Sáng 21/9: Ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 nặng đều tăng, nhiều nơi vẫn tiêm vaccine chậm, thấp
21/09/2022 | 08:22 AM
|
Mặc dù số ca mắc mới COVID-19 và ca nặng đều tăng, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn như mũi 3 và mũi 4, tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi vẫn chậm và thấp so với mức bình quân của cả nước.
Cả ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 nặng đều tăng
Bộ Y tế cho biết ngày 20/9 có 3.177 ca COVID-19 mới, tăng gần 1.400 ca so với trước đó. Trong ngày có hơn 1.400 bệnh nhân khỏi và 1 trường hợp F0 tại Cần Thơ tử vong.
Sau nhiều ngày liên tiếp số khỏi bệnh rất cao, gấp nhiều lần số mắc mới, thì liên tục trong mấy ngày nay, số ca khỏi bệnh khá thấp, có ngày chỉ vài trăm ca đến hơn 1000 ca. Trong khi số bệnh nhân tử vong thời gian gần đây ghi nhận liên tục, dao động 1-2 trường hợp/ ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.463.404 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.470 ca nhiễm).
Nhiều địa phương vẫn tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi thấp, chậm. (Ảnh: Trần Minh)
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.581.022 ca; trong số hơn 830 nghìn trường hợp đang theo dõi, điều trj, số bệnh nhân đang thở ô xy là 144 ca - tăng khoảng 50 ca so với ngày trước đó, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 130 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.
Mặc dù số ca mắc mới COVID-19 và ca nặng đều tăng, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tương theo hướng dẫn như mũi 3 và mũi 4, tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi vẫn chậm và thấp so với mức bình quân của cả nước.
Nhiều địa phương vẫn tiêm thấp, tiêm chậm vaccine COVID-19
Thống kê của Bộ Y tế đến ngày 20/9 cả nước đã tiêm được hơn 259,6 triệu liều vaccine COVID-19 các loại.
Tuy nhiên thống kê của Bộ Y tế cũng cũng cho thấy, dù Bộ Y tế đã thường xuyên đôn đốc nhưng vẫn có nhiều tỉnh tiêm thấp, tiêm chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. Có những tỉnh, thành hiện tiêm vaccine cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi mũi 2 vẫn chưa đat 30%, thấp hơn nhiều mức bình quân chung của cả nước.
Tại thông báo kết luận mới đây sau phiên họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 lần thứ 17, Ban Chỉ đạo Quốc gia yêu cầu các tỉnh, thành phố có tỉ lệ tiêm chủng thấp nghiêm túc rà soát, xem xét trách nhiệm các cấp, làm rõ nguyên nhân chưa hoàn thành việc tiêm vaccine để khẩn trương có biện pháp khắc phục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêm vaccine để hoàn thành kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.
Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Do đó tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 617,7 triệu ca, trên 6,53 triệu ca tử vong.
Nga cho biết hoàn tất quá trình thử nghiệm lâm sàng loại vaccine CoviVac ngừa COVID-19 đối với những người từ 60 tuổi trở lên và các tài liệu liên quan đang được Bộ Y tế đánh giá. Trung tâm Chumakov đang chuẩn bị những thủ tục đăng ký vaccine theo quy định và dự kiến sẽ trình lên WHO trong thời gian tới.
Trước đó, hồi tháng 10/2021, Bộ Y tế Nga đã cấp phép cho Trung tâm Chumakov tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine CoviVac ngừa COVID-19 đối với 250 tình nguyện viên.
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký vaccine ngừa COVID-19, theo đó vaccine Sputnik V được đăng ký vào tháng 8/2020. Kể từ đó đến nay, Nga đã bào chế và phát triển thêm các loại vaccine khác ngừa COVID-19, trong đó ngoài vaccine CoviVac nói trên còn có vaccine EpiVacCorona
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão
- Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử
- Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
- Khám, tư vấn sức khoẻ miễn phí, tặng quà 300 người dân hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định
- WHO hỗ trợ một triệu viên khử trùng nước cho vùng bị bão, lũ
- Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ
- Nhiều bệnh viện tổ chức hoạt động thiết thực hướng về người dân vùng ảnh hưởng bão lũ