HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:20

Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:11

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ngứa kéo dài, sắc tố da thay đổi, sụt cân... đi khám phát hiện mắc sán dây chuột

14/10/2024 | 08:42 AM

 | 

 

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 61 tuổi ở Đan Phượng (Hà Nội) đến thăm khám trong tình trạng ngứa kéo dài, không thuyên giảm, sắc tố da thay đổi, rối loạn tiêu hóa, gầy, sụt nhẹ cân và đã chữa nhiều nơi không tìm được căn nguyên...

Bệnh nhân là bà N.T.H, ở Đan Phượng, Hà Nội làm nghề phụ hồ. Cách đây hơn 1 năm, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện triệu chứng ngứa, sắc tố da thay đổi, bệnh nhân đi chữa trị bằng nhiều phương pháp nhưng chỉ giảm ngứa, sau một thời gian bệnh nhân tái phát lại.

Những tháng trở lại đây, người bệnh thấy vết ngứa lan rộng, không có dấu hiệu giảm cộng thêm ăn kém, rối loạn tiêu hóa, gầy, sụt nhẹ cân. Sau khi được người quen giới thiệu, bệnh nhân đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để kiểm tra.

Tại bệnh viện, qua thăm khám và kết quả xét nghiệm mẫu phân phát hiện có trứng sán Hymenolepis diminuta - bệnh sán dây chuột.

Ngứa kéo dài, sắc tố da thay đổi, sụt cân... đi khám phát hiện mắc sán dây chuột- Ảnh 1.

Thăm khám cho người bệnh mắc sán dây chuột tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.

ThS.BS Văn Thị Thơ - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết bệnh sán dây chuột do 2 loài sán là Hymenolepis nana (bệnh sán dây lùn) và Hymenolepis diminuta (bệnh sán dây nhỏ) gây nên.

Người mắc sán dây chuột do nuốt phải trứng sán dây nhỏ có trong ngũ cốc đã nấu sẵn, các loại thực phẩm, nước uống hoặc bàn tay có nhiễm trứng sán hoặc ấu trùng chưa trưởng thành có trong các loại động vật gặm nhấm (chuột), động vật chân đốt như gián hoặc mọt cám có trong ngũ cốc… hoặc có thể người mắc bệnh này chưa điều trị cũng chính là nguồn lây bệnh.

BS Thơ cho hay, khi người bệnh vô tình nuốt phải trứng sán, hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm sán, trong vòng 10 ngày sẽ phát triển thành sán.

Khi bị nhiễm nguồn lây, bệnh thường diễn tiến âm thầm, người nuốt phải trứng sán, hoặc ăn phải thực phẩm như mọt cám nhiễm sán dây nhỏ, mầm bệnh sẽ vào dạ dày, khu trú và gây bệnh ở nhung mao của ruột non, hồi tràng phá vỡ nhung mao ruột gây các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng thượng vị, quanh rốn…chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, ngứa vùng thân dưới…

Đôi khi có dấu hiệu thần kinh: mất ngủ, chóng mặt, co giật. Chính vì biểu hiện như vậy, người bệnh thường nhầm với bệnh lý về đường tiêu hóa, và các tình trạng bệnh lý khác. Chính vì thế, thường bị bỏ qua và người bệnh tốn kém đi khám điều trị các bệnh theo triệu chứng gặp phải.

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm và mắc bệnh sán dây chuột. Trường hợp của bệnh nhân H. là ca nhiễm sán dây chuột thứ 2 được phát hiện tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ.

Để chủ động phòng tránh bệnh sán dây chuột cùng với đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sức khỏe về nguyên nhân, tác hại, đường lây truyền và cách phòng chống của bệnh sán dây lùn/ sán dây chuột, BS Văn Thị Thơ khuyến cáo người dân cần:

Rửa tay bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã và trước khi chuẩn bị thức ăn;

Thường xuyên rửa tay, giữ gìn vệ sinh chung, đối với trẻ em cần hướng dẫn trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay để phòng chống bệnh;

Khi đi du lịch đến các quốc gia có nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cao hơn, hãy rửa, gọt vỏ hoặc nấu tất cả rau và trái cây sống bằng nước an toàn (nước khử trùng, chẳng hạn như nước đóng chai, nước đun sôi hoặc nước lọc) trước khi ăn;

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở và nơi làm việc, ăn chín uống sôi, đậy kín thức ăn để ngăn chặn chuột, côn trùng xâm nhập;

Khi thực phẩm có dấu hiệu hư họng thì không nên sử dụng./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến