Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá để bảo vệ sức khỏe người dân và tăng thu ngân sách
06/01/2022 | 21:12 PM
Phát biểu thảo luận tại Tổ tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất sáng 6/1/2021, ĐBQH Lê Hoàng Anh nhấn cho rằng, nhiều ĐBQH, cơ quan tổ chức đã có kiến nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cuồn, thuốc lá vừa bảo vệ sức khỏe người dân, vừa tăng thu ngân sách.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất – Quốc hội khóa XV, các ĐBQH tiến hành thảo luận tại Tổ về Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của 8 luật, cụ thể: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Đầu tư; Luật Đấu thầu; Luật Điện lực; Luật Doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Phát biểu tại buổi thảo luận, ĐBQH Lê Hoàng Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) nêu quan điểm, việc trình "1 luật sửa 8 luật" nhằm khắc phục hậu quả của dịch COVID-19, đồng thời giải quyết các điểm nghẽn, khó khăn.
Vị ĐBQH tỉnh Gia Lai này đề xuất, trong lần sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt này, cần tăng mức thuế ngay đối với mặt hàng đồ uống có cồn và thuốc lá.
Ông Lê Hoàng Anh nhấn mạnh: "Nhiều ĐBQH, nhiều cơ quan tổ chức đã có kiến nghị đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn, thuốc lá. Đây là thời điểm "đủ chín" để thực hiện, vừa đảm bảo sức khỏe người dân, vừa tăng thu ngân sách và giảm các thiệt hại khác, hệ lụy về mặt xã hội".
Đại biểu Lê Hoàng Anh đưa ra phân tích, hiện nước ta đang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 75% với thuốc lá. Mỗi năm nước ta có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá và chi ra khoảng 31.000 tỷ đồng; chi phí của y tế liên quan đến các bệnh do thuốc lá khoảng 24.000 tỷ đồng.
"Nếu tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá lên 85% hoặc đánh thuế trực tiếp lên 5.000 đồng/bao như một số ĐBQH đề xuất thì có thể thu lại vài chục nghìn tỷ đồng", ĐBQH đề xuất.
Về đồ uống có cồn, ĐBQH tỉnh Gia Lai này cho biết, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tiêu thụ rượu, bia nhiều nhất thế giới trong 3-4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, thiệt hại kinh tế do bia mang đến khoảng 65.000 tỷ đồng; chi phí y tế cho 6 loại ung thư liên quan đến rượu, bia khoảng 26.000 tỷ; Giải quyết tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia khoảng 50.000 tỷ đồng.Từ đó, ĐBQH Lê Hoàng Anh đề xuất tăng mức tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia trên 20 độ lên 85%.
Cuối cùng, ông Lê Hoàng Anh kiến nghị: "Tôi cho rằng trong thời điểm này, chúng ta có thể sửa ngay được".
Nguồn: SKĐS
Tin liên quan
- Rwanda tuyên bố dịch sốt xuất huyết do virus Marburg kết thúc
- Tài liệu Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025
- Cần chiến lược truyền thông toàn diện phòng chống thuốc lá mới, đặc biệt hướng tới giới trẻ
- Cục Quản lý Dược: Viên nang cứng Yuan Bone điều trị xương khớp là thuốc giả, có chứa tân dược
- Hội thảo phổ biến Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030”
- Chàng hoạ sỹ thực hiện di nguyện hiến giác mạc của cha
- Bộ Y tế đã cắt giảm trên 50% dòng hàng thực phẩm phải kiểm tra trước thông quan