HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Wednesday 2024-12-25 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Tuesday 2024-12-24 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Tuesday 2024-12-24 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Monday 2024-12-23 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Monday 2024-12-23 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Monday 2024-12-23 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Saturday 2024-12-21 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Saturday 2024-12-21 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Saturday 2024-12-21 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Saturday 2024-12-21 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Friday 2024-12-20 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Friday 2024-12-20 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Friday 2024-12-20 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Friday 2024-12-20 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Friday 2024-12-20 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Friday 2024-12-20 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thursday 2024-12-19 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thursday 2024-12-19 04:33

Cuộc họp của Ủy ban điều phối chung Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế lần thứ 2

Wednesday 2024-12-18 09:09

Asset Publisher Asset Publisher

Hội thảo Đối thoại chính sách “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”

25/12/2024 | 19:32 PM

 | 

 

Hội thảo Đối thoại chính sách với chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”.

Ngày 25/12/2024 tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo Đối thoại chính sách với chủ đề “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế; đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; cùng đại diện một số trường đại học; liên đoàn, uỷ ban, hiệp hội trong lĩnh vực công nghiệp dược và một số công ty dược phẩm.

TS. DS Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, TS. DS Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế cho biết, chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu: “Phát triển ngành Dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Đưa Việt Nam thành thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN”. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: “Phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ, gia công có phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc biệt dược gốc, vắc xin, sinh phẩm bao gồm cả sinh phẩm tương tự và một số thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được”.  Mục tiêu này thể hiện khát vọng của ngành Dược Việt Nam vươn lên tầm cao mới, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước lên cấp độ mới, để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm theo mục tiêu của Nghị quyết 20 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đồng thời đảm bảo tính chủ động, kịp thời trong cung ứng thuốc. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an ninh y tế quốc gia.

Chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc xin yêu cầu kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, quy trình phức tạp, yêu cầu đầu tư cao (dao động từ 5 -20 triệu đô la Mỹ đối với các thuốc hóa dược), thời gian dài, thường kéo dài trên 5 năm, yêu cầu cao về nhân lực... Tuy nhiên, chuyển giao công nghệ khi thành công đem lại những lợi ích dài hạn, bền vững, nâng cao trình độ công nghệ, xây dựng được năng lực tự chủ sản xuất thuốc giá trị cao, gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thành công của chuyển giao công nghệ phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của chính phủ, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút các công ty đa quốc gia đầu tư vào các dự án chuyển giao công nghệ.

Tại Việt Nam, nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích chuyển giao công nghệ, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các dự án đầu tư chuyển giao công nghệ đã được đề cập trong các văn bản khác nhau liên quan đến việc cấp giấy đăng ký lưu hành, ưu đãi đầu tư về thuế, vay vốn, đất đai; ưu đãi trong mua thuốc, chính sách giữ giá, giảm giá; chính sách phát triển nhân lực cho chuyển giao công nghệ … Tuy nhiên thực tế cho thấy kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược còn khá hạn chế. Tính đến năm 2024, chỉ có tổng số 20 thuốc phát minh thực hiện chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, trong đó 3 thuốc được cấp số đăng ký. Công nghệ sản xuất dược phẩm của Việt Nam mới đạt gần cấp độ 3 trên 4 theo thang đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Sản xuất thuốc trong nước mới đáp ứng 70% về số lượng và 46,3% về giá trị, còn khá xa so với mục tiêu đề ra đến năm 2030. Số lượng nhà máy sản xuất thuốc tăng lên 238 nhà máy đều đạt chuẩn WHO-GMP nhưng chủ yếu tập trung vào sản xuất thuốc generic. Thực trạng này đòi hỏi cần có những chính sách mạnh mẽ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược trong thời gian tới, tạo đà phát triển công nghiệp sản xuất thuốc trong nước.

Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ các bài học thành công về chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trên thế giới; đánh giá phân tích thực trạng và cơ hội, thách thức của chuyển giao công nghệ tại Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các dự án chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và vắc-xin trong thời gian tới.

Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam phát biểu tại hội thảo

 

Chia sẻ tại hội thảo Ông Atul Tandon, Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan để đạt được những mục tiêu chung trong nỗ lực chuyển giao công nghệ xuyên biên giới trong tương lai. Ông Atul Tandon bày tỏ tin tưởng rằng với sự hợp tác từ nhiều cấp và đối tượng khác nhau trong xã hội sẽ vượt qua những thách thức này một cách hiệu quả mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam.

Các đại biểu tham dự và lắng nghe các tham luận tại hội thảo

Tại hội thảo các đại biểu đã lắng nghe tham luận về “Chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ thuốc, vắc-xin tại Việt Nam và định hướng trong thời gian tới”,  “Thực trạng, kinh nghiệm quốc tế, và đề xuất giải pháp chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam”, “Cơ hội và thách thức của chuyển giao công nghệ thuốc, vắc-xin tại Việt Nam” với phần trình bày của đại diện Cục Quản lý Dược Bộ Y tế, nhóm nghiên cứu của Viện chiến lược và chính sách y tế và đại diện của doanh nghiệp dược phẩm tham dự hội thảo.

Buổi tọa đàm tại hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã cùng tham gia tọa đàm, lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và đại diện hiệp hội liên đoàn tập trung vào các vấn đề thể chế, con người và nguồn lực đầu tư liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong sản xuất dược phẩm tại Việt Nam.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc và vắc-xin không chỉ là chìa khóa để đảm bảo an ninh y tế quốc gia mà còn góp phần xây dựng ngành công nghiệp Dược mạnh mẽ, tự chủ và cạnh tranh quốc tế. Hội thảo đã mang lại nhiều ý kiến đóng góp quý báu, giúp định hình các chính sách hiệu quả, công bằng và bền vững cho ngành y tế Việt Nam./.

 

 

 

 


Thăm dò ý kiến