc đồ đạc.

Phối hợp, kiểm soát động tác kém:

• Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì.

• Phối hợp động tác kém.

• Chơi mạnh tay, bạo lực, thường hay gây ra các tai nạn cho chính bản thân cũng như cho người khác.

• Trẻ rất thích gây ồn ào và thường hay làm phiền người khác.

• Ngoài ra, còn xuất hiện những rối loạn kèm theo như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm…

Nguyên nhân

Hiện nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa được xác định rõ ràng và bệnh xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái.

Cách phòng chống

Trẻ bị rối loạn tăng động dễ bị bạn bè xa lánh, bỏ rơi, cô lập, kết quả học tập kém... làm cho trẻ thiếu tự tin, cảm xúc không ổn định, lo âu, trầm cảm, chán học, bỏ học... hoặc một số trẻ có phản ứng trở nên cô độc, dễ giận dữ gây gổ, thách thức chống đối xung quanh, dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện của rối loạn tăng động, cha mẹ nên đưa trẻ tới các chuyên khoa tâm thần để được khám và tư vấn điều trị đúng hướng. Mặt khác, gia đình và nhà trường cần hiểu rõ tâm lý của trẻ để có cách giáo dục, hướng dẫn trẻ, tránh gây áp lực không cần thiết.

Cách xác định trẻ rối loạn tăng động

• Không phải tất cả các trẻ có biểu hiện rối loạn được nêu trên đều là trẻ tăng động. Chúng ta cần phải phân biệt trẻ hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh và trẻ tăng động.

• Ở trẻ tăng động, các rối loạn phải xảy ra ở mọi lúc (lúc vui chơi, học tập, sinh hoạt…); mọi nơi (ở nhà, ở trường, bệnh viện, nơi công cộng…); trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ.

• Thời gian rối loạn của trẻ phải kéo dài ít nhất sáu tháng.

Động kinh

NGÀY 08 THÁNG 10, 2015 | 16:00 Sức khoẻ tâm thần

T+T-

Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của các tế bào thần kinh ở não.

Triệu chứng:

Động kinh có nhiều dạng, với mỗi dạng sẽ có các biểu hiện khác nhau:

* Cơn động kinh toàn bộ gồm các dạng:

• Cơn vắng ý thức: mắt bất động, nhìn xa xăm, mơ màng, ngắt quãng các hoạt động đang làm.

• Cơn giật cơ: cơn co giật cơ ngắn, đối xứng 2 bên, mất ý thức, dễ bị ngã.

• Cơn tăng trương lực cơ: co cứng cơ gồng mình lên

• Cơn mất trương lực cơ: gập người, gục đầu, ngã …

• Cơn co cứng, co giật (còn gọi là cơn lớn): tăng nhịp tim, tăng huyết áp, dãn đồng tử, co giật 2 bên đột ngột, thở hổn hển, đái dầm …

* Cơn động kinh cục bộ gồm các dạng:

• Cơn cục bộ đơn giản vận động: co giật chân tay, nửa mặt, nửa người.

• Cơn cục bộ đơn giản - giác quan: bị ảo giác, không nhìn thấy, miệng thấy đắng, chua.

 

• Cơn cục bộ phức tạp: mất ý thức kèm các động tác tự động như nhai, nuốt, liếm, ngoạm, gãi, cọ xát.

Nguyên nhân:

Nhiều trường hợp động kinh không tìm ra nguyên nhân. Số còn lại thường xảy ra do:

• Mẹ bị chấn thương, ngộ độc trong khi mang thai.

• Con sinh non, bị ngạt khi sanh, có can thiệp gây tai biến, suy hô hấp nặng, bị xuất huyết não màng não, nhiễm trùng hệ thần kinh như: viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, u não, bệnh bẩm sinh về não.

 

Cách phòng chống:

• Khi người nhà thấy trẻ lên cơn động kinh cần đưa trẻ vào nơi an toàn, đặt nằm nghiêng đầu để tránh nuốt đàm dãi, nới rộng quần áo, chèn miệng bằng khăn hoặc vật mềm, không giữ tay chân bé khi đang co giật, tránh đông người đứng xung quanh. Sau cơn giật trẻ thường ngủ, để trẻ yên tĩnh.

• Điều trị chủ yếu bằng dùng thuốc chống cơn động kinh. Người không được tự động dùng thuốc kháng động kinh cho trẻ mà phải tuân thủ chỉ định của bác sỹ.

• Nên báo cho thầy cô giáo, bạn bè biết tình trạng bệnh, để có thể có thái độ thông cảm, giúp đỡ trẻ đúng mức, tránh kích động.

• Gia đình, bạn bè phải luôn động viên, khuyến khích trẻ, không để trẻ bị căng thẳng, không khí an bình, vui vẻ … sẽ giúp trẻ giảm bệnh.

• Ăn uống cần điều độ, đủ chất dinh dưỡng.

• 0.5%-1%
người Việt Nam bị bệnh động kinh. Trong đó trẻ em chiếm 60%.

Trầm cảm

NGÀY 09 THÁNG 10, 2015 | 11:10 Sức khoẻ tâm thần

T+T-

Trầm cảm là một bệnh lí nghiêm trọng và hoàn toàn không phải là cảm giác buồn bã hay chán nản, thất vọng thông thường mà ai cũng có thể trải qua trong cuộc sống, nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và sức khỏe bệnh nhân chứ không phải là một sự yếu đuối. Nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào.

Triệu chứng

•Thay đổi về giấc ngủ: khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thuờng nhưng khi ngủ dậy lại thấy mệt mỏi, ngủ không đủ.

•Thay đổi về khẩu vị: thường không có cảm giác ngon miệng, nhưng cũng có khi lại ăn uống rất nhiều, do đó có thể sụt cân hoặc tăng cân bất thường.

•Hay buồn bã, dễ cáu kỉnh, dễ bị kích thích.

•Mất khả năng tập trung và khả năng tự quyết định.

• Mất năng lực.

+ Mất sự quan tâm thích thú.

+ Tự ti.

+ Chán nản, tuyệt vọng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân như: di truyền, những biến cố sang chấn tinh thần, lạm dụng rượu hay thuốc..., thậm chí cả nhân sinh quan của bệnh nhân đối với cuộc sống cũng có thể góp phần hình thành căn bệnh này.

Cách phòng chống

Thiết lập cuộc sống quân bình, tránh căng thẳng, tránh bị tạo áp lực và làm việc quá sức.

• Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.

• Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.

• Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị bệnh.

• Không nên ngưng việc.

• Không uống bia, rượu với bất kỳ lý do nào.

1. Nam - nữ có nguy cơ mắc bệnh như nhau? Không! Phụ nữ có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao gấp nhiều lần nam giới.

2. Sắc tộc có liên quan đến trầm cảm? Có! Những người thuộc các nền văn hóa khác nhau sẽ có biểu hiện trầm cảm khác nhau.

3. Chứng trầm cảm có tính di truyền ? Có! Khoa học cho rằng cả yếu tố gene và môi trường đều ảnh hưởng đến tâm trạng.

4. Thuốc chống trầm cảm gây béo phì? Có! Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm đều có khả năng khiến bạn tăng cân.

5. Cứ tâm trạng đi xuống là dùng thuốc? Không! Với người trầm cảm nhẹ, bác sĩ thường cho thuốc trấn an (để người bệnh an tâm chứ không có tác dụng chữa trị). Để bình tâm lại, đôi khi bạn chỉ cần được tư vấn hoặc tập thiền.

Stress

NGÀY 09 THÁNG 10, 2015 | 11:16 Sức khoẻ tâm thần

T+T-

​Stress là phản ứng của cơ thể đối với những sự việc gây khó chịu trong môi trường sống. Stress làm tổn hại cho sức khỏe cả về thể lực và tinh thần. Nó là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như: tim mạch, ung thư, bệnh đường tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm...

Triệu chứng

• Hay hồi hộplo lắng, buồn bực vô cớ.

• Tim đập nhanh, thở khó khăn.

• Chảy mồ hôi. Đau hay căng cơ cổ, vai, lưng, hàm hay mặt.

• Nhức đầu, chóng mặt.

• Mất ngủ, hay ngủ gật.

• Ăn không ngon miệng.

• Táo bón hoặc tiêu chảy.

• Giảm nhu cầu tình dục.

Nguyên nhân

• Căng thẳng do áp lực từ đời sống, công việc.

• Làm việc quá sức, mệt mỏi.

• Có vướng mắc trong đời sống tình cảm.

• Những biến cố sang chấn tinh thần, lạm dụng rượu hay thuốc.

Cách phòng chống

• Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

• Sắp xếp cuộc sống một cách khoa học.

• Học cách nói “không”. Nếu bạn không có thời gian hay không muốn làm một việc gì đó, hãy cương quyết từ chối.

• Biết vui và thỏa mãn với những gì mình làm được.

• Đánh giá đúng khả năng của mình.

• Tăng cường thời gian ngủ, nghỉ ngơi, giải trí.

• Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.

• Ăn uống điều độ, đặc biệt là:

1. Rau xanh và trái cây: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ (nhất là cà rốt và cà chua) giúp chữa trị bệnh táo bón, mà nếu kéo dài sẽ dẫn đến stress.

2 . Sữa chua: Cung cấp nhiều khoáng chất, trong đó có calci – chất cần thiết cho xương, đồng thời thúc đẩy sự hoạt động của những vi khuẩn có ích trong đường ruột. Ăn sữa chua sẽ làm trung hòa acid peptic, tốt cho tinh thần và sức khỏe của bạn.

3. Sữa gầy: Với thành phần chất béo ít hơn 3% là thực phẩm không thể thiếu để xua tan sự mệt mỏi. Sữa có chứa tryptophan – một trong những amino acid có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp những chất cần thiết cho cơ thể bạn.

Khoảng 20-60% người đã từng bị stress. Không có sự phân biệt rõ rệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ.

Tâm thần phân liệt

NGÀY 09 THÁNG 10, 2015 | 14:38 Sức khoẻ tâm thần

T+T-

Tâm thần phân liệt là một bệnh lý về não do những biến 
đổi sinh học phức tạp, do chịu tác động mạnh từ môi trường, do tâm lý xã hội không thuận lợi...

Triệu chứng

• Rối loạn tư duy: Người bệnh cho rằng mọi suy nghĩ của mình bị lộ hoặc bị đánh cắp, áp đặt.

• Hoang tưởng: Người bệnh có cảm giác mình bị một người hoặc lực lượng nào đó kiểm tra, chi phối hay đang bị theo dõi, đầu độc, giết hại… Điều này khiến cho người bệnh phản ứng tự vệ bằng cách tấn công những đối tượng mà họ cho rằng đang theo dõi, tìm cách đầu độc, sát hại mình, kể cả người thân.

• Ảo giác: Có thể là ảo thanh (nghe thấy những lời buộc tội, đe doạ, chửi bới…), ảo thị (nhìn thấy siêu nhân, Phật hay Chúa…) hoặc ảo khứu (ngửi thấy những mùi đặc biệt).

• Rối loạn hành vi: Kích động vô cớ, hò hét, đập phá hoặc bất động, không nói, không ăn uống…

•Các triệu chứng khác: Rối loạn cảm xúc, ngôn ngữ, giảm hiệu suất làm việc và học tập… Biến đổi nhân cách, không ham muốn, vô cảm, thiếu tính mục đích, khó thích ứng với xã hội.

Nguyên nhân

•Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở những người con lên tới 12%.

 

•Yếu tố sinh hóa, nhất là chất Dopamine trong não, được cho rằng góp phần gây ra bệnh này.

•Yếu tố môi trường: Quá stress cũng là một tác nhân góp phần thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh.

 

Cách phòng chống

Phương cách tốt nhất để chữa tâm thần phân liệt là kết hợp thuốc chống loạn thần và can thiệp về tâm lý.

•Thuốc chống loạn thần giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái loạn thần nặng như: kích động, hoang tưởng, ảo giác… Không những thế, thuốc còn chống tái phát và mạn tính hóa nhưng chỉ dùng khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

•Can thiệp về tâm lý, bao gồm các biện pháp nhằm giúp cho gia đình, hàng xóm của người bệnh cũng như cộng đồng hiểu, chấp nhận, cảm thông và quan tâm đến họ.

Việc sử dụng tiếp tục thuốc an thần kinh có thể làm tỉ lệ tái phát thấp hơn 30% trong một năm và nếu không dùng thuốc duy trì thì tỷ lệ tái phát có thể lên đến 60-70% trong vòng một năm đầu và khoảng 90% trong vòng năm thứ hai.

Tự kỷ

NGÀY 13 THÁNG 10, 2015 | 11:14 Sức khoẻ tâm thần

T+T-

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa, bao gồm các khiếm khuyết về quan hệ xã hội, ngôn ngữ giao tiếp, rối loạn hành vi, ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình và xã hội. Theo phân loại của DMS IV (Hội Tâm thần Mỹ), tự kỷ được chia làm 2 loại:

Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh): Các triệu chứng tự kỷ xuất hiện dần dần ngay sau khi sinh đến trước 3 tuổi.

Tự kỷ không điển hình (tự kỷ mắc phải): Trẻ phát triển bình thường tới 12-30 tháng tuổi, sau đó ngừng phát triển đột ngột, và các triệu chứng khác của tự kỷ xuất hiện.

Triệu chứng

• Trẻ đã 1 tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ.

• Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi.

• Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện...

• Không bị lôi cuốn vào các trò chơi.

• Rất ít hứng thú kết bạn.

• Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt. Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay...

• Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên. Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm.

• Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.

• Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.

• Không thích người khác động chạm vào người. Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.

• Cực kỳ nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị.

• Một số dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường, nhưng đơn lẻ. Nếu thấy một số dấu hiệu xuất hiện đồng thời và dai dẳng, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra và gặp các nhà chuyên môn về tâm lý để sớm được chữa trị.

tu-ky-1

 

Nguyên nhân

Hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tự kỷ, trong đó có 3 nguyên nhân cơ bản như:

Tổn thương não thực thể:

Có thể xảy ra trong giai đoạn bào thai (do người mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai); sau khi sinh (đẻ ngạt, can thiệp sản khoa hoặc sốt cao co giật) và trong những năm đầu đời.

Di truyền:

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra, có khoảng 15 gene liên quan đến tự kỷ ở trẻ. Những cha mẹ xuất thân từ gia đình có người thân mắc hội chứng này sẽ có nhiều khả năng sinh con tự kỷ.

Ô nhiễm môi trường và thực phẩm:

Khi môi trường ngày càng ô nhiễm, các loại rau quả bị tiêm chất kích thích, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo... tạo điều kiện cho nhiều loại virus liên quan đến bệnh thần kinh hoạt động mạnh, hoặc tác động đến nhóm gene quy định tự kỷ đang “ngủ yên” trong cơ thể trẻ.

 

Cách phòng chống

Việc phát hiện, can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Các phương pháp can thiệp gồm: Phục hồi chức năng, tâm lý, tâm thần, thần kinh, nội tiết chuyển hóa di truyền.

Các bài tập trong chương trình “Can thiệp tự kỷ”

 

• Theo thống kê, 
cứ 10.000 trẻ 
thì có 1-5 trẻ 
mắc tự kỷ.

• Tỷ lệ trẻ trai bị tự kỷ cao gấp 3-4 lần trẻ gái.

• Trước 2 tuổi 
bố mẹ thường khó 
phát hiện sự bất 
thường ở trẻ.

• 54% trẻ 
mắc tự kỷ là con thứ nhất trong gia đình.

 

Nhà Xuất bản Y học

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống


Thăm dò ý kiến