Điểm tin y tế ngày 06/5/2018

07/05/2018 | 01:31 AM

 | 

I.THÔNG TIN Y TẾ TRONG NƯỚC

1.            Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch kỷ niệm 10 năm thành lập: Sáng 5-5, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập trường trên cơ sở Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM. 

Đến dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Võ Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu. 

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Ngô Minh Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã ôn lại truyền thống của nhà trường, trong những năm qua trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực y tế chủ yếu cho TPHCM và các tỉnh phía Nam, thực hiện nhiều công trình nghiên cứu y học sức khỏe cấp quốc gia và quốc tế.

Qua 10 năm hoạt động, nhà trường đã đào tạo được 1.422 bác sĩ đa khoa chính quy, 500 bác sĩ tuyến y tế cơ sở (hệ Đại học y tập trung 4 năm cho vùng sâu vùng xa của các tỉnh thành phía nam từ Đà Nẵng trở vào), hơn 8.000 cử nhân điều dưỡng xét nghiệm, kỹ thuật y học và điều dưỡng trung học.

Nhân lực được đào tạo từ nhà trường đều được các cơ sở y tế trong và ngoài nước chấp nhận và đánh giá cao. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đều được các đơn vị y tế trên địa bàn TPHCM thu nhận hoặc được tu nghiệp tại các nước phát triển. Bên cạnh đó, trường cũng đạo tạo sau đại học cho hàng ngàn bác sĩ các chuyên khoa như: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa, chẩn đoán hình ảnh, tai mũi họng,...

Hiện nay nhà trường có 42 bộ môn với 456 giảng viên cơ hữu (trong đó có 2 Giáo sư, 14 Phó Giáo sư, 99 Tiến sĩ, 209 Thạc sĩ và nhiều bác sĩ CK1, CK2.

Vượt lên khó khăn thử thách từ những ngày đầu thành lập từ mức tuyển sinh 200 sinh viên/ 1 mã ngành Đại học cho đến hiện nay là 1.280 sinh viên/ 8 mã ngành Đại học chính quy và 56 mã ngành sau Đại học. Tổng số sinh viên đào tạo mã ngành Đại học và sau Đại học năm 2018 ước tính đã hơn 9000 sinh viên.

Ngoài ra nhà trường còn liên kết đào tạo với các trường đại học, viện nghiên cứu của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Pháp, Bỉ, Úc, Mỹ, ... Nhà trường hiện nay được TPHCM cho phép mở rộng tuyển sinh trong cả nước hệ Đại học chính quy và mở thêm các mã ngành mới sau đại học đào tạo CK1, CK2, thạc sĩ, tiến sĩ  đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu đánh giá cao những kết quả Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đạt được trong thời gian qua trong việc tạo dựng nguồn nhân lực y tế cho TPHCM và các tỉnh bạn. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Thu mong muốn, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tiếp tục phát triển một cách bền vững, đào tạo đội ngũ y bác sĩ giỏi về nghề, vững về y đức phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

“TPHCM sẽ luôn đồng hành cùng nhà trường, luôn tạo điều kiện cho nhà trường xây dựng và phát triển; đẩy mạnh xúc tiến giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở 2 của nhà trường tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh sớm nhất để xây dựng mô hình viện-trường giúp nhà trường có nơi giảng dạy, sinh viên có nơi thực hành khang trang, hiện đại”- Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Dịp này, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cờ truyền thống của UBND TPHCM và 14 tập thể, 12 cá nhân đón nhận Bằng khen của UBND TPHCM.  

2.            Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch khánh thành tòa nhà phục vụ giảng dạy hiện đại: Sáng 5-5, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức lễ khánh thành tòa nhà Khoa Dược, Nha, Y tế công cộng, Trung tâm kỹ năng và sáng tạo mô phỏng lâm sàng trực thuộc trường. Công trình có diện tích 987m²  với  tổng mức đầu tư hơn 143 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TP. Công trình được khởi công từ ngày 19-6-2016 đến tháng 4-2018 được hoàn thành, nghiệm thu và chính thức đi vào sử dụng với 10 tầng cao và 2 tầng hầm bao gồm các phòng học và làm việc của Khoa Dược, Nha, Y tế công cộng.

Các phòng học và làm việc được trang bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy và học tập cho các sinh viên, giảng viên, được xây dựng dưới sự tư vấn của giáo sư Mỹ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Phát biểu tại lễ khánh thành, PGS.TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, tòa nhà đi vào hoạt động sẽ góp phần phục vụ cho việc đào tạo, giảng dạy nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao cho TPHCM và các tỉnh, thành trên cả nước. 

Đồng thời hướng đến hội nhập quốc tế, phấn đấu đạt chỉ tiêu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 20 bác sĩ/10.000 dân, 42 giường bệnh đạt chuẩn của Bộ Y tế/10.000 dân và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thực hiện cung ứng dịch vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội.

3.             TP Hồ Chí Minh phát động sớm chiến dịch phòng chống dịch sốt xuất huyết năm 2018: Sáng ngày 5/5, tại tại quận 12 Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 8 năm 2018.Vào ngày 22/7/2010 tại Singapore diễn ra hội nghị cấp Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 10 đã thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm làm ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết.

Tuy nhiên trong năm nay, ngay từ đầu tháng 5 Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch này. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường sự phối hợp của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Phát biểu tại lễ phát động, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết: Lễ phát động chiến dịch: “Ngày ASEAN phòng, chống dịch sốt xuất huyết” lần thứ 8 là hoạt động cao điểm nhằm loại bỏ, xử lý các vật chứa nước làm nguồn sinh sản cho muỗi khi mùa mưa đến, xử lý và xóa các điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi trên toàn thành phố trong mỗi gia đình và tại từng điểm nguy cơ; đảm bảo hiệu quả phun hóa chất diệt muỗi và duy trì tính bền vững của hoạt động phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng.

Để thực hiện tốt công tác trên, Giám đốc sở Y Tế TP Hồ Chí Minh cho biết thêm rằng: Sở Y tế sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan kiểm tra, giám sát và xử lý các điểm nguy cơ nơi công cộng, trong tháng 4 đã xử lý các điểm nóng môi trường. Cùng với đó tổ chức các hoạt động tuyên truyền qua thông tin đại chúng, hội thi truyền thông tìm ra các mô hình hay để thay đổi hành vi nhận thức phòng chống dịch bệnh của người dân.

TP Hồ Chí Minh có khí hậu nóng ẩm, nhiều ao hồ kênh rạch cũng như mật độ dân số cao và di biến động lớn nên thuận lợi cho sự lây lan bệnh sốt xuất huyết. Trong năm 2017, bệnh sốt xuất huyết trên cả nước diễn biến phức tạp, nhưng tại TP Hồ Chí Minh do tổ chức tốt việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết bằng cách chuẩn bị đầy đủ nhân lực, tài lực và vật lực cho hoạt động phòng chống dịch bệnh. Số ca bệnh sốt xuất huyết trên toàn thành phố khoảng 19.500 ca giảm 11% so với cùng kỳ 2016, trong đó có 6 ca tử vong.

Do đặc điểm môi trường của TP hồ Chí Minh rất thuận lợi cho muỗi sinh sản, nên nguy cơ mùa dịch năm 2018 đến sớm và phát sinh các ổ dịch lây lan, kéo dài. Chính vì vậy, lễ phát động chiến dịch hường hứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết trước một tháng nhằm chủ động đáp ứng với diễn biến phức tạp cảu thời tiết. Ông Nguyễn Tấn bỉnh nhấn mạnh.

4.    Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về mật độ lưu hành sốt xuất huyết:

Sáng 5.5, tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (P.Hiệp Thành Q.12, TP.HCM), Sở Y tế TP.HCM phối hợp với Viện Pasteur, UBND Q.12 tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (SXH) lần thứ 8 cấp TP.

GS-TS Nuyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết 4 tháng đầu năm 2018 TP có có hơn 3.000 ca SXH nhập viện, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết phức tạp, mưa rào kèm nắng nóng, cùng với đó là đặc điểm sinh địa cảnh của TP rất thuận lợi cho muỗi sinh sản nên nguy cơ mùa dịch SXH 2018 đến sớm và phát sinh các ổ dịch lây lan, kéo dài là không tránh khỏi.

Đây là đợt cao điểm loại bỏ, xử lý các vật chứa có thể chứa nước làm nguồn sinh sản cho muỗi mỗi khi mùa mưa đến; xử lý - xóa các điểm nguy cơ, giảm nguồn sinh sản của muỗi trên toàn TP trong mỗi gia đình và tại từng điểm nguy cơ…

Giám đốc Sở Y tế kêu gọi nhà nhà diệt muỗi, diệt lăng quăng để phòng chống SXH. Ông cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP triển khai diệt muỗi, lăng quăng trong khuôn viên nơi mình quản lý. Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường phòng chống dịch SXH và đẩy mạnh việc xử phạt tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện biện phạt diệt muỗi, lăng quăng, để tồn tại các nguy cơ lây lan bệnh SXH theo Nghị định 176/2013 của Chính phủ. Từ đầu năm 2018 đến tháng 3.2018 các quận huyện đã ra 7 quyết định xử phạt vi phạm phòng chống dịch bệnh SXH.

Sau lễ phát động, ngành y tế đi thực địa kiểm tra tại các nhà dân. Tại hộ 121/4, KP.5, P.Hiệp Thành, Q.12, đoàn phát hiện trong 2 bát nhang ngoài trời chứa đầy lăng quăng nên đã yêu cầu chủ hộ đổ nước, đồng tuyên truyền cho hộ này về phòng chống SXH cũng như xử phạt hành chính nếu trong nhà, vườn có vật chứa nước có lăng quăng…

Theo ông Bỉnh, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong số 30 quốc gia có mật độ lưu hành SXH cao nhất thế giới và hơn 50% ca bệnh SXH nhập viện của Việt Nam tập trung các tỉnh miền Nam.

5.     Hơn 3.000 ca sốt xuất huyết nhập viện trong 4 tháng đầu năm:

Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc sở Y tế TP.HCM trong buổi lễ phát động chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” diễn ra tại TP.HCM vào ngày 5/5/2018.

Chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” tại TP.HCM có sự tham gia của đại diện các sở, ban, ngành trên địa bàn TP cùng với khoảng 1.400 người dân. Lễ phát động nhằm hưởng ứng chiến dịch tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, chủ động kiểm soát véc-tơ phòng chống sốt xuất huyết của cục Y tế dự phòng, bộ Y tế năm 2018.

Các hoạt động của chiến dịch này bao gồm: Kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nguy cơ về dịch bệnh, tổ chức chiến dịch truyền thông đến cộng đồng, tổ chức phát động chiến dịch tại các quận huyện, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng…

GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc sở Y tế TP.HCM cho biết, Việt Nam là quốc gia thứ ba trong số 30 quốc gia có mật độ lưu hành bệnh sốt xuất huyết cao nhất thế giới. Đặc biệt, hơn 50% ca sốt xuất huyết phải nhập viện của cả nước thuộc các tỉnh phía Nam.

Theo ông Bỉnh, năm 2017, nhờ công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết được triển khai tích cực với nhiều giải pháp nên số ca sốt xuất huyết phải nhập viện trên toàn thành phố khoảng 19.500 ca, trong đó có 6 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, con số này đã giảm được 11%.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, số ca sốt xuất huyết phải nhập viện của thành phố là hơn 3000 ca, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa rào kèm nắng nóng và đặc điểm địa sinh cảnh của thành phố thuận lợi cho muỗi sinh sản nên nguy cơ mùa dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm và phát sinh các ổ lây lan, kéo dài là khó tránh khỏi.

Việc phát động chiến dịch hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết là một trong những hoạt động nhằm duy trì tính bền vững của hoạt động phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng.

GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh đề nghị, cơ quan, công sở, người dân thành phố mỗi tuần dành 10 -15 phút để tìm và diệt các ổ lăng quăng nơi làm việc, sinh sống. UBND quận, huyện, phường, xã huy động mọi nguồn lực của địa phương tổ chức thực hiện các giải pháp phòng bệnh hiệu quả tại địa phương mình, nhất là đẩy mạnh việc xử phạt với các tổ chức cá nhân cố tình không thực hiện biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, để tồn tại nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết theo quy định.

6.     Cục Quản lý Dược: Hiện có 4 loại văc xin phòng bệnh dại được cấp lưu hành tại Việt Nam

Bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắcxin.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẩn Số 7545/QLD-KD gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Parteur Nha Trang, Tây Nguyên và Tp Hồ Chí Minh yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường, Cục đã nhận được một số thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa hè, nên các đơn vị không có đủ vắcxin dự trữ; do giá dự thầu cao hơn giá mời thầu; một số đơn vị chưa chủ động thay thế nguồn vắcxin trong trường hợp nguồn cung hiện tại có nguy cơ thiếu đột ngột.

Về tình hình vắcxin phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam, ông Cường cho hay, hiện tại có 4 vắcxin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu).

Công văn của Cục Quản lý Dược cho biết, theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu, khả năng cung ứng vắcxin phòng bệnh dại của năm 2018 là đủ để cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân.

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vắcxin cho tiêm chủng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn; đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện hoạt động tiêm chủng, tiêm vắcxin phòng dại cần có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, ký hợp đồng, đấu thầu, để cung ứng vắcxin đáp ứng đủ nhu cầu.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắcxin phòng dại.

Tại Việt Nam, theo thống kê của ngành y tế, số người tử vong vì bệnh dại cả nước trong các năm 2016, 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 lần lượt là: 91 (tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014); 62 và 18 người.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắcxin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắcxin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

Theo đánh giá từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắcxin.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh dại, tuy nhiên bệnh này có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắcxin và huyết thanh kháng dại.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

7.     Cục Quản lý Dược: Tăng cường quản lý chất lượng thuốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc.

   Theo Công văn của Cục Quản lý Dược, trong thời gian gần đây, qua công tác thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng tại một số tỉnh, thành đã phát hiện, xử lý một số cơ sở kinh doanh thuốc không duy trì việc tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý dược, mua bán thuốc không rõ nguồn gốc

Nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, đảm bảo chất lượng thuốc cung ứng cho công tác phòng chữa bệnh thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thuốc giả thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn góc, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở sử dụng thuốc tăng cường công tác quản lý, thực hiện đúng các quy định hiện hành về sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối, sử dụng thuốc và quy định về ghi nhãn thuốc.

Yêu cầu các cơ sở kinh doanh chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng phạm vi kinh doanh đã dược cấp phép. Chỉ kinh doanh, phân phối, sử dụng các loại thuốc đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành và được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh dược đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi kinh doanh phù hợp.

Triển khai, duy trì việc đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành tốt trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, bảo quản và sử dụng tại cơ sở theo đúng quy định. Duy trì nghiêm túc việc kiểm tra hậu kiểm, đối chiếu hồ sơ sổ sách, đối chiếu hàng hóa, kip thời phát hiện thuốc hết hạn dùng, thuốc có nghi ngờ về chất lượng. Biệt trữ bảo quản riêng biệt đối với các thuốc có nghi ngờ về chất lượng, nguồn gốc thuốc hết hạn dùng.

Nghiêm cấm mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc trôi nổi, thuốc hết hạn dùng, thuốc đã có thông báo thu hồi, thuốc của các tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh dược.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở phải nhanh chóng xây dựng và thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách thích hợp để đảm bảo truy tìm lại được cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở cung ứng cũng như cơ sở kinh doanh, sử dụng, cá nhân đã mua. Các thông tin này phải có sẵn để cung cấp cho cơ quan quản lý và nguời sử dụng dù ở đầu hay cuối kênh phân phối.

Tại công văn này, Cục Quản lý dược cũng chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ dược, Phòng Quản lý hành nghề, Phòng Y tế quận, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, duy trì việc đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành tốt, việc mua bán thuốc có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định hiện hành đối với các cơ sở cá nhân vi phạm mua bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc bị thu hồi, thuốc không có hóa đơn chứng từ phù hợp, đặc biệt tập trung vào các công ty đầu mối và cơ sở bán lẻ thuốc là tuyến cuối phân phối thuốc đến tay người sử dụng.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng công an, quản lý thị trường, hải quan tiến hành điều tra truy tìm tận gốc các vụ việc sản xuất buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc chưa được cấp phép sản xuất lưu hành.

8.     Nguy cơ chưa cung ứng đủ vaccine phòng bệnh dại?

 Theo Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường, đơn vị này nhận được một số thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vaccine phòng bệnh dại.

Theo ông Vũ Tuấn Cường, ngay từ quý I, nhu cầu tiêm phòng bệnh dại của người dân tăng cao, đặc biệt vào các tháng mùa hè, nên các đơn vị cung ứng không có đủ vaccine dự trữ. Lý do là giá dự thầu vaccine cao hơn giá mời thầu, ngoài ra còn do một số đơn vị chưa chủ động thay thế nguồn vaccine trong trường hợp nguồn cung hiện tại có nguy cơ thiếu đột ngột.

Về tình hình vaccine phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam, ông Cường cho biết, hiện tại có 4 loại vaccine phòng bệnh dại  được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam.

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vaccine cho tiêm chủng, Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện hoạt động tiêm chủng, tiêm vaccine phòng bệnh dại có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, ký hợp đồng, đấu thầu để đáp ứng đủ nhu cầu vaccine.

Theo thống kê của ngành y tế, số người chết vì bệnh dại trên cả nước năm 2016, là  91 (tăng 17% so với năm 2015); năm 2017 là 62 người và 4 tháng đầu năm 2018  là 18 người.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do bị chó cắn nhưng không đi tiêm phòng vaccine. Số người thiệt mạng chủ yếu ở vùng nông thôn - nơi vẫn có tập quán nuôi chó thả rông hoặc người nuôi không tiêm phòng vaccine cho đàn chó…

9.     4 tháng đầu năm, có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2018 có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại.

Hiện nay, tại nhiều nơi, nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè.

Trước tình hình trên, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các viện… yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường, đơn vị này nhận được một số thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại.

Nguyên nhân là do nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè, nên các đơn vị không có đủ vắcxin dự trữ; do giá dự thầu cao hơn giá mời thầu; một số đơn vị chưa chủ động thay thế nguồn vắcxin trong trường hợp nguồn cung hiện tại có nguy cơ thiếu đột ngột.

Về tình hình vắcxin phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam, ông Cường cho hay, hiện tại có 4 vắcxin phòng bệnh dại  được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu).

Vị đại diện Cục Quản lý Dược cho hay, theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu, khả năng cung ứng vắcxin phòng bệnh dại của năm 2018 là đủ để cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vắcxin cho tiêm chủng, Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện hoạt động tiêm chủng, tiêm vắcxin phòng dại có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, ký hợp đồng, đấu thầu, để cung ứng vắcxin đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo thống kê của ngành y tế, số người chết vì bệnh dại cả nước trong các năm 2016, 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 lần lượt là: 91 (tăng 17% so với năm 2015 và tăng 38% so với năm 2014); 62 và 18 người.

Thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắcxin phòng dại.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắcxin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắcxin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại./.

10.    Hiến máu tình nguyện - hành trình lan tỏa

Phong trào hiến máu tình nguyện đã trải qua hành trình 10 năm, tạo nên những thay đổi rõ rệt, số đơn vị máu và số tình nguyện viên hiến máu. Đây là kết quả một sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và ngành y tế.

Tuy nhiên, đến nay công tác hiến máu tình nguyện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua trong thời gian tới để đảm bảo đủ nguồn cung cấp máu an toàn trong điều trị bệnh tật.

Vượt hàng chục cây số để hiến máu tình nguyện

Là một trong những người được tuyên dương tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện công tác vận động hiến máu tình nguyện, ông Lê Đình Duật (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã bước sang tuổi 75 – cái tuổi không còn được hiến máu nhưng ông đã không quản ngại vất vả để đi vận động nhiều người tham gia hiến máu, tất nhiên trong đó có cả gia đình mình.

Chia sẻ về điều này, ông Duật cho biết: Khoảng 5, 6 năm đầu, việc vận động hiến máu còn gặp nhiều khó khăn, phải đi nhiều nơi để xin các tờ rơi tuyên truyền, các văn bản, quy trình của việc hiến máu… rồi đến phát cho mọi người, dành thời gian tâm sự với họ và lấy ví dụ về việc cả gia đình ông đều tham gia hiến máu nhưng chẳng ai bị ốm đau.

Không chỉ ông Duật mà hơn 135.000 thành viên hiến máu tình nguyện trên cả nước đều có tâm niệm muốn chia sẻ những giọt máu của mình để mang lại sự sống cho người khác. Bà Lê Thị Hà (xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tham gia hiến máu cách đây 20 năm, từ khi phong trào hiến máu chưa về địa phương. Trong Lễ hội Xuân hồng 2018, dù đang bận rộn đi cấy nhưng nghe tin có chương trình hiến máu, bà cũng tranh thủ cùng hai con của mình đến hiến máu. Trên gương mặt rạng rỡ niềm vui, bà Hà cho biết đây là lần hiến máu thứ 35 của mình.

Chị Nông Thị Gấm (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) năm nay 37 tuổi, bắt đầu điều trị bệnh Tan máu bẩm sinh từ khi mới 5 tuổi. Hơn 30 năm đi điều trị bệnh, chị đã phải truyền gần 1.000 đơn vị máu. Cảm động trước tấm lòng, tình cảm và sự nhiệt tình của những người tình nguyện, chị bày tỏ: “Tôi rất xúc động và biết ơn khi nhìn thấy hàng nghìn người đến hiến máu. Những người bệnh chúng tôi lại có thêm nguồn máu và được truyền máu mà không phải chờ đợi”.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Hàng loạt các sự kiện, chiến dịch hiến máu tình nguyện được tổ chức chuyên nghiệp, quy mô và bài bản như: Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết và tổ chức Lễ hội Xuân hồng; sự kiện hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7.4; Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè và “Hành trình Đỏ”, “Chủ nhật đỏ”... đã căn bản đáp ứng đủ nhu cầu về máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh, hàng triệu ngườibệnh nhờ đó đã được cứu sống. Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện tăng từ 72% (năm 2008) lên 98% (năm 2017).

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện Nguyễn Thị Kim Tiến, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta mặc dù khởi đầu muộn hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vựcvà trên thế giới, tuy nhiên hiện đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Tính đến năm 2017, trên cả nước có hơn 3.300 câu lạc bộ hiến máu với 135.000 thành viên (tăng gần 5 lần về số câu lạc bộ và 6 lần số thành viên so với năm 2008).

Thành công là vậy nhưng công tác hiến máu tình nguyện còn gặp các khó khăn, thách thức trong khi nhu cầu điều trị máu và các chế phẩm của người bệnh tiếp tục tăng. Công tác tuyên truyền, vận động hiến máu chưa phù hợp và rộng khắp tới mọi người có tiềm năng. Đối tượng tình nguyện chủ yếu vẫn là HSSV nên thường vào mùa hè, hoặc nghỉ Tết Nguyên đán lượng máu thường khan hiếm.

Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích, động viên người hiến máu chưa được thực hiện đầy đủ. Một số bệnh viện công lập chưa thực hiện chính sách hoàn máu cho người hiến tình nguyện khi phải vào viện điều trị... Thiết nghĩ, để thông điệp “Hiến giọt máu đào - trao đời sự sống” lan tỏa đến mọi người dân, công tác tuyên truyền và thực hiện công tác vận động hiến máu nhân đạo cần tiếp tục phải nỗ lực trong những năm tiếp theo. 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện trong 10 năm qua, số đơn vị máu nhận được là hơn 10.000 đơn vị máu mỗi năm tăng trung bình 8,5%, so với năm 2008, năm 2012 tăng gấp gần 2 lần và đến năm 2017 tăng hơn gần 3 lần.

11.   Ngày “Rửa tay toàn cầu” 5/5: Cùng rửa tay để kiểm soát nhiễm khuẩn

Ngày “Rửa tay toàn cầu” (5/5/2018) do Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam phát động nhằm nâng cao ý thức trong toàn thể đội ngũ nhân viên y tế tại các bệnh viện về tầm quan trọng của việc kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.

Trong lễ phát động, lãnh đạo các bệnh viện đã kêu gọi tất cả cán bộ nhân viên y tế thực hiện đúng, nghiêm túc 5 thời điểm và quy trình kỹ thuật vệ sinh tay do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Đồng thời duy trì thường xuyên để đạt kết quả cao nhất. Qua đó, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

BS.CK2. Trịnh Hữu Tùng – Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, hưởng ứng ngày “Rửa tay toàn cầu”, Bệnh viện đã kêu gọi tất cả cán bộ nhân viên y tế thực hiện đúng, nghiêm túc 5 thời điểm và quy trình kỹ thuật vệ sinh tay do Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. 

Sau lễ phát động, các thành viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã phối hợp cùng khoa Khám bệnh tham gia tuyên truyền cho bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi hiểu rõ về lợi ích, tầm quan trọng của việc rửa tay để phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời hướng dẫn bệnh nhi và thân nhân bệnh nhi phương pháp rửa tay đúng cách…

12.   Cả nước xảy ra gần 9.000 vụ tai nạn lao động, làm 928 người chết

Mặc dù công tác an toàn vệ sinh lao động ngày càng được chú trọng, tuy nhiên số vụ tai nạn lao động ngày càng gia tăng, số người chết vẫn còn cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2017, cả nước xảy ra tổng số 8.956 vụ tai nạn lao động, làm 9.173 người bị nạn, trong đó 898 vụ có chết người với 928 người chết...

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho biết thông tin trên tại hội thảo "Trách nhiệm của công đoàn (CĐ) trong việc phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp" được tổ chức vào sáng 5.5 tại TPHCM.

Nói về thực trạng công tác quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp người lao động (NLĐ) và quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc, ông Trần Anh Thành – đại diện Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế cho rằng: Việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp cũng làm tăng số lượng NLĐ tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp và gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) chưa quan tâm đến việc đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe NLĐ. Có tới trên 80% cơ sở lao động chưa thực hiện quan trắc môi trường lao động và chưa tổ chức khám bệnh nghiệp cho NLĐ.

Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế, chỉ tính riêng tại số cơ sở lao động được quản lý, hiện nay có gần 1,2 triệu người lao động tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố có hại, nguy hiểm, trong đó lao động nữ là hơn 626 ngàn người.

Trong số 933.186 mẫu quan trắc môi trường lao động, các yếu tố tác hại như vi khí hậu, bụi, ồn, ánh sáng, hơi khí độc, độ rung, phóng xạ, từ trường… đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3-18%. Trong các bệnh nghề nghiệp mà NLĐ hay mắc phải, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh NLĐ mắc nhiều nhất, sau đó là bệnh sạm da nghề nghiệp…

Về tai nạn lao động làm chết người, theo ông Lê Anh Tuấn – Phó Ban Chính sách pháp luật (LĐLĐ TPHCM), số vụ tai nạn lao động làm chết người phần lớn xảy ra trong lĩnh vực thi công, xây dựng. Năm 2017, trên địa bàn TPHCM, trong 102 vụ tai nạn lao động chết người có 71 vụ tai nạn lao động thuộc lĩnh vực này làm chết 66 người và bị thương nặng 5 người.

Các đại biểu tham dự cũng nêu ra những bất cập hiện nay trong công tác tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam có những kiến nghị sửa đổi.

Ông Mai Đức Chính tiếp nhận các ý kiến, đề xuất của các đại biểu tham dự và nhấn mạnh: Chủ trương, chính sách pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động được chú trọng, tuy nhiên công tác thực hiện còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

“Vai trò của CĐ, nhất là chúng ta có trách nhiệm trong việc đào tạo đội ngũ quản lý cán bộ an toàn vệ sinh viên. Quy định rất nhiều nhưng việc thanh kiểm tra còn giới hạn. Tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng đến tài sản của doanh nghiệp, nhà nước mà quan trọng nhất chính là sức khỏe, tính mạng của NLĐ. Nó có tác hại ghê gớm, đặc biệt những người đóng vai trò trụ cột gia đình, họ mất đi, hoặc mất hoàn toàn sức lao động mang đến hệ lụy rất lớn.

Việc trang bị cho NSDLĐ và NLĐ các kiến thức, kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là hết sức quan trọng, chủ động giúp họ phòng ngừa và hạn chế được các sự cố về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra

13.   Sẽ điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương thực tế

Tại Hội nghị xin ý kiến góp ý xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC. Bộ Y tế cho biết sẽ xây dựng, điều chỉnh mức giá khám bệnh theo kết cấu chi phí trực tiếp, tiền lương (theo lương cơ sở 1.390.000 đồng) và cộng thêm chi phí quản lý.

Trong năm 2018, Bộ Y tế sẽ xây dựng, ban hành mức giá khám chữa bệnh (KCB) kết cấu thêm chi phí quản lý. Như vậy, giá KCB sẽ gồm chi phí trực tiếp (theo định mức đã rà soát, giá vật tư, hóa chất tại thời điểm tính giá), tiền lương và chi phí quản lý. Mức lương để tính giá sẽ theo mức lương cơ sở thực tế là 1.390.000 đồng.

Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến mức giá sẽ tăng so với hiện nay khoảng 5-8%, tác động đến CPI khoảng 0,41% (trong đó, mức tăng do điều chỉnh theo lương cơ sở 1.390.000 đồng là 0,14%, đưa chi phí quản lý vào là 0,27%). Nếu CPI chung năm 2018 tăng cao, thì việc điều chỉnh giá KCB có thể bắt đầu áp dụng từ cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.

Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trước 15/5/2018, trong đó hướng dẫn nội dung thanh toán chi phí KCB của một số dịch vụ (khám bệnh, ngày giường bệnh, X-quang, CT, MRI, siêu âm thường, nội soi tai mũi họng) đối với các đơn vị có số lượng dịch vụ vượt định mức hoặc công suất tính giá.

Giai đoạn 2, Bộ Y tế cùng với Bộ Tài chính và BHXH Việt Nam sẽ khảo sát tổng thể, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để sắp xếp lại số dịch vụ hiện nay, xây dựng định mức và giá của 2.000 – 3.000 dịch vụ.năm 2018 tăng cao, thì việc điều chỉnh giá KCB có thể bắt đầu áp dụng từ cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.

14.   Vụ mổ không phép: Đình chỉ công tác bác sĩ phẫu thuật làm nhiều bệnh nhân bị tai biến

Liên quan đến 02 bệnh nhân bị tai biến sau phẫu thuật, trong đó có 01 bệnh nhân tử vong, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp đã tiến hành đình chỉ chuyên môn bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Văn Bé Ba - Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp

Trước thông tin phản ảnh “Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp tự ý áp dụng biện pháp phẫu thuật mới khi chưa được chuyển giao, cho phép...” làm nhiều bệnh nhân tử vong. Ngày 4/5, Sở y tế tỉnh Đồng Tháp đã có thông cáo báo chí, thông tin cụ thể vụ việc này.

Theo báo cáo BVĐK Đồng Tháp, chỉ có 03 trường hợp liên quan trong đó có 02 bệnh nhân bị tai biến sau phẫu thuật và chỉ có 01 trường hợp tử vong.

Như trường hợp bệnh nhân L.T.V, sinh năm 1956 không phải biến chứng của phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy để áp dụng các phương pháp điều trị bổ sung, không phải chuyển tuyến do tai biến của phẫu thuật.

Bệnh nhân L.T.V được mổ ngày 13/10/2017 (trước khi phẫu thuật bệnh nhân Đ.T.X). Phẫu thuật ở bệnh nhân này không phải phẫu thuật cắt khối tá tụy. Bệnh nhân tử vong nhiều tháng sau mổ do bệnh lý chứ không phải do tai biến phẫu thuật.

Còn trường hợp bệnh nhân Đ.T.X, sinh năm 1949 là trường hợp tai biến do lỗi kỹ thuật. Đây là phẫu thuật lớn trên bệnh nhân ung thư với tiên lượng nặng. Theo ghi nhận của y văn tỷ lệ tai biến bục miệng nối chiếm 5-7%. Đây là tai biến không mong muốn của các nhà phẫu thuật viên.

Về cơ sở pháp lý đối với phẫu thuật cắt khối tá tụy, Bệnh viện ĐKĐT được phép thực hiện theo Quyết định số 1060/QĐ-SYT ngày 18/11/2014 của Sở Y tế Tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, khi có phản hồi tuyến về các trường hợp tai biến, Ban Giám đốc bệnh viên đã chỉ đạo ngừng thực hiện kỹ thuật cắt khối tá tụy tại bệnh viện.

Trường hợp thứ 3 xảy ra với bệnh nhân P.T.Đ (SN1993) là bệnh nhân bị bướu cổ nhưng khi bác sĩ phẫu thuật làm đứt thực quản làm người thân bệnh nhân bức xúc nhất trong thời gian qua.

Về trương hợp này, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, xác nhận phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường nách của bệnh nhân Đ. có lỗi kỹ thuật của phẫu thuật viên làm đứt thực quản. Hiện bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp. Ban Giám đốc chỉ đạo thường xuyên thăm hỏi người bệnh và hiện nay tình trạng người bệnh đang hồi phục.

Riêng thông tin “Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp tự ý thực hiện kỹ thuật phẫu thuật khi chưa được chuyển giao, cho phép”… Sở y tế Đồng Tháp cho rằng: Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường nách đã được Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển giao kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp từ năm 2011 theo Hợp đồng chuyển giao kỹ thuật số 408/HĐCGKT-BV/2011. Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp được thực hiện mổ nội soi tuyến giáp theo Quyết định 1060/QĐ-SYT ngày 18/11/2014 và đã thực hiện thành công nhiều trường hợp.

Còn BS.CKII. Lê Văn Bé Ba (chuyên khoa II Ngoại tổng quát, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp) có giấy chứng nhận đào tạo về nội soi tuyến giáp số 2230/2017-B12 ngày 28/11/2017 do Trung tâm đào tạo và Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp.

Chiều 4/5, ông Trần Văn Lườm, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp, cho biết đã tạm đình chỉ hoạt động chuyên môn bác sĩ Lê Văn Bé Ba, trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp vì có nhiều lỗi kỹ thuật trong các ca phẫu thuật.

15.    Bác sĩ trung tâm y tế ở Huế bị tố tắc trách khiến cháu bé 3 tuổi chết oan

Gia đình cho rằng, do đội ngũ y, bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) tắc trách nên cháu P.T.G.B (3 tuổi) chết oan.

Chiều 5/5, trả lời PV VTC News, một lãnh đạo Công an huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị vừa nắm bắt thông tin một cháu bé 3 tuổi được cho là chết bất thường tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc và đang xác minh, làm rõ.

Trước đó, anh Phạm Thanh (28 tuổi, trú tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bức xúc phản ánh rằng, do sự tắc trách của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc nên con anh là cháu P.T.G.B (3 tuổi) chết oan sau khi được chuyển lên Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.

Trước đó, chiều 1/5, anh Thanh đưa con trai là cháu P.T.G.B (3 tuổi) đến Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc với triệu chứng đau sốt, nôn ói nhưng cháu vẫn ổn định. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, tình trạng cháu trở nên nguy kịch. Rạng sáng 2/5, cháu được Trung tâm chuyển lên Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế để cấp cứu nhưng sau đó cháu bé qua đời.

Gia đình anh Thanh tố đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc tắc trách khiến cháu B. chết oan nên người nhà đề nghị cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm những người có liên quan phải bồi thường thiệt hại cho gia đình.

Liên quan đến vấn đề kể trên, trả lời báo chí, ông Nguyễn Đình Lập - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc cho rằng, đây là sự việc không ai mong muốn, nhất là với những người trong ngành y tế chỉ làm nhiệm vụ cứu người. Vụ việc này xảy ra là trách nhiệm của bệnh viện.

"Hiện, bệnh viện đang rà soát để xem bị mắc ở những khâu nào trong nguyên nhân gây ra cái chết của cháu B. Đồng thời, đại diện của bệnh viện sẽ đến thăm hỏi và chia sẻ nỗi đau với người nhà nạn nhân", ông Nguyễn Đình Lập khẳng định. 

Được biết, sau khi nắm được thông tin, lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Y tế Thừa Thiên - Huế đã về làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc để làm rõ, xử lý sự việc.

16.    Mổ không được phép, bệnh nhân tử vong: Lời người trong cuộc

Có nhiều bệnh nhân sau khi được bác sĩ bệnh viên đa khoa Đồng Tháp tiến hành phẫu thuật bị tử vong do tự ý triển khai kỹ thuật mổ.

Theo thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng, ông Phạm Văn Thương - cha đẻ của em Phạm Thị Đen (sinh năm 1993, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) kể lại: "Con tôi vào BV Đa khoa Đồng Tháp trong tình trạng bướu giáp nhân 2 thùy kích thước 19mm, được các bác sĩ tư vấn phẫu thuật nội soi cắt một thùy tuyến giáp qua đường nách để mang tính thẩm mỹ.

Lúc đó, gia đình tin tưởng và phó thác tất cả cho bác sĩ của BV. Theo hồ sơ bệnh án, trong ca phẫu thuật vào ngày 27/2, bệnh nhân Phạm Thị Đen được các bác sĩ cắt gần toàn phần tuyến giáp bằng dao siêu âm và kết thúc ca phẫu thuật vào lúc 11h cùng ngày.

Một ngày sau, khi cho bệnh nhân ăn, thức ăn truyền thẳng qua ống dẫn lưu dưới nách và đẩy ra ngoài.

Nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu tụ dịch vết mổ, thủng thực quản, trong sáng 1/3, bác sĩ yêu cầu gia đình ký cam đoan rồi đưa bệnh nhân vào phòng mổ. Trong ca mổ thứ 2 kéo dài 1,5h, các bác sĩ đã khâu lại thực quản.

Tuy nhiên, 2 ngày sau, con tôi không ăn uống gì được, vết thương ở nách ra nhiều dịch nhầy. Gia đình tôi khẩn thiết xin được chuyển con lên tuyến trên nhưng BV không chấp thuận”.

Hơn 10 ngày nằm tại BV Đa khoa Đồng Tháp, sức khỏe bệnh nhân suy kiệt dần. Đến ngày 11/3 thì yếu hẳn, ống mũi rỉ máu. Bác sĩ trực cho bệnh nhân nội soi dạ dày, thấy loét tá tràng và được tiêm cầm máu.

Tại phiên hội chẩn toàn viện, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ, cắt trúng phải thực quản dẫn đến tình trạng rò thực quản cổ, xuất huyết tá tràng, được chuyển cấp cứu tại BV Chợ Rẫy TPHCM.

“Bệnh nhân được chuyển lên trong tình trạng hết sức ngặt nghèo, tiên lượng xấu, khả năng tử vong rất cao do cắt nhầm vào thực quản. Đội ngũ bác sĩ đã rất vất vả để giữ lại mạng sống cho bệnh nhân”, bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh - Trưởng khoa Ngoại lồng ngực BV Chợ Rẫy cho biết.

Không chỉ có trường hợp bệnh nhân Đen, trước đó, cuối tháng 11/2017, bệnh nhân Đoàn Thị Xuân (sinh năm 1949, ngụ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) thực hiện cắt khối tá tụy.

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng nặng, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng - viêm phổi; phải chuyển lên BV Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Dù được cứu chữa tích cực nhưng bệnh nhân không qua khỏi.

Ngay sau đó, PGS.TS Nguyễn Văn Khôi - Phó Giám đốc BV Chợ Rẫy đã có cảnh báo việc cắt khối tá tụy là kỹ thuật khó và phức tạp. Các bác sĩ cần có quá trình được tập trung, đào tạo huấn luyện kỹ thuật chuyên môn tại BV tuyến trên.

BV Đa khoa Đồng Tháp chưa được tập huấn cũng như hỗ trợ về chuyên môn của BV tuyến trên về kỹ thuật này, do đó không nên triển khai. Tuy nhiên, không biết lý do gì, sau đó ca mổ cắt khối tá tụy đối với bệnh nhân Lê Thị Viễn (ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vẫn được thực hiện. Bệnh nhân này sau đó cũng gặp biến chứng và tử vong.

Tất cả các ca mổ bị biến chứng đều thực hiện bở bác sĩ Lê Văn Bé Ba, người được bổ nhiệm là Trưởng khoa Ngoại tổng hợp của BV từ tháng 2/2017 đến nay.

Phải báo cáo trước ngày 8/5

Về phía cơ quan quản lý, trao đổi với báo chí, ông Tạ Tùng Lâm - Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết có nhận được đơn thư phản ánh của người dân về một trường hợp bệnh nhân tử vong, do bác sĩ Bé Ba trực tiếp mổ.

“Tuy nhiên, giữa BV và người nhà bệnh nhân đã xử lý ổn thỏa, hợp tình, hợp lý. Các trường hợp khác, sở không hay biết. Những kỹ thuật y khoa được chuyển giao, sở cũng không nắm được và giao toàn quyền quyết định cho BV”, ông Lâm khẳng định.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 4/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp báo cáo vụ việc được phản ánh xảy ra tại BV Đa khoa Đồng Tháp.

Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo bệnh viện khẩn trương xác minh thông tin báo chí nêu. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. Nghiêm khắc xử lý các tập thể, cá nhân theo đúng quy định hiện hành (nếu có sai phạm).

Bộ Y tế yêu cầu BV cần công khai thông tin và kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông. Báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 8/5.

17.   Nguy cơ thiếu vắc xin phòng bệnh dại khi vào hè

Cục Quản lý Dược nhận được một số thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các viện… yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường, đơn vị này nhận được một số thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh dại.

Nguyên nhân là do nhu cầu tiêm phòng dại của nhân dân tăng cao từ quý I và đặc biệt vào các tháng mùa hè, nên các đơn vị không có đủ vắc xin dự trữ; do giá dự thầu cao hơn giá mời thầu; một số đơn vị chưa chủ động thay thế nguồn vắc xin trong trường hợp nguồn cung hiện tại có nguy cơ thiếu đột ngột.

Về tình hình vắc xin phòng bệnh dại đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam, ông Cường cho hay, hiện tại có 4 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu).

Theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu, khả năng cung ứng vắc xin phòng bệnh dại của năm 2018 là đủ để cung ứng đủ cho nhu cầu của người dân.

Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vắc xin cho tiêm chủng, Cục Quản lý Dược yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thực hiện hoạt động tiêm chủng, tiêm vắc xin phòng dại có kế hoạch cụ thể trong việc dự trù, ký hợp đồng, đấu thầu, để cung ứng vắc xin đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo thống kê của ngành y tế, số người chết vì bệnh dại cả nước trong các năm 2016, 2017 và 4 tháng đầu năm 2018 lần lượt là: 91 (tăng 17% so với năm 2015); 62 và 18 người.

Thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

18.   Phát hiện hơn 3,7 tấn chà bông gà không rõ xuất xứ

Ngày 5/5, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) xác nhận đơn vị đã phát hiện và đang xác minh hơn 3,7 tấn chà bông (ruốc) không rõ xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận.

Cụ thể, hơn 3,7 tấn chà bông gà không rõ nguồn gốc xuất xứ này được lực lượng chức năng phát hiện tại cơ sở kinh doanh của ông Thiều Quang Cảnh (ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) vào ngày 27/4. Cở sở này bắt đầu kinh doanh sản phẩm chà bông gà từ tháng 5/2017 đến nay nhưng chưa đăng ký hoạt động kinh doanh; không có hoá đơn chứng từ nguồn gốc hàng hoá tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra.

Qua điều tra ban đầu, chủ cơ sở khai nhận số chà bông gà này được thu mua từ các cơ sở ở TPHCM, và sẽ được mang đi tiêu thụ ở Quảng Ngãi.

Lực lượng chức năng đã lập hồ sơ vi phạm ban đầu và tạm giữ toàn bộ số tang vật là hơn 3,7 tấn chà bông gà để tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý theo luật quy định.

Cũng trên địa bàn quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), Công an quận cho biết, vào sáng ngày 4/5, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế và Chức vụ (Công an quận) phối hợp với công an phường Hòa Minh kiểm tra và phát hiện cơ sở chế biến chè tại số 5 đường Nguyễn Như Hạnh do bà Đặng Thị Minh Dung (SN 1982, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) làm chủ đang sử dụng các nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ có khối lượng gần 350kg để chế biến chè.

19.   Kịp thời cứu sống sản phụ sinh con thứ 5 bị mất gần hết máu trong cơ thể

 Sau khi sinh, sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết. Mặc dù đã được các bác sĩ Bệnh viện tuyến huyện phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu, nhưng sản phụ vẫn có dấu hiệu tiếp tục mất máu, dần rơi vào trạng thái shock.

Thông tin từ Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho biết: “Sau 1 tuần khi được phẫu thuật cấp cứu băng huyết sau sinh, sản phụ Bùi Thị Hồng (SN 1978) đã hồi phục sức khỏe và sẽ sớm được ra viện”.

Theo đó, vào 15h30’ ngày 27/4, Khoa Cấp cứu và Khoa Sản Bệnh viện HNĐK Nghệ An tiếp nhận sản phụ Bùi Thị Hồng (SN 1978, trú ở phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) bị shock trụy mạch, mất máu gần hết sau sinh.

Sản phụ được chuyển tuyến từ y tế cơ sở lên trong tình trạng sức khỏe rất xấu, nguy cơ tử vong cao: da xanh, niêm mạc nhợt, vô niệu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, bụng chướng căng...

Được biết, trước đó vào lúc 7h sáng cùng ngày, sản phụ đã sinh thường con thứ 5 là một bé trai cân nặng 3,5 kg tại Bệnh viện tuyến dưới. Sau sinh, sản phụ bị đờ tử cung, băng huyết. Mặc dù đã được các bác sĩ Bệnh viện huyện phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu, nhưng sản phụ vẫn có dấu hiệu tiếp tục mất máu, dần rơi vào trạng thái shock.

Khẩn trương hội chẩn, các bác sĩ khoa Sản đã quyết định mổ cấp cứu tối khẩn để cầm máu, cứu sống bệnh nhân. Đúng như chẩn đoán, sản phụ bị chảy máu rất phức tạp. Trong ổ bụng sản phụ có khoảng 2 lít dịch máu tươi lẫn máu cục. Mỏm cắt tử cung đang chảy máu, đi kèm là động mạch tử cung bên phải đang phun máu liên tục.

Kíp mổ đã kịp thời khâu cầm máu mỏm cắt, bóc tách rõ ràng và tìm thắt động mạch hạ vị nhằm cầm máu triệt để; huy động máu nhóm O từ ngân hàng máu của bệnh viện truyền bù cho bệnh nhân...Được mổ kịp thời, sản phụ Bùi Thị Hồng qua cơn nguy kịch. Đến nay, sức khỏe sản phụ đã dần hồi phục, sớm được xuất viện.

20.   Bệnh nhi 3 tuổi tử vong nghi do nhiễm trùng đường ruột

Sau khi đưa con trai 3 tuổi bị sốt, nôn ói đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa Phú Lộc (thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và tử vong khi chuyển lên tuyến trên được 45 phút.

Theo đó, anh Phạm Thanh (28 tuổi) bố cháu Phạm Trần G.B. (3 tuổi, cùng trú tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết vào chiều 1/5, anh đưa con lên bệnh viện Đa khoa Phú Lộc vì cháu đau sốt, nôn ói. Anh cho rằng, vào thời điểm đó, bệnh nhi vẫn ổn định. Nhưng đến tối cùng ngày, tình trạng cháu nguy kịch. Rạng sáng 2/5, cháu mất khi được bệnh viện này chuyển lên tuyến trên - Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.

Gia đình cho rằng cháu B. đã chết oan, mong muốn làm rõ trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện để bồi thường thiệt hại cho gia đình.

Chiều 4/5, chúng tôi đã có buổi làm việc với Bệnh viện đa khoa Phú Lộc. BS CK I Võ Đại Thanh Trí là người trực ca có bệnh nhi B. cho biết, bệnh nhi B. đưa vào khoa Truyền nhiễm lúc 16h20’ chiều 1/5, vớ biểu hiện sốt 39,4 độ, không nôn mửa, không ỉa chảy, bụng mềm, không có dấu hiệu mất nước, làm công thức máu thấy bình thường.

Trong khi theo dõi viêm ruột, rối loạn tiêu hóa nghi do ngộ độc thức ăn, bệnh nhi đượckê kháng sinh đường ruột, men tiêu hóa. Đến 19h tối, điều dưỡng báo cáo bệnh nhi nôn khi uống thuốc. BS Trí đã trực tiếp vào, cho bệnh nhi uống oresol (dung dịch bù nước bằng đường uống). Bệnh nhi B. uống được nửa chai oresol và ăn cháo do bà ngoại bón.

Đến 3h20’ sáng 2/5, điều dưỡng vào báo bệnh nhi B. tiếp tục nôn khi uống thuốc, đi đại tiện 1 lần, người lơ mơ, chân tay vã mồ hôi. Lúc này, BS Trí tức tốc cho đưa bệnh nhi sang khoa Hồi sức, cho thở oxy nhưng không thể lấy ven để truyền dịch. Các bác sĩ Bệnh viên đa khoa Phú Lộc đã cho chuyển bệnh nhi lên ngay tuyến trên. Sau khi lên Bệnh viện Đại học Y Dược Huế (TP Huế) được khoảng 45 phút thì bệnh nhi tử vong.

 “Bệnh không có diễn biến nặng, nếu nặng chúng tôi đã cho chuyển ngay bệnh nhi lên tuyến trên từ lúc vào viện. Qua theo dõi chúng tôi cũng không phát hiện dấu hiệu bất thường gì. Cả đời tôi 30 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên cảm thấy đau đớn như thế này khi không cứu được bệnh nhân vì diễn biến bệnh quá nhanh. Tôi xin lỗi người nhà bệnh nhân đã chịu tổn thất quá lớn như thế này”, BS Trí khóc cho biết.

BS Trí cho rằng nguyên nhân tử vong của bệnh nhi có thể là do nghi nhiễm trùng vi khuẩn gram âm từ đường ruột, gây trụy mạch, nhiễm độc nặng. Bệnh khó phát hiện, đặc biệt với các cơ sở tuyến dưới như Bệnh viện đa khoa Phú Lộc vì không có phương tiện lấy chất thải từ bệnh nhân để nuôi cấy chẩn đoán cụ thể bệnh gì để chữa trị.

Qua trao đổi với Dân trí, BS CK II Nguyễn Đình Lập, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc cho biết đây là trách nhiệm của bệnh viện, là sự việc không ai mong muốn nhất là với những người trong ngành y chỉ làm nhiệm vụ cứu người.

Trong chiều tối 4/5, Ban giám đốc của Bệnh viện đa khoa Phú Lộc đã đến thăm hỏi và chia sẻ với nỗi đau người nhà nạn nhân.

21.   Bác sĩ Việt cứu sống bé trai Lào bị kim sắt đâm xuyên cơ tim

Bé Hà Bá Xài 5 tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phẫu thuật lấy đoạn kim dài 5 cm găm vào tim.

Bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau tức ngực, quấy khóc, khó chịu. Gia đình cho biết, cháu đã có những dấu hiệu này từ hai tuần trước, điều trị ở bệnh viện bên Lào nhưng không đỡ nên gia đình đưa sang Việt Nam khám.

Tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, sau khi thăm khám và tìm hiểu bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ cháu bị hóc dị vật. Bé trai được chỉ định chụp phim X-quang, chụp CT, siêu âm lồng ngực. Kết quả phát hiện thấy có đoạn kim dài khoảng 5 cm cắm vào màng tim, phổi bên trái, nghi ngờ đâm vào cơ tim.

Bệnh nhân đã được các bác sĩ chuyên khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phẫu thuật cùng với sự hỗ trợ của bác sĩ bệnh viện tim Hà Nội, lấy ra được đoạn kim sắt.

Hiện, sức khỏe của bệnh nhi đã dần hồi phục và ổn định, có thể xuất viện trở về nước. Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường rất hiếu động có thể cầm nắm lấy bất cứ đồ vật nào xung quanh và có thể cho vào miệng bất cứ lúc nào. Cha mẹ cần chú ý trông coi, tránh tiếp xúc các vật dụng sắc nhọn, nguy hiểm, giữ an toàn tính mạng cho trẻ.

22.   Ung thư tuyến giáp khó phát hiện, dễ di căn

Ung thư tuyến giáp thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, khi phát hiện bệnh thì đã muộn.

Nữ bệnh nhân 63 tuổi ở Hà Nội đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám do khó chịu, tức nặng vùng cổ, xuất hiện khối u. Các bác sĩ khám phát hiện bệnh nhân có khối u ở cổ kích thước khoảng 2x1cm cứng chắc, di động, ấn không đau, vùng cổ bên trái xuất hiện nhiều hạch kích thước 3-4 cm.

Xét nghiệm, siêu âm, chụp cắt lớp, chọc tế bào, bệnh nhân được xác định bị ung thư tuyến giáp di căn hạch. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy được 8 trong 16 hạch di căn.

Bác sĩ Nguyễn Thái Hoàng, khoa Điều trị kỹ thuật cao, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến, chiếm đến 90% bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Bệnh nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên bệnh thường không có các dấu hiệu rõ ràng nên tiềm ẩn di căn tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao.

Trung bình mỗi tháng, khoa tiếp nhận 25-30 ca ung thư tuyến giáp trong đó nhiều trường hợp di căn xâm lấn bao ngoài tuyến giáp. Thậm chí nhiều bệnh nhân ung thư xâm lấn ra thực quản, khí quản, động tĩnh mạch cảnh khiến việc bóc tách khối u di căn vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Một số trường hợp khối u xâm lấn không thể cắt bỏ hoàn toàn khiến hiệu quả điều trị sau phẫu thuật thấp, khả năng tái phát cao.

Bác sĩ Hoàng khuyên, khi có bệnh lý tuyến giáp bướu nhân người bệnh nên tái khám thường xuyên dù là u lành tính để được theo dõi sát tình trạng nhân. Nếu có bất cứ biến đổi nào về hình thái học của tuyến giáp trên kết quả siêu âm, chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ có những đánh giá chính xác hơn, kết hợp với chọc tế bào tuyến giáp để đưa ra chỉ định phẫu thuật kịp thời.

Những người không có biểu hiện lâm sàng cũng nên khám định kỳ 6 tháng một lần. Nếu xuất hiện khối u ở cổ thì cần phải tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết để tầm soát phát hiện sớm. Ngoài ra cần chú ý những biểu hiện như khó chịu trong cổ, nuốt khó, khàn giọng, ho dai dẳng.

Để phòng bệnh, nên có lối sống lành mạnh, không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh, hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, tăng cường vận động để giúp cơ thể chuyển hóa tốt.

23.   Cứu ngư dân bị bệnh hiểm nghèo trên biển Hoàng Sa

Sáng 5-5, Tàu SAR 412 thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Trung tâm II) đã đưa thuyền viên Nguyễn Thanh Sang về đến Đà Nẵng, nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện Đà Nẵng tiếp tục điều trị.

Trước đó vào khoảng 21 giờ ngày 3-5, thuyền viên Nguyễn Thanh Sang, lao động trên tàu QNg 98217 TS do ông Nguyễn Văn Cu (trú huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ tàu, đột nhiên bị trương cứng bụng kèm các biểu hiện đau thắt ngực, khó thở, mất sức nhanh không thể tiếp tục lao động được. Vị trí tàu ở tọa độ17007’N – 110057’E, thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Đá Bắc khoảng 28 hải lý về hướng Tây.

Mặc dù được các thuyền viên trên tàu chăm sóc, nhưng sức khoẻ của thuyền viên Nguyễn Thanh Sang nguy kịch, đến chiều 4-5, thuyền trưởng tàu QNg 98217 TS liên lạc với Trung tâm II yêu cầu được cứu nạn khẩn cấp.

Tàu SAR 412 khẩn trương lên đường đi cứu nạn, đến 1 giờ 36 phút ngày 5-5, tàu SAR 412 tiếp cận tàu QNg 98217 TS, lực lượng cứu nạn hàng hải lập tức sơ cấp cứu cho bệnh nhân và chuyển lên tàu SAR 412 đưa về đất liền trong tình trạng đau dữ dội vùng thượng vị, bụng trương cứng, tức ngực khó thở và được đội ngũ y bác sĩ trên tàu tích cực điều trị.

24.   Nhiều “chiêu trò” chống lại việc ngăn ngừa bệnh tật do thuốc lá

Mỗi điếu thuốc lá có tới 69 chất gây ung thư như Nitrosamines được tìm thấy trong khói của dầu khí và thuốc trừ sâu; Ammonia sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng và các sản phẩm tẩy rửa; Formaldehyde là dung dịch dùng trong ướp xác, là chất gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc; Benzene gây biến đổi tế bào, sinh ung thư vv… Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do hút thuốc. Một kết quả điều tra tại Bệnh viện K cho thấy số bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá chiếm tới 96,8%.

Đây là những thông tin được Ths. Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết tại hội thảo “Thúc đẩy giám sát và truyền thông Phòng chống tác hại của thuốc lá” do Liên minh Phòng chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) và Mạng lưới kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tổ chức tại Hà Nội từ 3 đến 5-5.

Bất chấp những cảnh báo về bệnh tật và chết chóc, số người hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn rất nhiều. Trong khi đó, ngành công nghiệp thuốc lá (CNTL) lại có nhiều “chiêu trò” để dụ nhiều người sử dụng thuốc lá, chống lại những nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do thuốc lá mà Chính phủ cùng ngành y tế đang tiến hành.

TS. BS. Trần Tuấn, Giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng “tố cáo” những chiến lược của ngành CNTL Việt Nam. Đó là đưa ra các thông tin sai sự thật như cho rằng CNTL có “nhiều đóng góp cho nền kinh tế” và “xóa đói giảm nghèo”, trong khi đóng góp từ thuế thuốc lá rất nhỏ so với số tiền phải chi cho hậu quả của thuốc lá và còn các hộ nghèo tiêu tốn tới 5% thu nhập gia đình cho thuốc lá, nhiều gấp 1,6 lần so với chăm sóc sức khỏe.

BS. Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc tổ chức Healthbridge Canada tại việt Namcho biết, 11,3% hộ gia đình hút thuốc lá nghèo sẽ  thoát nghèo nếu số tiền chi cho thuốc lá dùng cho thực phẩm.

Các doanh nghiệp thuốc lá cũng thường đóng vai nạn nhân như kêu ca thuốc lá ở Việt Nam chịu thuế suất quá cao, trong khi thuế thuốc lá ở Việt Nam gần như đứng cuối bảng so với các nước trong ASEAN và chưa bằng 50% của Thái Lan.

 Cũng theo TS. Tuấn, các doanh nghiệp thuốc lá đã sử dụng bằng chứng ngụy khoa học như sử dụng báo cáo của ITIC để nhấn mạnh Việt Nam là thị trường lớn thứ hai của thuốc lá lậu ở châu Á; giải thích sai các ví dụ tăng thuế ở Canada, Singapore, Ireland, Malaysia và Slovakia, đặc biệt mô tả vòng luẩn quẩn của tăng thuế sẽ làm gia tăng tình trạng buôn lậu thuốc lá, gây thất thu ngân sách mà mục tiêu y tế công cộng không đạt được, để ngăn chặn luật tăng thuế thuốc lá.

GS. Frank Chaloupka (Đại học Illinois, Hoa Kỳ) chỉ ra: Sự thật là báo cáo ITIC vi phạm đạo đức nghiên cứu khi được tài trợ bởi Phillip Morris với các dữ liệu đầu vào và các cuộc điều tra đều do các công ty thuốc lá cung cấp.

 TS. BS. Trần Tuấn cũng cho biết những rào cản trong việc kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam khi các cán bộ quản lý cao cấp ngành CNTL lại giữ các vị trí quan trọng trong Bộ Công thương, nên họ có nhiều cơ hội tác động tới vấn đề kiểm soát thuốc lá như trong quá trình xây dựng chính sách, hoặc sử dụng vị trí là “đối tác” để góp ý dự thảo Luật. 

Đại diện ngành CNTL từng được phép tham gia vào các đoàn đàm phán FCTC và đoàn Việt Nam đã không ủng hộ các nội dung mạnh về kiểm soát buôn lậu do các nước thành viên đề xuất. Hay trong hội nghị các nước thành viên thực thi FCTC-  COP 6 (2014), đại diện Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam tham gia phái đoàn Việt nam với tư cách phiên dịch viên và Việt Nam là một trong số 3 /175 quốc gia tham dự không ủng hộ thông qua hướng dẫn điều 6 và đã bị các tổ chức xã hội dân sự là quan sát viên của COP phê phán nặng nề.

Đáng lưu ý là ngành CNTL Việt Nam còn truyền thông tạo nhận thức ngược chiều về tác hại của thuốc lá như tuyên truyền thuốc lá có lợi cho sức khỏe, phản bác các bằng chứng khoa học về tác hại của thuốc lá. “Sự thật là ngành CNTL mua chuộc các nhà khoa học, tạo bằng chứng giả. 5/6 nhà khoa học đưa ra những tuyên bố về lợi ích của thuốc lá từng được liệt vào danh sách những nhà khoa học bị phát hiện nhận tài trợ hay bị ngành CNTL mua chuộc.”- Ông Tuấn lưu ý.

BS. Phạm Thị Hoàng Anh cho biết thêm, chỉ số can thiệp của ngành CNTL tại Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Indonesia). Đó là việc ngành CNTL tham gia vào xây dựng chính sách liên quan phòng chống tác hại của thuốc lá; luân chuyển cán bộ cao cấp giữa ngành CNTL và các cơ quan quản lý nhà nước là mâu thuẫn lợi ích. 

Vì thế, đề nghị không bố trí cán bộ nhà nước tham gia quản lý tại các doanh nghiệp thuốc lá và ngược lại. Xem xét tiến tới cấm hoàn toàn các hoạt động “trách nhiệm xã hội” của các công ty thuốc lá; không nhận tài trợ của ngành công nghiệp thuốc lá. Các doanh nghiệp thuốc lá phải công khai báo cáo hoạt động thực tế để được theo dõi, giám sát.

Bà Phạm Thị Hoàng Anh cũng đề nghị các cơ quan truyền thông cần nhận thức rõ rằng, ngành CNTL không thể ngang hàng các ngành công nghiệp khác, đồng thời, tăng cường tham gia vào quá trình giám sát và truyền thông giảm sự can thiệp của các công ty thuốc lá. Các cơ quan, đơn vị không nhận tài trợ của các doanh nghiệp thuốc lá, không hợp tác quảng cáo, quảng bá thuốc lá dưới mọi hình thức.” – Bà Hoàng Anh nhấn mạnh.

Các chuyên gia quốc tế và trong nước đều nhất trí phải tăng thuế thuốc lá để kiểm soát việc sử dụng thuốc lá, giảm bệnh tật cho người dân, tăng  nguồn thu cho Chính phủ. Khi tăng giá 10% sẽ giảm tiêu thụ tới 10% ở  trẻ em và người nghèo. Giá thuốc lá cao có tác dụng ngăn ngừa trẻ bắt đầu hút thuốc.

25.   “Báo động” tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc hết hạn

Thời gian gần đây, qua công tác thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng tại một số tỉnh, thành đã phát hiện, xử lý một số cơ sở kinh doanh thuốc không duy trì việc tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý dược, mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc hết hạn dùng

Tăng cường công tác quản lý

Đó là thông tin Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đưa ra tại công văn khẩn số 7350/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc. Công văn ban hành ngày 27.4.2018, do Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường ký. “Nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, đảm bảo chất lượng thuốc cung ứng cho công tác phòng chữa bệnh thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thuốc giả thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở sử dụng thuốc tăng cường công tác quản lý, thực hiện đúng các quy định hiện hành về sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối, sử dụng thuốc và quy định về ghi nhãn thuốc”.

Đồng thời, công văn trên cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng phạm vi kinh doanh đã được cấp phép. Chỉ kinh doanh, phân phối, sử dụng các loại thuốc đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành và được cung cấp từ các cơ sở kinh doanh dược đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi kinh doanh phù hợp.

Triển khai, duy trì việc đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành tốt trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, bảo quản và sử dụng tại cơ sở theo đúng quy định. Duy trì nghiêm túc việc kiểm tra hậu kiểm, đối chiếu hồ sơ sổ sách, đối chiếu hàng hóa, kịp thời phát hiện thuốc hết hạn dùng, thuốc có nghi ngờ về chất lượng. Biệt trữ bảo quản riêng biệt đối với các thuốc có nghi ngờ về chất lượng, nguồn gốc thuốc hết hạn dùng. Nghiêm cấm mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc trôi nổi, thuốc hết hạn dùng, thuốc đã có thông báo thu hồi, thuốc của các tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh dược.

Xây dựng hệ thống để truy tìm lại hồ sơ thuốc

Theo Cục trưởng Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu các cơ sở phải nhanh chóng xây dựng và thực hiện hệ thống hồ sơ sổ sách thích hợp để đảm bảo truy tìm lại được cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu và cơ sở cung ứng cũng như cơ sở kinh doanh, sử dụng, cá nhân đã mua. Các thông tin này phải có sẵn để cung cấp cho cơ quan quản lý và nguời sử dụng dù ở đầu hay cuối kênh phân phối.

Tại công văn tăng cường công tác quản lý chất lượng thuốc, Cục Quản lý dược cũng chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế, Phòng Nghiệp vụ dược, Phòng Quản lý hành nghề, Phòng Y tế quận, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược, duy trì việc đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành tốt, việc mua bán thuốc có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định hiện hành đối với các cơ sở cá nhân vi phạm mua bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc bị thu hồi, thuốc không có hóa đơn chứng từ phù hợp, đặc biệt tập trung vào các công ty đầu mối và cơ sở bán lẻ thuốc là tuyến cuối phân phối thuốc đến tay người sử dụng.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng, công an, quản lý thị trường, hải quan tiến hành điều tra truy tìm tận gốc các vụ việc sản xuất buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc chưa được cấp phép sản xuất lưu hành.

26.   Nỗi day dứt của bác sĩ sau cái chết của cháu bé 3 tuổi

30 năm làm nghề y, đây là lần đầu tôi cảm thấy đau đớn như thế này vì không cứu được bệnh nhân khi diễn biến bệnh quá nhanh. Tôi xin lỗi người nhà bệnh nhân, bác sĩ Trí chia sẻ.

Anh Phạm Thanh (28 tuổi, trú tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TT-Huế) cho biết, gia đình vừa có đơn gửi cơ quan chức năng yêu cầu vào cuộc, làm rõ sự “tắc trách” của đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (TTYT) khiến con anh là P.T.G.B. (3 tuổi) tử vong.

Vào chiều 1/5, anh Thanh đưa con lên TTYT huyện Phú Lộc với triệu chứng đau sốt, nôn ói. Thời điểm nhập viện, cơ thể cháu ổn định.

“Nhưng đến tối cùng ngày, con tôi rơi vào trạng thái nguy kịch. Rạng sáng 2/5, sau khi TTYT này chuyển cháu lên BV Đại học Y dược Huế thì cháu mất”, anh Thanh cho biết.

Ngay sau khi cháu B. tử vong bất thường, gia đình cho rằng đội ngũ y, bác sĩ tại TTYT huyện Phú Lộc có sự tắc trách nên đã gửi đơn đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc.

Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc Nguyễn Đình Lập cho biết, đây là trách nhiệm của bệnh viện, là sự việc không ai mong muốn, nhất là với những người trong ngành y chỉ làm nhiệm vụ cứu người.

“Chúng tôi đang rà soát xem bị mắc ở những khâu nào trong nguyên nhân gây ra cái chết của cháu B., đồng thời sẽ đến thăm hỏi và chia sẻ nỗi đau với người nhà nạn nhân”, ông Lập cho biết.

Là người trực tiếp tiếp nhận trường hợp nhập viện của cháu B., bác sĩ CKI Võ Đại Thanh Trí kể, cháu được đưa vào khoa Truyền nhiễm vào khoảng 16h20 chiều 1/5 với triệu chứng nghi viêm ruột, rối loạn tiêu hóa do ngộ độc thức ăn.

Qua thăm khám, bác sĩ không thấy cháu nôn mửa, không ỉa chảy, bụng mềm không có dấu hiệu mất nước, làm công thức máu thấy bình thường, chỉ có sốt 39,4 độ.

Các y bác sĩ đã cho cháu uống kháng sinh đường ruột, men tiêu hóa. Đến 19h, điều dưỡng báo cáo cháu uống thuốc có nôn ra.

Bác sĩ Trí vào cho uống oresol thì cháu uống được nửa chai. Đến 3h20 sáng 2/5, điều dưỡng vào báo cháu uống thuốc có nôn ra, đi đại tiện 1 lần, người lơ mơ, chân tay vã mồ hôi. Lúc này bác sĩ Trí tức tốc cho đưa cháu đến khoa Hồi sức, thở oxy và lấy ven để truyền dịch thì không lấy ven được.

TTYT huyện Phú Lộc chuyển ngay cháu lên BV Đại học Y dược Huế, nhập viện này khoảng 45 phút thì cháu mất.

Xin lỗi sau cái chết

“Bệnh nhi không phải diễn biến nặng, nếu nặng thì chúng tôi cho chuyển cháu lên tuyến trên liền từ khi cháu vào viện. Vì qua theo dõi không phát hiện dấu hiệu bất thường gì. Cháu không có dấu hiệu mất nước, uống oresol được”, bác sĩ Trí nói.

Cũng theo bác sĩ Trí, 30 năm làm nghề y, đây là lần đầu ông cảm thấy đau đớn như thế này vì không cứu được bệnh nhân khi diễn biến bệnh quá nhanh.

“Tôi xin lỗi người nhà bệnh nhân đã chịu tổn thất quá lớn như thế này”, BS Trí nói.

Tiên đoán ban đầu của bác sĩ Trí cho rằng, nguyên nhân tử vong của cháu bé nghi do nhiễm trùng vi khuẩn gram âm từ đường ruột đã làm trụy mạch, nhiễm độc nặng.

Bệnh bắt nguồn từ thức ăn nguội lạnh là bệnh khó phát hiện, đặc biệt với các cơ sở tuyến dưới như TTYT huyện Phú Lộc không có phương tiện để lấy chất thải từ bệnh nhân để nuôi cấy nhằm chẩn đoán bệnh.​ 


Thăm dò ý kiến