Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá

04/11/2024 | 18:37 PM

 | 

Chiều ngày 04/11/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế (Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá) hợp Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và phát biểu tại hội thảo.

 

Tham dự có TS Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành của SEATCA; bà Bungon Ritthiphakdee, Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá SEATCA; đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế…

GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Việt Nam là một trong số các quốc gia thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11/11/2004 và thông qua Luật Phòng, chống tác hại (PCTH) vào ngày 18/6/2012.

"Sau khi Luật PCTH thuốc lá có hiệu lực, các nhóm giải pháp về PCTH thuốc lá được triển khai đồng bộ trên toàn quốc như truyền thông, giáo dục về PCTH thuốc lá; thực hiện môi trường không khói thuốc lá; chính sách về thuế thuốc lá; cảnh bảo sức khoẻ; cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ các sản phẩm thuốc lá, cai nghiện thuốc lá… "- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu.

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTH thuốc lá cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 38,9% năm 2023.

Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên đã giảm, trong đó, ở nhóm 13-17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019, ở nhóm 13-15 tuổi giảm từ 2,5% (GYTS 2014) xuống còn 1,9% (GYTS 2022). Đồng thời, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể cả ở các hộ gia đình, nơi công cộng và nơi làm việc.

Đoàn chủ tọa hội thảo.

Tuy nhiên, công tác PCTH thuốc lá tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, đặc biệt là nam giới. Trong khi đó các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá hút Shisha) đang làm gia tăng trong tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này ở đối tượng thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ.

“Khả năng tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá rất dễ dàng, thuốc lá được bán ở khắp mọi nơi làm cho công tác PCTH thuốc lá tại Việt Nam càng gặp khó khăn; trước những thách thức hiện nay trong công tác PCTH thuốc lá và những ưu tiên về hoàn thiện các chính sách, tăng cường các giải pháp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại ASEAN nói chung và tại Việt Nam nói riêng, sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trong khu vực là vô cùng cần thiết”- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

TS.BS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu.

Tại hội thảo,TS.BS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Trên thế giới sử dụng thuốc lá gây 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới (trong đó có khoảng 1 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động. Tại Việt Nam có 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam.

Thông tin từ WHO, việc sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Tổng cộng là 104.300 ca tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá, cao gấp 10 lần so với tử vong do tai nạn giao thông gây ra; về thiệt hại của sử dụng thuốc lá liên quan đến kinh tế, theo ước tính của WHO, tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ USD.

Qua khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh tại 700 cơ sở khám chữa bệnh cho thấy chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do: dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp.

TS. Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành của SEATCA phát biểu.

Tại hội thảo TS Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành của SEATCA, cho biết: Việt Nam giống như các nước ASEAN khác, đang phải đối mặt với vấn đề gia tăng sử dụng các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đặc biệt là trong giới trẻ.

"Chính sách cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này và tránh lặp lại sai lầm khi để nạn dịch thuốc lá gia tăng"- TS Ulysses Dorotheo nhấn mạnh.

Thông tin tại hội thảo cho thấy hơn bốn mươi quốc gia và vùng lãnh thổ đã cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Tại ASEAN, Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan đã ban hành lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong khi Indonesia, Malaysia và Philippines - những quốc gia đã nhượng bộ trước áp lực của ngành công nghiệp thuốc lá (CNTL) và cho phép bán và quảng cáo các sản phẩm gây hại và gây nghiện này đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với tình trạng hút thuốc điện tử ở giới trẻ. Việt Nam nên xem xét bài học từ các quốc gia này khi quyết định cấm hay quản lý các sản phẩm này.

Toàn cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng được nghe một số nội dung như: Thực trạng sử dụng thuốc lá và các chính sách về PCTH thuốc lá tại Việt Nam; các tiến bộ trong kiểm soát thuốc lá ở ASEAN: Thông điệp chính từ Atlas Kiểm soát thuốc lá ASEAN (Ấn bản thứ 6); Điều 6 của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) về thuế thuốc lá (Thuế thuốc lá tại Việt Nam và ASEAN, Giải quyết các thách thức từ ngành công nghiệp thuốc láTrẻ em và thanh thiếu niên là mục tiêu của ngành công nghiệp thuốc lá; sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách về thuốc lá nung nóng…/.


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Gia đình 2 người bệnh chết não hiến tạng của người thân để hồi sinh cho 12 cuộc đời

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:20

Nhập viện cấp cứu vì uống Oresol chữa tiêu chảy không đúng cách

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:19

Bến Tre tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh thủy đậu

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:17

Bộ Y tế đề xuất quy định mới áp dụng tiêu chuẩn GMP với các thuốc có nguy cơ cao

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:15

Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:11

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 03:22

Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 02:17

Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:51

Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:48

Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:46

Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:44

Kinh nghiệm của các nước trong thực thi quy định cấm thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 01:39

Hội thảo Đối thoại chính sách “Thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp”

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 12:32

Bệnh viện Bình Dân lần đầu tiên phẫu thuật robot trong tái tạo cơ hoành

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:48

Phẫu thuật, tái lưu thông ruột cho bệnh nhân tắc ruột dính

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:46

Cặp vợ chồng đón tin vui sau 11 năm hiếm muộn

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:44

Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo vào trong thành bụng điều trị thoát vị rốn

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:41

Điều trị cho bé gái 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:38

Chìa khóa vàng giúp bệnh nhân ung thư sống thêm 10-20 năm

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 08:37

Thăm dò ý kiến