HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Tuesday 2024-12-24 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Monday 2024-12-23 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Monday 2024-12-23 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Monday 2024-12-23 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Saturday 2024-12-21 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Saturday 2024-12-21 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Saturday 2024-12-21 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Saturday 2024-12-21 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Friday 2024-12-20 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Friday 2024-12-20 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Friday 2024-12-20 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Friday 2024-12-20 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Friday 2024-12-20 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Friday 2024-12-20 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thursday 2024-12-19 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thursday 2024-12-19 04:33

Cuộc họp của Ủy ban điều phối chung Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế lần thứ 2

Wednesday 2024-12-18 09:09

Asset Publisher Asset Publisher

Cảnh báo từ CbiP: Nguy cơ nhiễm trùng nặng ở trẻ em khi dùng PPI

24/12/2024 | 16:10 PM

 | 

 

Một nghiên cứu quy mô lớn được công bố gần đây trên tạp chí JAMA Pediatrics đã cảnh báo về nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Trong bối cảnh đó, Trung tâm Thông tin Dược Điều trị Vương quốc Bỉ (CBiP) cũng đã đưa ra các cảnh báo quan trọng về việc sử dụng nhóm thuốc này ở trẻ em, nhấn mạnh nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe khi sử dụng PPI không đúng chỉ định.

Nghiên cứu thực hiện tại Pháp với hơn 1,2 triệu trẻ em cho thấy, trẻ được sử dụng PPI có nguy cơ nhập viện vì nhiễm trùng nặng cao hơn 34% so với nhóm không dùng thuốc. Nguy cơ này không chỉ xuất hiện trong thời gian sử dụng mà còn kéo dài sau khi ngừng thuốc, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên. Tác động của PPI được ghi nhận trên nhiều cơ quan, bao gồm hệ tiêu hóa, tai mũi họng, đường hô hấp và cả hệ thần kinh.

Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện rằng nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ dùng PPI tăng đến 52%, trong khi nhiễm trùng tai mũi họng và hô hấp dưới lần lượt tăng 47% và 22%. Nguy cơ nhiễm trùng hệ thần kinh, một dạng nhiễm trùng hiếm gặp ở trẻ em cũng tăng 31%. Bên cạnh đó, các nhiễm trùng do vi khuẩn tăng 56% và nhiễm trùng do virus tăng 30% trong nhóm trẻ có sử dụng PPI.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân PPI làm tăng nguy cơ nhiễm trùng là do sự thay đổi hệ vi sinh đường tiêu hóa. Khi độ pH trong dạ dày tăng, hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Ngoài ra, PPI còn làm giảm khả năng hoạt động của bạch cầu trung tính, những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn có tác động lên các cơ quan khác thông qua các cơ chế phức tạp, như trục ruột-phổi (gut-lung axis).

Trước tình trạng sử dụng quá mức thuốc PPI trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cho trẻ em, CBiP đã đưa ra khuyến cáo chỉ nên sử dụng PPI trong các trường hợp có chỉ định rõ ràng và cân nhắc cẩn thận lợi ích và nguy cơ.

Đáng lưu ý, tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng PPI đang có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia. Tại Pháp, tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2019. Các chuyên gia cảnh báo rằng trẻ sinh non, trẻ có bệnh nền hoặc sử dụng PPI kéo dài là những nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng của thuốc.

Nghiên cứu từ JAMA Pediatrics cùng cảnh báo của CBiP mang thông điệp chuyên môn quan trọng với các bác sĩ điều trị và phụ huynh. Việc sử dụng PPI cần được cân nhắc thận trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thay vì dùng thuốc, phụ huynh có thể tham khảo các biện pháp thay thế như điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi tư thế lúc ngủ hoặc sử dụng các thuốc kháng axit dịch vị khi cần thiết.

Việc lạm dụng thuốc không chỉ mang lại những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe mà còn làm gia tăng chi phí điều trị. Do đó, bác sĩ cần cân nhắc cẩn thận khi kê đơn, đồng thời hướng dẫn phụ huynh hiểu rõ về những rủi ro tiềm ẩn từ các thuốc PPI. Trong điều trị cho trẻ nhỏ, ưu tiên hàng đầu luôn phải là lợi ích và sự an toàn của trẻ.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

Cảnh báo từ CbiP: Nguy cơ nhiễm trùng nặng ở trẻ em khi dùng PPI - Cổng thông tin bệnh viện Bạch Mai

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến