HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Wednesday 2024-12-04 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Tuesday 2024-12-03 10:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Tuesday 2024-12-03 08:47

Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Tuesday 2024-12-03 08:36

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Monday 2024-12-02 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Monday 2024-12-02 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Sunday 2024-12-01 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sunday 2024-12-01 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Saturday 2024-11-30 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Friday 2024-11-29 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Friday 2024-11-29 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thursday 2024-11-28 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thursday 2024-11-28 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Tuesday 2024-11-26 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Monday 2024-11-25 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Saturday 2024-11-23 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Saturday 2024-11-23 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Saturday 2024-11-23 01:34

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024

Saturday 2024-11-23 01:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World

Friday 2024-11-21 22:36

Asset Publisher Asset Publisher

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc

04/12/2024 | 10:03 AM

 | 

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một khâu quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc- Ảnh 1.

Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc - Ảnh: VGP/HM

Hiện nay, việc bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng trở nên cấp thiết khi các vụ ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra liên tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin của người tiêu dùng.

Một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc này là do thực phẩm không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là quá trình theo dõi, ghi nhận và cung cấp thông tin đầy đủ về "hành trình" của thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển và đến tay người tiêu dùng.

Theo đó, thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại như mã vạch, QR code, RFID (nhận diện tần số vô tuyến), người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc, chất lượng và các thông tin liên quan đến thực phẩm trước khi quyết định sử dụng.

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất và thương mại hàng hóa. Các tiêu chuẩn quốc tế như GS1, ISO 22005 cũng đang trở thành thước đo chung để đánh giá khả năng truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm.

Nếu các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn này, sẽ giúp cải thiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản...

Theo các chuyên gia, giải pháp truy xuất nguồn gốc cần gắn kết chặt chẽ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Điều này vừa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, vừa mở ra những cơ hội giao thương và hợp tác quốc tế, giúp sản phẩm Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

Tăng cường giám sát từ gốc

Tại Hà Nội, thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, thời gian qua cơ quan này đã kiểm tra, giám sát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại 19 cơ sở dịch vụ ăn uống trong khu vực sân bay trên địa bàn. Kết quả cho thấy, có 12 cơ sở đạt tiêu chuẩn. Xét nghiệm nhanh các mẫu thực phẩm tại các cơ sở này cũng cho thấy 190/190 mẫu đạt yêu cầu.

Để kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản từ nơi sản xuất đến bàn ăn, tại nhiều huyện, xã của Hà Nội cũng đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng địa phương cũng tăng cường kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các bếp ăn tập thể; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến