HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tập đoàn NIPRO Nhật Bản

Saturday 2025-02-15 12:17

Tôn vinh, tri ân những đóng góp của thầy thuốc qua các giai điệu đẹp về ngành y

Saturday 2025-02-15 05:16

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam và Phần Lan

Friday 2025-02-14 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tổng hội Y học Việt Nam

Thursday 2025-02-13 01:00

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thursday 2025-02-13 00:58

Bộ Y tế dâng hương Y tổ, tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thursday 2025-02-13 00:53

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Wednesday 2025-02-12 06:29

Hội nghị góp ý kiến dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Wednesday 2025-02-12 01:11

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Tuesday 2025-02-11 03:48

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Monday 2025-02-10 14:34

Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Khởi công Công trình “Nhà khám chữa bệnh và điều trị

Friday 2025-02-07 09:19

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Thursday 2025-02-06 13:21

Họp rà soát công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thursday 2025-02-06 08:38

Thủ tướng: Cả nước có Tết và nhân dân ai cũng có Tết

Tuesday 2025-02-04 02:14

Bộ Y tế gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Monday 2025-02-03 07:02

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bác sĩ, nhân viên y tế trực Tết, chúc mừng “công dân nhí” chào đời đêm Giao thừa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Wednesday 2025-01-28 18:32

Thủ tướng thăm chúc tết và kiểm tra công tác ứng trực khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương: Lan tỏa giá trị cốt lõi của ngành Y tế

Monday 2025-01-27 15:47

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi động viên các bác sĩ, nhân viên y tế và tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K

Sunday 2025-01-26 00:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc Tết, động viên người bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Friday 2025-01-24 12:23

Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công dịp Tết nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Friday 2025-01-24 03:18

Asset Publisher Asset Publisher

Cúm mùa làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch

14/02/2025 | 14:08 PM

 | 

 

Nếu mắc cúm mùa, người có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp sẽ đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng nặng như viêm phổi, suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch; viêm cơ tim...

Bác sĩ khám, tư vấn cho người bệnh.

Bác sĩ khám, tư vấn cho người bệnh.

Những biến chứng có thể xảy ra với người có bệnh nền tim mạch khi mắc cúm

Miền bắc đang chuyển thời tiết sang giá buốt và theo dự đoán sẽ tiếp tục chuyển biến sang hình thái nồm ẩm. Trong bối cảnh số người mắc cúm mùa ngày càng gia tăng thì yếu tố thời tiết càng là điều kiện thuận lợi để số người mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cúm mùa có thể làm nặng lên các triệu chứng ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân có bệnh nền tim mạch.

Cúm mùa có thể gây sốt, mất nước và tăng nhu cầu oxy khi nhiễm cúm khiến tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến suy tim cấp mất bù ở bệnh nhân suy tim, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tim mạch. Thêm nữa bệnh nhân tăng huyết áp hoặc suy tim thường đang được bác sĩ kê đơn các thuốc giãn mạch và lợi tiểu, khi bị cúm bệnh nhân có thể bị mất nước và giãn mạch do sốt do đó cần tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch ngay để điều chỉnh các loại thuốc này.

Cúm mùa cũng có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch ở cả người khỏe mạnh và đặc biệt là bệnh nhân có bệnh nền tim mạch. Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính.

Hơn nữa cúm mùa thường gây phản ứng viêm hệ thống, làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, điều này sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch do xơ vữa.

Ba vấn đề lưu ý với người bệnh tim mạch

Có ba vấn đề chính người bệnh cần quan tâm: Chế độ uống thuốc, chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống.

Về chế độ thuốc, bác sĩ Hoài lưu ý cần duy trì thuốc tim mạch: Uống đúng liều, không tự ý ngưng (kể cả thuốc huyết áp, chống đông, statin). Quan trọng nhất là bệnh nhân cần hiểu mình đang được dùng những loại thuốc gì, tác dụng chính ra sao để theo dõi phù hợp.

Một số loại thuốc hay dùng khi điều trị triệu chứng của cúm như thuốc giảm đau hạ sốt, đặc biệt thuốc nhóm NSAID (ibuprofen..) hay corticoid có thể làm nặng lên triệu chứng suy tim, tăng huyết áp nên cần tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch và bác sĩ truyền nhiễm trước khi dùng.

Cúm có thể gây sốt cao, gây phản ứng giãn mạch mạnh và mất nước do đó nếu bệnh nhân tim mạch đang dùng các thuốc giãn mạch hay lợi tiểu cần chú ý theo dõi sát, cần thông báo cho bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị để có điều chỉnh kịp thời.

Về sinh hoạt, việc tiêm vaccine cúm có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch. Vaccine giúp giảm nguy cơ mắc cúm và giảm mức độ tiến triển nặng khi mắc cúm, điều này rất quan trọng với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là bệnh nhân suy tim sung huyết. Bên cạnh đó, cần lưu ý đeo khẩu trang, rửa tay, tránh nơi đông người; ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, tránh gắng sức nặng.

Về ăn uống, người bệnh tim mạch cần tăng cường miễn dịch bằng việc bổ sung vitamin C (cam, ổi), kẽm (hạt, thịt), tỏi; giữ cân bằng dịch bằng uống đủ nước (1.5-2 lít/ngày); kiểm soát huyết áp như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, tăng rau xanh và cá.

Nếu bị mắc cúm, người có bệnh tim mạch cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ truyền nhiễm, tham vấn ý kiến bác sĩ tim mạch đang quản lý điều trị về phác đồ tim mạch đang dùng xem có cần điều chỉnh thuốc tim mạch hay không. Cần lưu ý tái khám tim mạch ngay nếu có các triệu chứng sau: Nhịp tim nhanh kéo dài, khó thở, đau ngực, phù chân...

"Bệnh nhân tim mạch rất nên tiêm phòng vaccine cúm hằng năm, điều này đã được các hội tim mạch uy tín như hội tim mạch Mỹ, hội tim mạch Châu Âu , hội tim mạch Việt Nam khuyến cáo rất rõ: Vaccine cúm giảm 15-45% nguy cơ biến cố tim mạch. Chúng tôi khuyến cáo tiêm cho tất cả bệnh nhân tim mạch, kể cả người suy tim hoặc sau can thiệp mạch vành, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim", bác sĩ Hoài nói.

Lưu ý, những người mắc bệnh tim mạch cần khám bác sĩ tim mạch trước khi tiêm để bảo đảm tình trạng tim mạch, huyết áp đang được điều trị ổn định. Đặc biệt không tiêm vaccine nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp hoặc bệnh nhân đang có tình trạng cấp cứu về tim mạch, tình trạng suy tim mất bù. Nên tiêm vaccine dạng bất hoạt để bảo đảm an toàn, tránh vaccine sống giảm độc lực.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến