Ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao, nhiều người vẫn chủ quan
11/01/2024 | 08:41 AM
|
Nhiều người dân khi có triệu chứng của cúm A vẫn chủ quan cho rằng chỉ là bệnh cúm nên không đáng lo ngại. Khi có dấu hiệu trở nặng mới đi khám tại các cơ sở y tế.
Thời gian gần đây, tại một số bệnh viện trên địa bàn TP. Hà Nội đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi đến khám vì có các triệu chứng cúm. Sau khi được xét nghiệm, không ít người được chẩn đoán mắc cúm A.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A, chỉ sau ít ngày đã phải đặt ống thở máy vì tình trạng suy hô hấp diễn biến nặng. Có trường hợp phổi trắng xóa trên phim chụp X-quang, tổn thương phổi tới 60%.
Với thực trạng nêu trên, nhưng nhiều người dân khi có triệu chứng của cúm A vẫn chủ quan cho rằng chỉ là bệnh cúm nên không đáng lo ngại. Khi bệnh có dấu hiệu trở nặng mới đi khám tại các cơ sở y tế.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A, chỉ sau ít ngày đã phải đặt ống thở máy vì tình trạng suy hô hấp diễn biến nặng. Ảnh: Quỳnh Mai.
Chị Lê Thị Thu Trang (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, bé nhà chị 10 tháng tuổi, bị mắc cúm A, đang phải điều trị tại Trung tâm Quốc tế của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Cách đây khoảng 1 tuần, bé có biểu hiện sốt cao liên tục không thuyên giảm sau 2 ngày, chị cho bé đi khám ở phòng khám tư thì được bác sĩ kết luận mắc cúm A.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé được kết luận bội nhiễm do mắc cúm A nên phải nằm viện để điều trị bằng kháng sinh liều cao.
"Trước đó chồng tôi bị mắc cúm A nhưng cứ nghĩ cảm cúm thông thường nên cũng không đi khám. Sau 4 ngày bệnh không đỡ, đi khám thì mới biết mắc cúm A nên có thể bé bị lây từ bố. Cho con vào viện tôi mới được biết trên thị trường có bán kit test cúm A. Nếu biết trước tôi đã mua về test cho chồng để có hướng cách ly và điều trị kịp thời, tránh lây sang cho con. Chứ để con bị bệnh lâu thế này sốt ruột lắm", chị Thu Trang chia sẻ.
"Dù sao cũng là bệnh cúm, tôi nghĩ trong nhà mà có người có triệu chứng của bệnh cúm thì cứ đeo khẩu trang, nếu bệnh không đỡ thì đi bệnh viện khám. Còn nếu đã có biểu hiện của bệnh cúm thì chỉ có thể là COVID-19 hoặc cúm A, cúm B hoặc cảm cúm thông thường. Cứ vài ngày điều trị triệu chứng, ăn uống tốt để tăng sức đề kháng là được, còn nếu thấy mệt quá thì đi viện", chị Thủy ở quận Thanh Xuân nói.
Thực tế ghi nhận tại các hiệu thuốc trên địa bàn TP. Hà Nội, nhiều cửa hàng cho biết, kit test cúm A bán rất chậm, nhiều người có triệu chứng cúm sẽ chỉ đến để tự kê thuốc về uống./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão
- Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử
- Giám sát xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
- Khám, tư vấn sức khoẻ miễn phí, tặng quà 300 người dân hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định
- WHO hỗ trợ một triệu viên khử trùng nước cho vùng bị bão, lũ
- Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ
- Nhiều bệnh viện tổ chức hoạt động thiết thực hướng về người dân vùng ảnh hưởng bão lũ