HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Thứ Sáu, ngày 24/07/2025 18:00

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:26

Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:22

Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Tư, ngày 23/07/2025 09:01

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Việt Nam làm chủ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Chuyện phía sau những "phép màu"

23/06/2025 | 15:33 PM

 | 

 

“Không có kỹ thuật điều trị vô sinh nào trên thế giới mà Việt Nam chưa làm được” – đó là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện. Với hơn 15 năm trong nghề, bác sĩ Du là nhân chứng sống cho sự phát triển thần tốc của ngành hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam. Từ những ca vi phẫu tinh hoàn khó khăn cho đến các chu kỳ IVF thành công vượt mong đợi, bác sĩ chia sẻ hành trình gắn bó với nghề cùng góc nhìn chuyên sâu về hiện trạng, cơ hội và thách thức trong ngành.

 

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện

PV: 13h30 tôi mới được gặp bác sĩ sau khi đã hoàn thành 11 ca mổ. Tần suất mổ dày đặc như vậy có phải là chuyện thường xuyên không, thưa anh?

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du: Một ngày làm việc bình thường của bác sĩ hỗ trợ sinh sản như tôi bắt đầu vào 7h sáng với những ca chọc trứng và chuyển phôi. Sau đó chúng tôi tham gia khám và tư vấn bệnh nhân, siêu âm theo dõi trứng trong điều trị IUI và IVF. Khi công việc chọc trứng và chuyển phôi đã xong, xen kẽ với việc khám và tư vấn  chúng tôi sắp xếp thời gian để đi mổ nội soi vô sinh. Nếu là ca đơn giản thì khoảng 30 phút, nhưng nhiều trường hợp khó có thể kéo dài 2 đến 3 tiếng. Ví dụ như mổ polyp buồng tử cung – một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ – hoặc tách dính buồng tử cung. Những kỹ thuật này tuy không quá phức tạp với bác sĩ chuyên sâu, nhưng vẫn cần sự cẩn trọng tối đa vì liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Bữa trưa của chúng tôi thường muộn trong khoảng đâu đấy 13h, sau khi các ca mổ gần như đã hoàn tất. Buổi chiều ngoài khám tư vấn bệnh nhân, chúng tôi dành thời gian cho sinh hoạt khoa học nội bộ và hội chẩn những ca khó.

Với các bác sĩ điều trị vô sinh như chúng tôi, tần suất đó là bình thường. Các bác sĩ trong khoa sẽ thay nhau đi mổ và phụ trách các công việc khác với mục tiêu cuối cùng là luôn chăm sóc bệnh nhân tốt nhất và mang đến niềm vui hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Khi nhận được tin vui của bệnh nhân thì mọi mệt mỏi đều tan biến.

PV: Để trở thành bác sĩ điều trị vô sinh, người ta phải trải qua quá trình đào tạo thế nào?

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du: Phải nói là rất dài và nhiều ngã rẽ. Đầu tiên, bạn phải học để trở thành bác sĩ sản phụ khoa – sau khi học bác sĩ đa khoa 6 năm, bạn cần trải qua một năm học định hướng chuyên khoa, hai năm thạc sĩ hoặc chuyên khoa 1, rồi thêm 18 tháng thực hành để lấy chứng chỉ hành nghề, có lẽ thời gian này kéo dài khoảng 10-11 năm tính cả thời gian học bác sĩ đa khoa.

Sau đó, nếu muốn đi sâu vào hỗ trợ sinh sản, bạn cần học thêm nhiều khóa chuyên biệt. Bản thân tôi từng học phẫu thuật nội soi 3 tháng, học nam học 3 tháng, học hỗ trợ sinh sản 6 tháng… Chưa kể các khóa ngắn hạn như mổ vi phẫu micro-TESE ở Nhật, các lớp nâng cao kỹ năng chỉ kéo dài 1–2 tuần nhưng rất quan trọng khác.

Tính tổng lại, để trở thành bác sĩ hỗ trợ sinh sản thành nghề thành thạo thì cũng cần tới ít nhất 7-8 năm học nghề không tính thờig gian học bác sĩ đa khoa.

Mà chưa dừng lại ở đó, chúng tôi liên tục phải trau dồi kiến thức, bởi y học như bạn kiến, kiến thức đổi mới mõi ngày. Có những thứ phải tự mày mò, tự tích lũy, tự sai rồi tự sửa. Nói thật phải thật sự tâm huyết mới theo được.

PV: Theo anh, hiện nay ngành hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam đang ở vị trí nào trên bản đồ y học thế giới?

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du: Tôi khẳng định rằng Việt Nam không còn đi sau trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Chúng ta đã làm chủ phần lớn các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, từ mổ nội soi vô sinh, lấy tinh trùng bằng vi phẫu (micro-TESE), đông lạnh trứng, đến các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như IVF, IUI, sàng lọc gens bệnh hiếm gặp như Thalsermia hay teo cơ tủy… Thậm chí có những kỹ thuật chúng ta dẫn đầu thế giới như kỹ thuật trưởng thành trứng non trong ống nghiệm IVM thực hiện bởi nhóm thầy Hồ Mạnh Tường, cô Vương Thị Ngọc Lan trong TP HCM.

Trước đây, cả nước chỉ có dưới 10 trung tâm hỗ trợ sinh sản. Giờ con số đó đã lên tới khoảng 60–70 trung tâm, không chỉ ở Hà Nội hay TP.HCM, mà còn có ở Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phú Thọ… Các bệnh viện tư nhân cũng bắt đầu đầu tư bài bản vào lĩnh vực này.

Tỷ lệ thành công của các ca IVF hiện tại tương đương với nhiều nước phát triển. Phần lớn những kỹ thuật khó – thế giới làm được thì Việt Nam cũng làm được. Đó là điều mà cách đây 10 năm ít người dám tin.

PV: Thực tế, tôi biết có rất nhiều bệnh nhân nước ngoài hoặc từ nước ngoài quay về Việt Nam để điều trị vô sinh. Chi phí điều trị tại Việt Nam có phải là yếu tố thu hút bệnh nhân quốc tế và Việt kiều?

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du: Chính xác. Nếu tính theo tỷ giá đô la, một chu kỳ IVF ở Việt Nam hiện chỉ khoảng 4000-6.000 USD tùy từng bệnh viện. Trong khi ở các nước như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, châu Âu hay Mỹ, chi phí có thể dao động từ 12.000 đến 30.000 USD, thậm chí cao hơn nếu làm các xét nghiệm di truyền nâng cao.

Nhiều bệnh nhân là Việt kiều – đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Séc, New Zealand – đã trở về Việt Nam điều trị. Một số người về nhân tiện thăm quê, nhưng cũng có nhiều trường hợp từng điều trị thất bại ở nước ngoài rồi quay về tìm cơ hội tại quê nhà.

Ngoài ra, tỷ lệ thành công của chúng ta khá cao. Chẳng hạn, tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện, tỷ lệ chuyển phôi có beta dương tính, chúng tôi đạt khoảng hơn 60%. Nhưng nếu tính tỷ lệ thai sống – tức là đẻ được em bé ra – thì dao động từ 50 đến 55%, tùy từng năm.

Tuy nhiên, kết quả này còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của bệnh nhân. Với phụ nữ dưới 30 tuổi, tỷ lệ thành công có thể lên tới 60%. Nhưng nếu bệnh nhân ở độ tuổi 40–42 thì tỷ lệ chỉ còn 10–15%, thậm chí dưới 10% nếu trên 43 tuổi.

 

Với tỷ lệ thành công cao, chi phí hợp lý, kỹ thuật hiện đại và đội ngũ bác sĩ tận tâm và có nhiều kinh nghiệm, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể yên tâm điều trị trong nước mà không cần phải đi đâu xa.

 

PV: Bác sĩ muốn gửi gắm điều gì đến những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh?

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du: Tôi chỉ muốn nói rằng các cặp đôi hãy tin vào bác sĩ và tin vào y học nước nhà. Điều trị vô sinh là một hành trình dài, có thể gian nan, nhưng nếu hai vợ chồng đồng lòng, tin tưởng và kiên trì thì nhất định sẽ có kết quả tốt.

Việt Nam giờ không thua kém quốc gia nào trong lĩnh vực này nữa. Với tỷ lệ thành công cao, chi phí hợp lý, kỹ thuật hiện đại và đội ngũ bác sĩ tận tâm và có nhiều kinh nghiệm, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể yên tâm điều trị trong nước mà không cần phải đi đâu xa.

Xin cảm ơn bác sĩ!


Thăm dò ý kiến