HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Tôn vinh 61 tân sinh viên thủ khoa của 8 trường đại học Y, Dược phía Bắc

Thứ Hai, ngày 14/10/2024 01:46

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đánh giá cao những thành tựu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Chủ Nhật, ngày 13/10/2024 10:31

Bộ Y tế hỗ trợ Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An trở thành hạng đặc biệt

Chủ Nhật, ngày 13/10/2024 10:24

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Lạng Sơn

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 09:56

Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho sự phát triển của con người

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 06:53

55 năm Ngày thành lập Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Tiếp tục phát huy tốt vai trò là bệnh viện tuyến cuối, đầu tàu trong hệ thống Tai Mũi Họng

Thứ Sáu, ngày 11/10/2024 03:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Cu Ba

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 09:09

Tăng cường hợp tác về y tế nhân chuyến thăm chính thức của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tới Mông Cổ, Ireland và Pháp

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 07:52

Tăng cường hợp tác chuyển đổi số trong ngành Y tế

Thứ Năm, ngày 10/10/2024 00:10

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhân ghép tim - gan tại Bệnh viện Việt Đức

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 09:13

Chính thức đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Hà Nội

Thứ Tư, ngày 09/10/2024 08:35

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Belarus

Thứ Ba, ngày 08/10/2024 10:06

Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu và 149 cháu học sinh thành tích cao giai đoạn 2022-2024

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 12:38

Lễ phát động Chương trình vì sức khỏe cộng đồng “Mắt khoẻ ngời sáng tương lai”

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 07:43

Một tháng, BVĐK Đức Giang thực hiện thành công 5 ca ghép thận

Thứ Hai, ngày 07/10/2024 01:00

Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:57

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 08:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Viện Tony Blair vì sự phát triển toàn cầu

Thứ Sáu, ngày 04/10/2024 06:23

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 09:14

Bộ Y tế kiện toàn công tác cán bộ Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quỳnh Lập Nghệ An

Thứ Năm, ngày 03/10/2024 06:44

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nước lụt dễ mang nhiều mầm và cách xử trí

12/06/2023 | 10:56 AM

 | 

Nhiều đợt mưa lớn đang đổ bộ vào các tỉnh miền Trung gây lũ lụt nghiêm trọng. Lũ lụt tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, nhất là lúc mọi người đã quá mệt mỏi về thể chất và tinh thần khắc phục hậu quả ngập nước kéo dài.

 

1. Rủi ro sức khỏe do nước trong lũ lụt không đạt vệ sinh

Nước ở vùng lũ lụt thường bị ô nhiễm bởi nước thải, hóa chất và có thể chứa đựng các vật sắc nhọn làm bằng kim loại hoặc thủy tinh. Nước thải có thể gây ra viêm da hoặc phát ban trên các bộ phận của cơ thể khi bị ngập trong nước lụt với thời gian dài như các vùng da của chân và bàn chân.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nước lụt cũng dễ mang nhiều mầm bệnh. Đó là một vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển nơi có mầm bệnh dịch tả, thương hàn... Những rối loạn tiêu hóa phổ biến là bệnh tiêu chảy hoặc các vấn đề về dạ dày nếu tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc tiêu thụ thức ăn, đồ uống nhiễm bẩn nước lũ.

Để hạn chế nhiễm trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) nhắc nhở phụ huynh không cho trẻ chơi với đồ chơi đã ngâm trong nước lụt, trừ khi đồ chơi đã được rửa kỹ. Tiếp xúc với nước lụt, ngoài nguy cơ phát ban da còn có thể nhiễm bệnh lý tai mũi họng và viêm kết mạc.

Lũ lụt có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe, nhất là lúc mọi người đã quá mệt mỏi chống lũ.

2. Dễ lây lan bệnh lý hô hấp trong bão lũ khi trú ẩn đông người

Các nhiễm trùng đường hô hấp có nhiều khả năng lây lan ở trong khu vực trú ẩn mưa lũ với quy mô nhiều người.

Trong lũ lụt, người dân khó có thể duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh lành mạnh. Khi mọi người ở cùng nhau trong những nơi trú ẩn với các nhóm người đông, thật dễ dàng để lây lan mầm bệnh.

Tốt nhất, nên tuân thủ vệ sinh chung và các khuyến cáo giữ gìn sức khỏe nơi trú ẩn.

3. Thương tích và nhiễm trùng da do mưa lũ

Nguy cơ thương tích trong và sau một đợt mưa lũ là rất cao. Nước lũ và các vùng nước đọng ẩn chứa nhiều rủi ro, bao gồm các bệnh truyền nhiễm, các mối nguy hiểm do chất hóa và thương tích.

Công an, giáo viên dọn bùn tại trường Mầm non xã Hương Thủy, huyện Hương Khê. Ảnh: Đức Hùng

Nếu đang có vết thương sẵn ở da, các xử trí ban đầu có thể giúp chữa lành các vết thương nhỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng. Thực hiện các bước sau để bảo vệ bản thân và gia đình của bạn:

Tránh tiếp xúc với nước lũ nếu bạn có vết thương hở;

Giữ vết thương hở càng sạch càng tốt bằng cách rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch;

Che sạch vết thương bằng băng không thấm nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng;

Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức nếu vết thương phát triển đỏ, sưng, hoặc rỉ dịch hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt, tăng đau, khó thở, nhịp tim nhanh.

Nếu bị thương tích trong mưa lũ, bạn có thể xử trí ban đầu vết thương như:

Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch;

Tránh chạm vào vết thương bằng ngón tay của bạn trong khi điều trị, nếu có thể hãy sử dụng găng tay cao su dùng một lần;

Loại bỏ đồ trang sức và quần áo khỏi phần cơ thể bị thương;

Băng ép trực tiếp băng vô trùng cho bất kỳ vết thương chảy máu nào để làm ngừng chảy máu;

Làm sạch vết thương sau khi chảy máu đã dừng lại;

Loại trừ bụi bẩn và vật lạ khỏi vết thương bằng nước đóng chai hoặc nước sạch hoặc dung dịch nước muối;

Nhẹ nhàng làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch;

Lau khô và dán băng dính hoặc vải sạch khô;

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

5. Thách thức dọn dẹp môi trường liên quan đến sức khỏe

Các bác sĩ thường thấy nhiều người bị nhiễm trùng đường hô hấp sau khi nước lũ rút đi. Ô nhiễm từ nước lũ và nấm mốc phát triển nhanh chóng trong môi trường ấm áp có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn hoặc gây dị ứng đường hô hấp.

CDC khuyên mọi người nên mang ủng cao su và găng tay khi dọn dẹp nhà cửa, tránh tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ vật dụng nào đã tiếp xúc với nước lụt, có thể dùng khẩu trang hoặc mặt nạ khi dọn dẹp. Tường, sàn và bất kỳ vật gì có bề mặt cứng tiếp xúc với nước lũ, mặt bàn hoặc khu vực vui chơi trẻ em cần phải được làm sạch bằng xà phòng và nước sạch, khử trùng bằng dung dịch thuốc tẩy.

Vải nên được giặt sạch bằng nước nóng hoặc giặt khô. Đồ nội thất như giường và ghế sofa bọc vải nên được phơi khô dưới ánh mặt trời và sau đó được xịt bằng các chất khử trùng. Thảm nên được làm sạch bằng hơi nước và phơi khô. Thực phẩm và đồ uống đã tiếp xúc với nước lũ nên được vứt bỏ.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho rằng, mọi người cũng nên vứt bỏ thuốc đã ngâm nước, vì thuốc có thể không còn an toàn nếu chúng tiếp xúc với nước bị ô nhiễm.

7 rủi ro thường gặp đối với sức khỏe mùa mưa lũ và các cách xử trí ban đầu - Ảnh 2.

Những người sinh sống gần nước đọng nên cẩn thận hơn trong vấn đề phòng bệnh do muỗi đốt sau lũ lụt.

6. Rủi ro sức khỏe do nước đọng sau lũ lụt

Sau khi lũ lụt đi qua, có nguy cơ gia tăng nhiễm một số căn bệnh do muỗi đốt như sốt xuất huyết. Muỗi mang mầm bệnh phát triển mạnh trong nước đọng và sinh sản nhanh chóng.

Khuyến cáo những người sinh sống gần nước đọng nên cẩn thận hơn trong vấn đề phòng bệnh do muỗi đốt sau lũ lụt. Nhưng phải luôn nhớ muỗi không phải là côn trùng duy nhất, còn có các sinh vật khác bao gồm kiến, động vật gặm nhấm, bò sát và vật nuôi trong nhà có thể đóng vai trò trung gian lây truyền bệnh. CDC khuyến cáo giữ khoảng cách an toàn để tránh bị côn trùng cắn trong và sau mùa mưa lũ.

Nước đọng có thể bị rò rỉ điện do các đường dây điện bị rơi trong các vùng ngập nước hoặc những đường dây điện ngầm nhưng điện vẫn đang hoạt động. Chính tình trạng này có nguy cơ bị gây điện giật cho bất cứ ai tiếp xúc.

7. Phát sinh rối loạn sức khỏe tinh thần do căng thẳng lo âu trong bão lũ

Nghiên cứu cho thấy có nhiều mối quan tâm về sức khỏe từ một trận lũ lụt, ngoài những mối nguy hiểm hiện hữu lên sức khỏe thể chất, mưa lũ và thảm họa thiên nhiên còn ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tinh thần. Bão và lũ lụt tạo thêm sự lo lắng, trầm cảm và căng thẳng, có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện có hoặc dẫn đến phát sinh những vấn đề rối loạn tâm thần kinh mới.

Hiện tại, người dân đang dốc sức phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, lại thêm căng thẳng do mùa bão lũ đến càng làm dễ bộc lộ các rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, lo lắng hoặc buồn phiền, suy nghĩ có thể trở nên lộn xộn, và có thể khó nhớ mọi thứ hoặc khó lắng nghe mọi người.

Một số người có thể phát triển các vấn đề liên quan đến những rối loạn tâm thần kinh liên quan đến rối loạn stress kéo dài do thảm họa thiên nhiên và dịch dã, nhưng phần lớn những người bị ảnh hưởng hồi phục nhanh chóng.

Nghiên cứu cho thấy, những người có kết nối chặt chẽ với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có xu hướng phục hồi tốt nhất, vì vậy các chuyên gia đề xuất chú ý đến những mối quan hệ xung quanh để giúp phục hồi tinh thần. Đối với những người có khó khăn về tinh thần kéo dài, nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ./.

 

 


Thăm dò ý kiến