GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế và Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu của Pháp
25/05/2025 | 17:18 PM



Ngày 23 và 24/5/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu của Pháp là Bệnh viện Pitié-Salpêtrière và Bệnh viện Saint-Louis tại Paris. Buổi làm việc nhằm học hỏi kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn về lĩnh vực hiến – lấy – ghép tạng, đồng thời thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa các cơ sở y tế hai nước.
Pitié-Salpêtrière – trung tâm điều trị và nghiên cứu đa chuyên khoa hàng đầu châu Âu
Bệnh viện Pitié-Salpêtrière, một trong những cơ sở y tế lớn nhất châu Âu trực thuộc hệ thống bệnh viện công AP-HP và Đại học Sorbonne có hơn 1.600 giường bệnh, gần 5.000 nhân viên y tế và mỗi năm thực hiện hàng trăm ca ghép gan, thận, tim, phổi. Trong lĩnh vực ghép tạng, Pitié-Salpêtrière là một trong những trung tâm hàng đầu tại Pháp, với năng lực kỹ thuật cao, quy trình điều phối chuyên nghiệp và hệ thống hỗ trợ toàn diện.
Về lĩnh vực ghép tạng, Bệnh viện Pitié-Salpêtrière là một trong những trung tâm ghép tạng hàng đầu tại Pháp và châu Âu, đặc biệt nổi bật trong các lĩnh vực ghép gan, thận, tim và phổi.
Đoàn đã đến thăm và làm việc với đơn vị hiến tại Trung tâm tim mạch.
Tại đây, bệnh viện giới thiệu với đoàn về các nghiên cứu và ứng dụng tim nhân tạo, được sử dụng chủ yếu nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân trong danh sách chờ ghép tim. Theo chia sẻ của chuyên gia, mỗi năm có khoảng 7–8 bệnh nhân được cấy tim nhân tạo trước khi được ghép tim thật. Nếu như thiết bị ECMO chỉ có thể hỗ trợ tuần hoàn trong khoảng 14 ngày, thì tim nhân tạo có thể duy trì chức năng tuần hoàn của người bệnh trong thời gian lên đến 6 tháng – giúp tăng cơ hội tiếp cận nguồn tạng hiến phù hợp.
Bệnh viện cũng trình bày về hai phương pháp vận chuyển tim hiện đang được sử dụng. Phương pháp truyền thống vẫn là bảo quản tim trong thùng đá lạnh – phổ biến và hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, một công nghệ mới đang được áp dụng song song là sử dụng thiết bị bơm oxy và duy trì hoạt động tim trong môi trường kiểm soát, cho phép kéo dài thời gian bảo quản tạng lên tới 12 giờ, qua đó mở rộng phạm vi điều phối và tối ưu hóa cơ hội ghép tim cho bệnh nhân.
Hình 1. Đoàn thăm và làm việc tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Pitié-Salpêtrière Đại học Sorbonne
Thăm và làm việc tại Khoa ghép gan
Khoa ghép gan của Bệnh viện Pitié-Salpêtrière đã thực hiện 3.000 ca từ trước tới nay, xếp thứ ba toàn quốc về số lượng ca ghép gan trong năm 2024. Hoạt động ghép gan được tổ chức trong đơn vị phẫu thuật tiêu hóa, ứng dụng kỹ thuật ít xâm lấn như mổ nội soi và robot nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục. Một ca ghép gan yêu cầu sự phối hợp của nhiều chuyên khoa gồm nội tiêu hóa, gan mật, nội soi, truyền nhiễm và can thiệp điện quang. Nhóm điều phối gồm bốn điều dưỡng phụ trách hẹn khám, xét nghiệm và đưa bệnh nhân vào phòng mổ. Mỗi loại tạng có nhóm điều phối riêng, do khoa chuyên môn phụ trách.
Toàn bộ quá trình hiến – lấy – ghép tạng được điều phối qua phần mềm Cristal của Cơ quan Y Sinh học quốc gia, đảm bảo minh bạch và công bằng. Khi có người hiến phù hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định bệnh nhân được ghép, nhóm điều phối tổ chức ê-kíp đi lấy tạng và phối hợp với bệnh viện nơi có người hiến nếu cần. Các nhóm vận động hiến và nhóm ghép hoạt động độc lập để tránh xung đột lợi ích. Nguyên tắc phân bổ tạng được áp dụng chặt chẽ: một quả thận ở lại, một quả chuyển đến vùng khác; tim được ưu tiên cho người bệnh gần nhất. Người cho sống chỉ giới hạn trong quan hệ huyết thống hoặc thân thiết, đã sống cùng nhau ít nhất hai năm. Việc lựa chọn người nhận dựa trên hệ thống tính điểm theo mức độ bệnh, thời gian chờ và khoảng cách địa lý. Một số trường hợp như ung thư đại tràng di căn tại gan được ưu tiên đặc biệt. Bệnh nhân chỉ được đăng ký ghép tại một bệnh viện duy nhất.
Năm 2024, Pháp thực hiện khoảng 1.300 ca ghép gan trên toàn quốc. Bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ chi phí, và chỉ bệnh viện công mới được phép ghép tạng. Bệnh nhân trong danh sách chờ được đánh giá lại định kỳ ba tháng. Người nhiễm HIV nay cũng được phép hiến và nhận tạng nếu tình trạng phù hợp.
Hình 2. Đoàn công tác thăm và làm việc tại Trung tâm Ghép Gan- Bệnh viện Pitié-Salpêtrière Đại học Sorbonne
Bệnh viện Saint-Louis – Trung tâm điều trị và nghiên cứu y học hàng đầu nước Pháp
Bệnh viện Saint-Louis (Hôpital Saint-Louis), thuộc hệ thống bệnh viện công lập Paris (AP-HP) và Đại học Paris Cité, là một trong những cơ sở y tế lâu đời và danh tiếng hàng đầu của Cộng hòa Pháp. Được thành lập từ năm 1607 dưới thời vua Henri IV để điều trị bệnh dịch hạch, đến nay bệnh viện đã trở thành trung tâm y tế – học thuật – nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt mạnh trong các lĩnh vực huyết học, ung bướu, da liễu, miễn dịch học và bệnh hiếm.
Saint-Louis là một trong những trung tâm quốc gia hàng đầu về ghép tế bào gốc tạo máu, điều trị hiệu quả các bệnh lý huyết học như bạch cầu cấp, lymphoma hay đa u tủy. Bệnh viện cũng nổi bật với thế mạnh trong điều trị ung thư da – đặc biệt là u hắc tố ác tính – và các bệnh da phức tạp như lupus, vảy nến nặng hay ung thư da hiếm gặp. Ngoài ra, đây còn là cơ sở dẫn đầu trong chẩn đoán và điều trị các rối loạn miễn dịch, bệnh lý di truyền hiếm và miễn dịch học lâm sàng. Bệnh viện có hơn 400 giường bệnh, với khoảng 300 bác sĩ và trên 2.000 nhân viên y tế, tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm từ Pháp và quốc tế.
Với vai trò là cơ sở đào tạo y khoa trọng điểm của Đại học Paris Cité, Saint-Louis đồng thời sở hữu nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu liên kết với các viện danh tiếng như INSERM và CNRS. Các dự án tại đây tập trung vào ung thư học, huyết học, di truyền và y học cá thể hóa, nhiều trong số đó được tài trợ bởi các chương trình quốc gia và châu Âu. Nhờ uy tín chuyên môn và năng lực nghiên cứu vượt trội, Bệnh viện Saint-Louis thường xuyên đón tiếp các đoàn chuyên gia, bác sĩ quốc tế đến trao đổi học thuật, đồng thời là điểm đến điều trị của nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý phức tạp trên toàn thế giới.
Bệnh viện Saint-Louis không chỉ là một trung tâm tiếp nhận tạng hiến mà còn trực tiếp thực hiện một số kỹ thuật ghép như ghép thận và tụy. Quy trình hiến – lấy – ghép tạng tại đây được triển khai theo mô hình chặt chẽ, minh bạch và nhân văn, tuân thủ nghiêm các quy định quốc gia.
Người tư vấn hiến tạng được bệnh viện chi trả lương như một phần trong chính sách bảo đảm tính chuyên nghiệp và ổn định nhân sự. Toàn bộ chi phí liên quan đến tiếp nhận, tư vấn và lấy tạng đều nằm trong gói chi trả của hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Bệnh viện cũng chủ động cân đối nguồn lực để phân bổ một phần kinh phí hỗ trợ đội ngũ điều phối ghép tạng, bao gồm bác sĩ và điều dưỡng.
Theo quy định, tất cả bệnh viện được phép lấy tạng đều phải có đội ngũ điều phối riêng. Các điều phối viên này được đào tạo chuyên sâu theo chương trình quốc gia, với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Saint-Louis hiện thực hiện lấy thận để ghép và đồng thời lấy tụy trong một số trường hợp đặc biệt – chủ yếu từ người hiến trẻ tuổi bị tử vong đột ngột. Ghép tụy đơn lẻ ít khi được chỉ định.
Chính sách hiến – nhận tạng tại Pháp đảm bảo ẩn danh tuyệt đối: người hiến và người nhận không biết danh tính của nhau. Việc lấy và ghép tạng chỉ được phép thực hiện tại các cơ sở y tế công lập. Trung bình mỗi năm, cả nước thực hiện khoảng 100 ca ghép thận – tụy, riêng Bệnh viện Saint-Louis thực hiện từ 7–8 ca.
Bệnh viện Saint-Louis được cấp phép lấy tạng từ năm 2013 và bắt đầu triển khai lấy giác mạc từ năm 2014, trong đó điều dưỡng hồi sức tích cực (ICU) có thể đảm nhiệm lấy giác mạc đối với mọi trường hợp tử vong trong bệnh viện. Từ năm 2016, bệnh viện bắt đầu lấy tạng từ bệnh nhân M3 ngừng tuần hoàn – hình thức được áp dụng tại khoảng 60 bệnh viện trên toàn quốc. Tuy nhiên, từ năm 2017, việc lấy tạng ở bệnh nhân M2 đã được dừng lại.
Năm 2018, bệnh viện thành lập đơn vị chuyên trách về lấy tạng. Đơn vị này không chỉ thực hiện lấy tạng tại Saint-Louis mà còn có thể đến các bệnh viện khác trong bán kính 80–100 km để đánh giá chết não, sau đó đưa bệnh nhân về Saint-Louis để tiến hành lấy tạng. Quyết định lấy tạng do bác sĩ đánh giá lâm sàng, trong khi điều phối viên sẽ đối chiếu thông tin, phân tích khả năng tương thích.
Hình 4. Đoàn trao đổi về quy trình điều phối lấy tạng tại Bệnh viện Saint Louis
Hiện tại, Pháp có khoảng 20.000 người đang chờ ghép tạng, trong khi mỗi năm chỉ có khoảng 6.000 ca được thực hiện, một nửa trong số đó là ghép thận, khoảng 900-1.000 người tử vong vì không có tạng ghép. Trung bình, bệnh nhân phải chờ hai năm để được ghép thận, với thời gian chờ dài hơn đối với những người có nhóm máu hiếm. Xét nghiệm HLA – yếu tố xác định độ tương thích giữa người hiến và người nhận – chỉ được thực hiện sau khi chẩn đoán chết não.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn chuyên gia Việt Nam đã được trực tiếp quan sát toàn bộ quy trình điều phối và lấy tạng từ người hiến chết não tại Bệnh viện Saint-Louis, ghi nhận nhiều điểm mô hình có thể tham khảo, học hỏi để áp dụng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Hình 5,6. Đoàn chuyên gia của Việt Nam trực tiếp chứng kiến quy trình điều phối lấy tạng hiến tại Bệnh viện Saint Louis.
Điều đặc biệt trong chuyến làm việc này, đoàn công tác đã nhận được lời mời tham quan quy trình lấy đa tạng của bệnh viện. đúng 8h00 sáng ngày 24/5, ba chuyên gia Việt Nam gồm PGS.TS. Đồng Văn Hệ, PGS.TS. Đỗ Kim Quế và PGS.TS. Phạm Ngọc Hùng đã có mặt tại phòng mổ của Bệnh viện Saint Louis để theo dõi trực tiếp một ca lấy đa tạng, bao gồm tim, gan và hai thận.
Kíp phẫu thuật của Bệnh viện Saint Louis thực hiện quy trình bộc lộ các tạng trong ổ bụng một cách thuần thục, cẩn trọng và chính xác. Đây là ca hiến tạng có bất thường giải phẫu mạch máu vùng bụng: động mạch chủ bụng nằm bên phải, tĩnh mạch chủ bụng nằm bên trái và bắt chéo phía trước khi lên đến ngang rốn gan. Những bất thường này đã được xác định rõ nhờ chụp cắt lớp vi tính toàn thân có sử dụng thuốc cản quang trước mổ.
Ê-kíp lấy gan đến từ thành phố Toulouse đến muộn hơn dự kiến khoảng 30 phút, nhưng vẫn tiến hành các thao tác phẫu tích và lấy gan một cách tỉ mỉ, chuẩn xác. Trong khi đó, ê-kíp lấy tim đến từ Bordeaux thực hiện kỹ thuật lấy tim rất thuần thục; ngay sau khi hoàn tất, quả tim được chuyển đi khẩn trương đến địa điểm ghép. Kíp lấy gan tiếp tục hoàn tất việc lấy gan và vận chuyển trở lại Toulouse. Cuối cùng, hai quả thận được lấy thành công: một quả được giữ lại để ghép tại Bệnh viện Saint Louis, quả còn lại được chuyển đến một bệnh viện khác trong khu vực Paris.
Toàn bộ quy trình diễn ra theo đúng quy chuẩn và minh chứng cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong hệ thống điều phối ghép tạng quốc gia của Pháp – một trải nghiệm thực tiễn quý báu đối với các chuyên gia Việt Nam trong quá trình học hỏi và hoàn thiện hệ thống ghép tạng trong nước.
Phát biểu kết thúc chương trình làm việc, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã thay mặt Đoàn công tác bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo và các ê-kíp chuyên môn của Bệnh viện Pitié-Salpêtrière và Bệnh viện Saint-Louis vì sự đón tiếp trọng thị, đồng thời đánh giá cao những chia sẻ cởi mở, thực tiễn cũng như quá trình tổ chức bài bản trong điều phối, hiến, lấy và ghép tạng tại hai cơ sở y tế hàng đầu của Pháp.
Thứ trưởng nhấn mạnh, những kinh nghiệm quý báu mà đoàn ghi nhận được trong chuyến công tác lần này sẽ là cơ sở quan trọng để Việt Nam nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện mô hình hệ thống hiến – ghép tạng theo hướng hiện đại, công bằng và phù hợp với điều kiện thực tiễn trong nước. Ông cũng bày tỏ mong muốn hai bệnh viện tiếp tục đồng hành, hỗ trợ chuyên môn và thúc đẩy hợp tác với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cũng như các bệnh viện tại Việt Nam trong thời gian tới.
Lãnh đạo các đơn vị trân trọng cảm ơn Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đã trực tiếp dẫn đầu đoàn công tác, dành thời gian làm việc sâu sát và chia sẻ nhiều định hướng chiến lược có giá trị, đồng thời khẳng định cam kết sẽ tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác với phía Việt Nam, hướng tới mục tiêu xây dựng một mạng lưới hợp tác thực chất, hiệu quả và lâu dài trong lĩnh vực y học cấy ghép./.
Related news
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM: Điểm sáng của ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam
- Bộ Y tế Việt Nam làm việc với Cơ quan Y Sinh học Quốc gia Pháp: Học hỏi mô hình quản lý và điều phối hiến - ghép tạng hiện đại
- Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ, triển khai quyết liệt tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
- Bộ Y tế công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
- Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cuba
Asset Publisher
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế và Đoàn công tác đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu của Pháp
Sunday 2025-05-25 10:18Ngày 23 và 24/5/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia dẫn đầu, đã đến thăm và làm việc tại hai bệnh viện hàng đầu...
Sơ kết công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng
Friday 2025-05-23 01:02Sáng ngày 23/5 tại TP Cà Mau, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng đầu năm 2025 và triển...
Kết quả triển khai khảo sát các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV
Friday 2025-05-23 00:44Ngày 29/3/2025, Bộ Y tế phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi hành động phòng ngừa các bệnh lý...
83% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 ở TPHCM là NB.1.8.1
Sunday 2025-05-25 01:2883% mẫu giải trình tự gen của bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM là NB.1.8.1 - biến chủng đã được phát hiện tại 22 quốc gia trên thế giới. Ngày 24/5, Sở Y tế TPHCM cho biết, 83% mẫu...
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM: Điểm sáng của ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam
Sunday 2025-05-25 01:20Qua 45 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến, điều trị thành công nhiều ca bệnh phức tạp…Bệnh viện được đánh giá là đơn vị...
Bộ Y tế Việt Nam làm việc với Cơ quan Y Sinh học Quốc gia Pháp: Học hỏi mô hình quản lý và điều phối hiến - ghép tạng hiện đại
Sunday 2025-05-25 01:15Làm việc với Cơ quan Y Sinh học của Pháp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn - Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế Việt Nam bày tỏ cảm ơn cơ quan này đã cung cấp chia sẻ nhiều thông tin...
Nhóm dị tật rất thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua ở trẻ
Sunday 2025-05-25 01:12Dị tật tiết niệu sinh dục là 1 trong 3 nhóm dị tật bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ em, cùng với dị tật thần kinh và tim mạch. Tuy nhiên, đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ qua mặc dù tỷ lệ trẻ...
Xác định mức phụ cấp nghề đối với viên chức y tế
Sunday 2025-05-25 01:10Bà Nguyễn Thị Trang (Thanh Hóa) là viên chức, mã ngạch V.05.02.07, đang trực tiếp làm các công việc phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Bà Trang hỏi,...
Bác sĩ tiêm chủng kịp thời cứu bệnh nhân đột quỵ trong “thời điểm vàng”
Sunday 2025-05-25 01:08Một bác sĩ thuộc Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu trên đường Cách mạng tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng sơ cứu và kịp thời phối hợp cùng bệnh viện cứu sống...
Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn thực phẩm
Sunday 2025-05-25 01:06Từ đầu năm 2025 đến nay vẫn liên tục xảy ra các vụ ngộ thực phẩm, khiến hàng trăm người phải nhập viện. Đáng chú ý, số vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể đông người, các cơ sở...
Phát triển chuyên sâu, tiệm cận trong y học bào thai
Saturday 2025-05-24 00:21Ngày 24/5/2025 tại Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương tổ chức Hội nghị Y học bào thai thường niên lần thứ 3 năm 2025 với sự tham gia của 500 đại biểu, đại diện cho hơn 20 bệnh viện chuyên khoa...
Lý do trường hợp mắc COVID-19 ở Đắk Nông phải lọc máu, thở máy
Saturday 2025-05-24 04:35COVID-19 hiện chưa có biến thể đột biến gene, ở nước ta, COVID-19 đang được định danh bệnh nhóm B (giống bệnh cúm thường). Trường hợp mắc COVID-19 thở máy ở Đắk Nông là người bệnh có nhiều bệnh...
Bộ Y tế đề xuất nhiều hành vi nghiêm cấm và các cụm từ không được sử dụng trong quảng cáo mỹ phẩm
Saturday 2025-05-24 04:33Bộ Y tế đề xuất nghiêm cấm sử dụng hình ảnh, tên, trang phục, thư từ, bài viết của các cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để làm công cụ quảng cáo; đưa các thông tin, hình ảnh nằm...
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
Saturday 2025-05-24 04:29Chiều 23/5, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng đoàn công tác của Trung ương đã kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức tại Hà...