HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng

Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:06

Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 08:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 04:08

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM

Thứ Năm, ngày 08/05/2025 03:37

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm

Thứ Tư, ngày 07/05/2025 09:25

Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế

Thứ Tư, ngày 07/05/2025 09:19

Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự

Thứ Ba, ngày 06/05/2025 09:41

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Bộ Y tế đã chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi liên quan đến sự việc tại BVĐK Nam Định

Thứ Hai, ngày 05/05/2025 05:38

Bộ trưởng Bộ Y tế động viên, khen ngợi và biểu dương các đơn vị tham gia đảm bảo an ninh y tế dịp 30/4

Thứ Tư, ngày 30/04/2025 14:03

Bộ Y tế bổ nhiệm lãnh đạo Bệnh viện Chỉnh hình & Phục hồi chức năng TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 09:07

Bộ Y tế công bố quyết định về công tác cán bộ tại TPHCM

Thứ Ba, ngày 29/04/2025 01:36

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Việt Nam đã giảm 18% tỷ lệ lao động trẻ em kể từ năm 2000

30/07/2019 | 09:51 AM

 | 

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 14 tham gia lao động ở Việt Nam đã đạt được mức giảm ấn tượng 18%, từ 28% vào năm 2000 xuống còn dưới 10%.

Đây à những con số ấn tượng được công bố tại buổi Báo cáo tuổi thơ toàn cầu 2019 do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the children) phối hợp với Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức.

Trẻ em Việt Nam có tuổi thơ tốt đẹp hơn so với thế hệ trẻ em của 20 năm trước

Được công bố với kỳ vọng thúc đẩy những thảo luận và hành động nhằm đạt đến mục tiêu "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau", Báo cáo có đưa ra Bảng xếp hạng các quốc gia theo thang điểm từ 1 đến 1.000 dựa trên các chỉ số “kết thúc tuổi thơ” – đó là những bước ngoặt trong sống khiến trẻ em bị mất đi tuổi thơ của chính mình như tảo hôn, có thai ở tuổi vị thành niên, không được đi học, ốm yếu, suy dinh dưỡng và tử vong.

So sánh Bảng xếp hạng của năm 2000 và 2019 đã cho thấy điểm số của Việt Nam đã tăng thêm 67 điểm, từ 764 vào năm 2000 lên 831 năm 2019. Đây là một thành tựu lớn và nhờ đó giúp Việt Nam tăng thêm một hạng trên Bảng xếp hạng trong năm 2019 so với 2018, xếp hạng 95 trên 176 quốc gia.

Bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Cục trưởng Cục Trẻ em - ông Đặng Hoa Nam.

Bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em chúc mừng những tiến bộ mà Việt Nam đã được trong hai thập kỷ qua, đồng thời nhấn mạnh, việc giảm tỷ lệ lao động trẻ em và suy dinh dưỡng thể thấp còi đã đóng góp rất lớn trong việc giúp cuộc sống của trẻ em Việt Nam ngày hôm nay tốt hơn rất nhiều so với thế hệ của 20 năm trước đây.

Tỷ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam đã đạt được mức giảm ấn tượng. Nếu như năm 2000, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 14 tham gia lao động là 28% thì hiện nay, con số này là dưới 10%.

“Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam cũng đã giảm xuống 23,8% so với mức 36,5% năm 2000. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đang tiếp tục phối hợp với Chính phủ Việt Nam để tiếp tục giảm hơn nữa tỷ lệ này, đặc biệt ở đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa”, bà Dragana Strinic nói.

Singapore là quốc gia đứng đầu Bảng xếp hạng

Bảng xếp hạng của năm 2019 cho thấy, tuổi thơ của trẻ em ở 173 trên 176 quốc gia được xếp hạng đã được cải thiện rất nhiều so với thời điểm năm 2000.

Hiện tại, Singapore là nước đứng đầu bảng xếp hạng, khẳng định vị thế là quốc gia hàng đầu thế giới trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đứng ở các vị trí tiếp sau trong Top 10 là tám quốc gia Tây Âu và Hàn Quốc.

Theo ông Hoàng Việt Dũng, điều phối viên truyền thông của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, chính những quốc gia nghèo nhất trên thế giới lại là những nước đạt được những thành tựu to lớn nhất cho trẻ em như Sierra Leone, Rwanda, Ethiopia và Niger.

Ông Hoàng Việt Dũng, điều phối viên truyền thông của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em công bố các nội dung của Báo cáo tuổi thơ toàn cầu 2019.

Các quốc gia đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ trẻ em được đến trường, giảm thiểu tỷ lệ bị suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ lao động trẻ em và giảm tỷ lệ tảo hôn. Những thành tựu đó đã góp phần làm giảm số lượng trẻ em bị mất tuổi thơ thêm 280 triệu trẻ nếu so với con số của năm 2000.

Bản báo cáo cũng cho biết có ít nhất 280 triệu trẻ em trên thế giới đã có cơ hội lớn lên khỏe mạnh, được đi học và được sống trong an toàn hơn trong 2 thập kỷ qua. Nếu so sánh với con số 970 triệu trẻ em bị mất tuổi thơ của năm 2000 thì hiện vẫn còn 690 triệu trẻ em chưa được hưởng trọn vẹn tuổi thơ của mình.

Theo bà Dragana Strinic, những tiến bộ đạt được đối với tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên và trẻ em bị sát hại còn rất hạn chế. Tỷ lệ trẻ em phải sống ở các khu vực có xung đột bạo lực không đạt được tiến bộ nào mà ngược lại số lượng trẻ em sống ở vùng chiến sự hoặc bị buộc phải rời khỏi nhà hoặc nơi sinh sống của mình đã tăng rất nhanh nếu tính từ năm 2000. Và hiện nay, cứ trong bốn trẻ em thì vẫn còn một em bị mất tuổi thơ.

Vì thế, bà Dragana Strinic nhấn mạnh, để ngăn chặn tình trạng trẻ em bị mất đi tuổi thơ cần phải có những nỗ lực toàn cầu. “Tổ chức Cứu trợ Trẻ em kêu gọi lãnh đạo các quốc gia, nhà tài trợ và các bên liên quan khác tiếp tục thực hiện các cam kết trong khuôn khổ SDGs thông qua việc thực hiện ngay bước đi cần thiết hướng tới mục tiêu "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau". Tổ chức Cứu trợ Trẻ em kêu gọi các Chính phủ các nước đầu tư cho trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, bảo đảm bao phủ mọi trẻ em cho dù các em có là ai và đến từ đâu. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng đang nỗ lực hết sức có thể để hỗ trợ trẻ em trên toàn thế giới”, bà Dragana Strinic nói./.

 
 

Thăm dò ý kiến