HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị Y tế cơ sở thành phố Cần Thơ lần thứ I năm 2024

Thứ Tư, ngày 23/10/2024 08:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn đại biểu thành phố Matxcova, Liên bang Nga

Thứ Tư, ngày 23/10/2024 01:05

Đoàn đại biểu Bộ Y tế tham dự Kỳ họp lần thứ 75 của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương: Tổng giám đốc WHO chúc mừng Việt Nam được công nhận đã thành công trong thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 22/10/2024 12:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Hoa Kỳ

Thứ Ba, ngày 22/10/2024 09:39

Lãnh đạo Bộ Y tế tham dự phiên thảo luận về biến đổi khí hậu và sức khỏe trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 75 của Tổ chức Y tế thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương

Thứ Ba, ngày 22/10/2024 04:28

Việt Nam loại bỏ bệnh mắt hột khỏi vấn đề sức khỏe cộng đồng

Thứ Ba, ngày 22/10/2024 01:33

Đoàn đại biểu Bộ Y tế tham dự Kỳ họp lần thứ 75 của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương

Thứ Ba, ngày 22/10/2024 01:12

Bộ Y tế bổ nhiệm Viện trưởng Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế

Thứ Hai, ngày 21/10/2024 12:47

Phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, tích cực tham gia hỗ trợ khám, chữa bệnh nhân đạo

Thứ Hai, ngày 21/10/2024 07:59

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được giao nhiệm vụ tuyến cuối khu vực Bắc Trung Bộ

Thứ Sáu, ngày 18/10/2024 10:00

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phúc lợi đoàn viên công đoàn giữa Công đoàn Y tế Việt Nam và Tổng Công ty cổ phần công trình Viettel giai đoạn 2024 – 2028

Thứ Sáu, ngày 18/10/2024 01:12

Khai mạc hội nghị Nha chu Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 15

Thứ Năm, ngày 17/10/2024 07:08

Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương: Tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách đột phá thu hút chuyên gia, nhà khoa học về làm việc tại trường

Thứ Năm, ngày 17/10/2024 06:29

Phát động chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú năm 2024

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 08:10

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Viện Pasteur Nha Trang

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 01:30

Nâng cao chất lượng hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Thứ Tư, ngày 16/10/2024 01:26

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 09:09

Hội thảo hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 09:03

Khai mạc hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 24

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 04:07

Hợp tác đào tạo Y khoa Pháp- Việt “điểm sáng” trong quan hệ hai nước

Thứ Ba, ngày 15/10/2024 03:21

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Truyền máu trong tử cung cứu sống thai nhi

13/06/2024 | 16:46 PM

 | 

Có tiền sử 3 lần thai lưu ở tuần 28 do bất đồng nhóm máu mẹ, nên cơ hội có thai lần thứ 4 với chị H. đầy nỗi sợ hãi. Để giúp sản phụ đón con thành công, các bác sĩ nỗ lực truyền máu trong tử cung để em bé tiếp tục phát triển khỏe mạnh tới tuần thai an toàn chào đời.

Bác sĩ thực hiện kỹ thuật truyền máu trong tử cung cho sản phụ.

Bác sĩ thực hiện kỹ thuật truyền máu trong tử cung cho sản phụ.

Ở lần mang thai thứ 4, chị H. thận trọng đi khám xét và luôn mong có một phép màu để chị không phải chịu nỗi đau đớn sau 3 lần mất con mà không rõ nguyên nhân vì sao.

Ở tuần thai thứ 24, qua siêu âm Doppler màu, các bác sĩ nhận thấy dấu hiệu tăng tốc độ dòng chảy trong động mạch não, chẩn đoán thai nhi thiếu máu.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tú, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, xét nghiệm máu mẹ cho kết quả nhóm máu hiếm Rh(-), thai nhi nguy cơ chết lưu do bất đồng nhóm máu mẹ.

"Người mẹ có nhóm máu Rh(-), thai nhi nhóm máu Rh(+), sau khi mang thai lần thứ nhất, máu mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại nhóm máu thai nhi do bất đồng nhóm máu Rh. Kháng thể máu mẹ truyền qua nhau thai và tấn công hồng cầu thai nhi, gây tan máu và lưu thai, sảy thai sớm", bác sĩ Tú cho hay.

Sản phụ được chỉ định truyền máu trong tử cung qua dây rốn nhằm bổ sung máu kịp thời cho thai nhi. Người mẹ được truyền kháng sinh, gây tê cục bộ; gây mê thai nhi trước khi can thiệp. Bác sĩ dùng máy siêu âm Doppler xác định chính xác vị trí của thai nhi để gây mê trực tiếp rồi cẩn thận đưa kim qua tử cung mẹ đến dây rốn để truyền máu.

Kỹ thuật này đòi hỏi đội ngũ gây mê hồi sức chuyên nghiệp; thao tác của bác sĩ cần chính xác tuyệt đối, tránh nguy cơ sốc phản vệ, nhiễm trùng. Dây rốn của thai nhi siêu nhỏ, nếu đâm kim nhiều lần gây co mạch dây rốn, nguy cơ suy thai, sinh non hoặc phải mổ bắt thai sớm.

Tuần 28, kháng thể của mẹ tiếp tục phá huỷ hồng cầu của thai nhi, bác sĩ thực hiện truyền máu cho bào thai thêm lần nữa. Sau 3 lần truyền máu, thai nhi ổn định. Thai 35 tuần, bác sĩ chỉ định mổ bắt thai sớm bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.

Bé gái ra đời nặng 2,4kg, bệnh tan máu khiến da vàng nhợt; hồi sức một lúc mới khóc. Bác sĩ tiếp tục chỉ định truyền máu thêm hai lần cho bé và tiêm chất trung hòa kháng thể của mẹ. Sau 4 tuần theo dõi, sức khỏe bé ổn định.

Bác sĩ Tú khuyến cáo, phụ nữ lần đầu mang thai nên thực hiện xét nghiệm Rh. Loại trừ nhóm máu Rh(-) khá đơn giản, không cần chuẩn bị trước. Nếu thai phụ có nhóm máu Rh(+) không cần điều trị. Sản phụ nhóm máu Rh(-), thai nhi Rh(+) khả năng cơ thể thai phụ tạo kháng thể gây hại cho lần mang thai tiếp theo.

Thai phụ mang Rh(-) nên thực hiện một số xét nghiệm máu khác sàng lọc kháng thể phát hiện kháng thể chống lại máu Rh(+) trong ba tháng đầu của thai kỳ, tuần thứ 28 của thai kỳ và khi sinh.

Nếu thai phụ chưa sản xuất kháng thể Rh, có thể cần tiêm globulin miễn dịch Rh. Globulin miễn dịch ngăn cơ thể sản phụ sản xuất kháng thể Rh trong thai kỳ. Nếu em bé sinh ra mang nhóm máu Rh(-) thì không cần điều trị bổ sung, còn em bé sinh ra là Rh(+), sản phụ sẽ cần tiêm mũi bổ sung sau khi sinh.

Bác sĩ Ngọc Tú khuyến cáo, cần lưu ý chặt chẽ chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh, bệnh lý về gen hoặc thai nhi hội chứng Down, bất thường nhiễm sắc thể, bệnh Thalassemia… Thai phụ cần đúng hẹn các lịch siêu âm, xét nghiệm.

Chẩn đoán sớm dị tật giúp điều trị sớm bất thường bằng thuốc hoặc can thiệp y học bào thai. Việc chẩn đoán sớm dị tật thai nhi có thể sửa chữa sứt môi, chẻ vòm, tay chân khoèo… giúp cha mẹ chuẩn bị tốt tâm lý hơn.

Các biện pháp chẩn đoán trước sinh gồm: chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, siêu âm, sinh thiết gai rau, chọc hút nước ối; chọc hút máu cuống rốn; xét nghiệm máu mẹ (triple test, quadro test); xét nghiệm DNA trong máu mẹ qua NIPT./.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến