Cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện
10/11/2024 | 18:32 PM
Các đại biểu tham dự hội nghị Đột quỵ Quốc tế năm 2024 với chủ đề tiếp cận đa chuyên khoa và trí tuệ nhân tạo
Sáng ngày 09/11/2024, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hội Đột quỵ Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia tổ chức hội nghị Đột quỵ Quốc tế năm 2024 với chủ đề “Tiếp cận đa chuyên khoa và trí tuệ nhân tạo”. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, đại diện một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia, Hội Đột quỵ Hà Nội, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và đại diện các tổ chức quốc tế cùng đông đảo các nhà khoa học.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đột quỵ hiện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu, đặt ra thách thức lớn đối với hệ thống y tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mỗi năm, trên thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, tức là trung bình cứ mỗi 3 giây trôi qua lại xuất hiện 1 ca mắc mới. Chúng ta cũng phải chứng kiến 6,5 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó hơn 6% xảy ra ở người trẻ. Tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bệnh và con số đáng báo động này đang ngày càng leo thang. Mỗi trường hợp đột quỵ không chỉ là một người bệnh cần điều trị mà còn là một mạng sống, một gia đình bị ảnh hưởng trầm trọng. Chính vì vậy, Bộ Y tế đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu, cập nhật và triển khai các chiến lược phòng ngừa, cấp cứu và điều trị đột quỵ một cách toàn diện. Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và độ phức tạp của các ca bệnh, đòi hỏi hệ thống y tế phải có những bước tiến vượt bậc về cả công nghệ và mô hình tổ chức.
Bộ Y tế đánh giá cao chủ đề của hội nghị Đột quỵ Quốc tế năm nay. Đột quỵ là một căn bệnh phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chuyên ngành từ y học thần kinh, cấp cứu, phục hồi chức năng cho đến tâm lý học, nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Tiếp cận đa chuyên khoa không chỉ đơn thuần là sự hợp tác giữa các chuyên ngành mà còn tạo nên sức mạnh tổng hợp, cho phép chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về đột quỵ.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang mở ra những chân trời mới trong y học hiện đại. Trong lĩnh vực đột quỵ, AI giúp chúng ta phân tích nhanh chóng và chính xác dữ liệu hình ảnh, dự đoán diễn biến bệnh, tối ưu hoá kế hoạch điều trị và thậm chí cá nhân hoá phương pháp phục hồi chức năng cho từng bệnh nhân. Với các quốc gia đang phát triển, AI cũng tạo điều kiện giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách trong công tác chẩn đoán và điều trị so với các nước tiên tiến.
Hội nghị lần này có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ Mỹ, Nga, Anh, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapore... điều này không chỉ mang lại góc nhìn đa dạng và phong phú về các vấn đề liên quan đến đột quỵ mà còn tạo ra cơ hội quý báu cho Việt Nam học hỏi từ những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất từ các nền y tế phát triển trên thế giới. Bên cạnh 02 nội dung chính của hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu tham dự cùng tập trung thảo luận, khám phá thêm những chiến lược mới, những bước đi quan trọng để Việt Nam có thể từng bước kiểm soát gánh nặng bệnh tật này, đồng thời gợi ý một số nội dung:
Một là, vai trò quan trọng then chốt của cấp cứu ngoại viện trong điều trị đột quỵ. Đây là bước đầu tiên và có thể được coi là quan trọng nhất trong quá trình xử trí người bệnh đột quỵ. Sự can thiệp nhanh chóng trong khoảng thời gian vàng sẽ quyết định phần lớn đến kết quả điều trị và khả năng hồi phục của người bệnh. Do đó, chúng ta cần một hệ thống cấp cứu ngoại viện hiện đại, được đào tạo chuyên sâu và tích hợp chặt chẽ với các bệnh viện, để đảm bảo rằng người bệnh đột quỵ sẽ nhận được hỗ trợ y tế ngay từ những phút đầu tiên;
Việc phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện đã được thể chế hóa tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 của Việt Nam, trong đó đã quy định việc ưu tiên phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện, trong đó nêu rõ ưu tiên nguồn kinh phí để đầu tư thiết lập hệ thống cơ sở cấp cứu ngoại viện của Nhà nước, hệ thống tiếp nhận thông tin và điều phối cấp cứu, chi phí vận chuyển… và giao cho UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hệ thống này trên địa bàn quản lý. Bộ Y tế cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ cấp cứu ngoại viện. Tuy nhiên thực trạng còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, đi lại khó khăn. Chúng ta cần tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, và xây dựng các đơn vị cấp cứu lưu động tại các khu vực đông dân cư và các khu vực có nguy cơ cao. Đặc biệt, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên y tế ngoại viện về kỹ năng xử lý các trường hợp đột quỵ, giúp họ sẵn sàng trong mọi tình huống khẩn cấp;
Hai là, nâng cao năng lực đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia đột quỵ. Các chương trình đào tạo chuyên sâu, phối hợp với các tổ chức quốc tế và các bệnh viện đầu ngành nhằm cung cấp kiến thức mới nhất và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế. Cần khuyến khích việc tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo trong và ngoài nước để học hỏi các kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến từ các chuyên gia trên thế giới, từ đó áp dụng các mô hình, phương pháp phù hợp vào thực tế Việt Nam. Hội thảo quốc tế ngày hôm nay là một ví dụ điển hình;
Ngày 05/11/2024 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đột quỵ não” do các chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm biên tập. Đây là một tài liệu quan trọng, được xây dựng dựa trên những nghiên cứu và dữ liệu cập nhật nhất, nhằm cung cấp cho đội ngũ y tế một khung hướng dẫn chuẩn mực trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ. Tài liệu này bao gồm các quy trình chẩn đoán, các phương pháp điều trị tối ưu, từ cấp cứu ban đầu đến các phương pháp can thiệp nội khoa và ngoại khoa, cũng như các chỉ dẫn chi tiết cho việc phục hồi chức năng và theo dõi sau điều trị. Thứ trưởng Bộ Y tế hy vọng rằng, với bộ tài liệu này, đội ngũ y tế từ Trung ương đến địa phương sẽ có thêm công cụ và kiến thức cần thiết để đưa ra các quyết định điều trị chính xác, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh;
Ba là, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về đột quỵ. Cần triển khai các chiến dịch truyền thông với quy mô từ nhỏ đến lớn, từ các hoạt động tại cộng đồng địa phương cho đến các chương trình truyền thông quốc gia, từ báo đài chính thống đến các kênh truyền thông mạng xã hội, từ người già đến người trẻ, nhằm trang bị kiến thức cơ bản về phòng ngừa, nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ hay các biện pháp sơ cứu cơ bản cho từng người dân. Đột quỵ là bệnh lý mà thời gian là yếu tố quyết định sự sống còn và mức độ hồi phục của người bệnh. Vì vậy, nếu cộng đồng có thể nhận diện nhanh chóng các triệu chứng như méo miệng, yếu tay chân, nói khó hoặc mất ngôn ngữ, thì cơ hội cứu sống người bệnh sẽ tăng lên đáng kể.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định hội nghị không chỉ là diễn đàn khoa học mà còn là cơ hội để xây dựng và củng cố những mối quan hệ hợp tác quốc tế. Hy vọng rằng với sự chung tay của các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể cộng đồng y tế, chúng ta sẽ đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phòng ngừa và điều trị đột quỵ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình họ.
PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai phát biểu tại hội nghị
Gửi lời chúc mừng đến Hội Đột quỵ Hà Nội vì những nỗ lực tiên phong trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị đột quỵ, PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm đột quỵ, các khoa chuyên môn và các đối tác trong và ngoài nước, lĩnh vực đột quỵ tại Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu đáng tự hào, sánh vai cùng quốc tế.
PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Mai Duy Tôn, Chủ tịch Hội đột quỵ Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Hội nghị Đột quỵ quốc tế 2024: Tiếp cận đa chuyên khoa và trí tuệ nhân tạo được tổ chức vào hai ngày 08/11/2024 và ngày 09/11/2024. Nội dung hội nghị gồm các báo cáo cập nhật mới nhất về chẩn đoán điều trị, can thiệp mạch não và các kỹ thuật chuyên sâu về đột quỵ, có tính ứng dụng thực tiễn cao trong lâm sàng. Các phiên hội nghị hứa hẹn sẽ rất sôi nổi, hấp dẫn, với nhiều kiến thức mới và hữu ích.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cùng các đại biểu tham dự lễ cắt băng khai trương các gian hàng tại hội nghị
Hội nghị là nơi quy tụ các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, nghiên cứu viên đến từ các bệnh viện và các trường đại học y của các tỉnh thành trong nước và nhiều báo cáo viên nước ngoài là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia về đột quỵ đến từ các quốc gia như Ý, Singapore, Ấn Độ, Úc, Pháp, Nga, Anh,… cùng với gần 2.000 hội thảo viên từ khắp mọi miền đất nước, và khoảng 500 hội thảo viên tham dự trực tuyến./.
Related news
- Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
- Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc
- Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
- Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng
Asset Publisher
Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ
Wednesday 2024-12-04 09:12Ngày 04/12/2024 tại Hà Nội, tọa đàm về ung thư cổ tử cung đã được tổ chức với chủ đề “Ung thư Cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ”. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng...
Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Tuesday 2024-12-03 08:36Chiều ngày 02/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp Tập đoàn Dược phẩm Celltrion Hàn Quốc (Celltrion) nhằm trao đổi, thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp...
Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường
Monday 2024-04-29 08:36Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023 với chủ đề “Nước an toàn và đầy đủ cho mọi người”, kéo dài từ ngày 29/4/2023...
Ngành Giáo dục tích cực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường
Monday 2024-05-27 08:34Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo; các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng Sư phạm yêu cầu tích cực tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia...
Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3
Friday 2024-09-27 08:29Nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY gửi các...
10 khuyến cáo về phòng chống dịch trong và sau bão, lũ
Monday 2024-09-30 08:24Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa bão và lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là...
Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
Wednesday 2024-10-30 13:48Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo thống kê, cứ trong 100.000 phụ nữ sẽ có 24,5 người được chẩn đoán mắc ung thư vú ,Tuy nhiên nhận thức về căn bệnh này trong cộng đồng vẫn...
Ngày Nhà vệ sinh thế giới 2024: Vệ sinh vì hòa bình
Tuesday 2024-11-19 08:19Ngày Nhà vệ sinh thế giới được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm, nhằm truyền cảm hứng cho hành động giải quyết cuộc khủng hoảng vệ sinh toàn cầu, lời kêu gọi nghiêm túc về vấn đề...
Tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng
Thursday 2024-10-17 08:14Năm 2008, Liên Hợp quốc đã chọn ngày 15/10 hàng năm là ngày “Thế giới rửa tay với xà phòng” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà...
Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng (15/10): Rửa tay bằng xà phòng là biện pháp ít tốn kém giúp phòng bệnh
Monday 2024-10-14 08:06Rửa tay bằng xà phòng là một biện pháp dễ thực hiện, hiệu quả và tiết kiệm giúp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Wednesday 2024-12-04 07:38Sáng 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII...
Tìm các giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả
Wednesday 2024-12-04 03:06Chiều 3/12, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” để phân tích, luận bàn và tìm ra những giải pháp...
Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc
Wednesday 2024-12-04 03:03Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một khâu quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn...
Chú trọng khâu hậu kiểm trong quản lý an toàn thực phẩm
Wednesday 2024-12-04 03:01Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trong dịp lễ này sẽ tăng cao. Để hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, các cơ quan quản lý cần tập trung vào...
Sáu quan điểm cơ bản xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế
Wednesday 2024-12-04 02:59Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp yêu cầu bảo...
Số ca mắc sởi của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục gia tăng
Wednesday 2024-12-04 02:56Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi và rà soát tiêm bổ sung tại bệnh viện cho các trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn...