10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19
01/07/2021 | 10:55 AM
|
Nắm rõ các việc cần làm, cần tránh trước khi tiêm sẽ giúp bạn chủ động và tránh sai lầm khi đến lượt được tiêm vắc xin COVID-19.
Trong diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, việc tiêm vắc xin COVID-19 đang được đẩy nhanh tốc độ. Trong khi chờ đợi đến lượt tiêm chủng vắc xin COVID-19, bạn nên thực hiện 10 điều sau đây.
1. Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
2. Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.
3. Tránh dùng steroid trước tiêm: Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19. Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.
Tránh dùng các thuốc ức chế miễn dịch như prednisone và dexamethasone một tuần trước, hiện tại và sau tiêm vắc xin COVID-19 vì có thể làm giảm đáp ứng với vắc xin.
4. Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng: Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ và ùn tắc trong đám đông. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Bạn cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.
5. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.
Tránh dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.
6. Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.
7. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng: Không chỉ có vậy,trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng.
Nói KHÔNG với rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe trong thời kỳ đại dịch.
8. Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).
9. Nên tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày.
10. Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. Bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Lời khuyên của chuyên gia y tế
Hiện nay, có nhiều loại vắc xin COVID-19, một số người có tâm lý lựa chọn và chờ đợi vắc xin mình mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch.
Cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, vì bạn không được bảo vệ đầy đủ ngay sau khi tiêm vắc xin.
Nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vắc xin nào có sẵn tại địa phương để sớm tạo miễn dịch cộng đồng./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Làm gì để tăng cường tiếp cận thuốc hiếm, nâng cao chất lượng điều trị cho hàng triệu người bệnh?
- Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch mới nhất
- 7 khuyến cáo người tiêu dùng về mua, sử dụng thực phẩm để tránh bị ngộ độc dịp Tết Ất Tỵ
- Người trẻ không chủ quan với những dấu hiệu của bệnh dị dạng mạch máu não
- Bé gái 12 tuổi hồi sinh sau 7 năm chờ thận hiến
- Ứng dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh