HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25Chiều ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với nội dung "Tình hình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy, xây dựng chính...
'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long: Cơ sở chính trị, quyết tâm, ý chí của Người đứng đầu đã rõ thì bây giờ trách nhiệm của chúng ta là phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền...
Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 01:35Chiều 4/7, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì lễ tổng kết đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin. ...
Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương
Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 10:03Ngày 04/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, đã diễn ra cuộc họp của Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ,...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF
Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:55Chiều ngày 04/7/2025, tại Trụ sở Bộ Y tế, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với đại diện UNICEF Việt Nam. Tham dự làm...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế
Thứ Năm, ngày 03/07/2025 09:03Sáng ngày 03/7/2025, tại trụ sở Bộ, Bộ Y tế đã tổ chức trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự và trao Quyết định bổ nhiệm. ...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ
Thứ Ba, ngày 01/07/2025 07:48Ngày 01/7/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc về công tác tiêm chủng mở rộng và đề tài “Đánh giá khoảng trống miễn dịch sởi, một số yếu tố ảnh hưởng và định hướng chiến lược tiêm...
Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin
Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:43Ngày 30/6/2025, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) tổ chức lễ khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin (NRA). Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân...
Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã
Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:34Hòa chung không khí hân hoan cùng với cả nước, sáng ngày 30/6, tỉnh Sơn La long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành...
Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân
Chủ Nhật, ngày 28/06/2025 21:55Hôm nay (28/6), tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động với Công đoàn Y tế Việt Nam, giai...
Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”
Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 10:50Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...
Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030
Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 07:44Chiều ngày 26/6/2025, tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Đào Hồng Lan, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh
Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 05:40Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, liệu pháp về miễn dịch, gene và tế bào gốc đang mang lại những hy vọng rất lớn trong công tác phòng và chữa bệnh.
Thúc đẩy y tế từ xa tại Việt Nam: Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng
Thứ Năm, ngày 26/06/2025 10:46Sáng 26/6/2025, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo Việt Nam – Hàn Quốc về khám, chữa bệnh, với trọng tâm là phát triển y tế từ xa. GS.TS Trần...
Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035; Luật Phòng bệnh; Luật Dân số
Thứ Năm, ngày 26/06/2025 06:55Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp với các tổ chức, hội, hiệp hội, đơn vị tư nhân lấy ý kiến về Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 –...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt THPT năm 2025 tại tỉnh Hưng Yên
Thứ Năm, ngày 26/06/2025 01:01Chiều ngày 24/6/2025, Đoàn công tác do GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra công tác đảm bảo y tế phục vụ kỳ thi tốt...
Bộ Y tế công bố Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:38Chiều ngày 24/6/2025, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế đã tổ chức lễ công bố Quyết định Bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. PGS.TS Nguyễn...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Phú Thọ
Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:20Ngày 24/6/2025, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia làm trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác đảm bảo y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học...
Đại hội Đảng bộ Cục An toàn thực phẩm, nhiệm kỳ 2025-2030
Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:10Sáng ngày 24/6/2024, Đảng bộ Cục An toàn thực phẩm tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế dự và...
Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì
Thứ Ba, ngày 24/06/2025 10:01Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì Sáng ngày 24/6/2025, tại Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi...
Xuất bản thông tin
Vì sao Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành?
27/06/2022 | 15:27 PM



Bộ Y tế vừa gửi dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, lấy ý kiến góp ý của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các bộ, ngành, tỉnh, thành và chuyên gia. Tại dự thảo, Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành.
Nhiều nước dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Tại dự thảo, Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn đang coi bệnh COVID-19 trong tình trạng đại dịch trên phạm vi toàn cầu và quan ngại tiếp tục có các biến thể không lường trước được của virus SARS- CoV-2. Nhiều nước trên thế giới vẫn có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.
Hiện nay virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể và mức độ tăng nặng và tử vong. Hiện Omicron là biến thể phổ biến trên thế giới nhưng vẫn chưa phải là biến thể cuối cùng.
Có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương. Tình trạng sức khỏe suy giảm sau khi mắc COVID-19 (hậu COVID-19) đang làm người dân lo ngại nhưng chưa có nghiên cứu đầy đủ.
Có thể xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm COVID-19 có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.Ảnh: minh hoạ
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, tuy tỷ lệ tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước (tỷ lệ chết/mắc giảm mạnh từ 1,03% trong tháng 1/2022 xuống còn 0,06% trong tháng 5/2022) nhưng vẫn ghi nhận trường hợp tử vong và vẫn có bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 linh hoạt như phòng chống bệnh đặc biệt nguy hiểm, bệnh nguy hiểm và để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.
2 tình huống trong phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023
Tại dự thảo, Bộ Y tế cho biết, hiện nay, trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 của WHO, Bộ Y tế đề xuất Phương án Bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023, trong đó có 2 tình huống:
Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.
Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Đối với tình huống này, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: Giám sát phát hiện; Kiểm soát ra vào vùng có dịch; Cách ly/ theo dõi sức khỏe; Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Vệ sinh trong việc quàn, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt...
Do đó, việc phòng chống dịch phải linh hoạt theo chuyển biến dịch bao gồm cả nhóm A và nhóm B nên các biện pháp đáp ứng chống dịch điều chỉnh chuyển dần từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B để thích ứng linh hoạt việc kích hoạt trở lại các biện pháp phòng, chống dịch mạnh, quyết liệt khi virus SARS-CoV-2 biến đổi.
Tạm thời chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B
Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam mà hiện Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa phòng chống đại dịch và quản lý bền vững.
Về lý do chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam, Bộ Y tế cho hay, theo các tài liệu về dịch tễ học trong nước và trên thế giới, đặc biệt là của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Mỹ, bệnh "lưu hành" là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.
Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có 4 nhóm tiêu chí là:
Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh.
Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh
Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.
Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.
Đối với tiêu chí số 4, Bộ Y tế cho hay hầu hết các nước trên thế giới đều trong trạng thái số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thất thường khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (như Nam Phi, Mỹ sau 2 tháng dịch có xu hướng giảm đã tăng trở lại từ đầu tháng 5/2022 đến nay do sự lưu hành của các biến thể BA.4, BA.5 và chưa có xu hướng chững lại , virus SARS-CoV-2 có thể tiếp tục xuất hiện những biến thể mới; đồng thời miễn dịch có được (do vaccine và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian.
Do đó, sau khoảng thời gian đủ lớn, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào. Cần thêm thời gian để theo dõi, đánh giá tính ổn định cũng như sự thay đổi của tác nhân gây bệnh
Vì thế tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất tạm thời chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B hoặc chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch mang tính linh hoạt và tiến dần tới trạng thái "bình thường mới".
Việc công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam có thể cân nhắc khi WHO công bố hết tình trạng đại dịch hay sự kiện y tế công cộng đáng quan ngại trên toàn cầu và tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển dần các biện pháp phòng bệnh từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus và đỏi hỏi chính quyền các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho hệ thống y tế để sẵn sàng đáp ứng với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Y tế Hà Nội thay đổi tích cực sau khi triển khai Chỉ thị 06/CT-BYT
- Người béo phì nhiễm trùng nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao
- Phẫu thuật khẩn cấp cứu sản phụ viêm ruột thừa cấp và thai nhi
- Quy định mới của Bộ Y tế về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần
- Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
- Khám ngoài giờ: Những nỗ lực vì sự tiện lợi cho người bệnh
- Phát hiện giun dài 8cm từ mụn trên ngực bệnh nhân 23 tuổi