HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29Ngày 09/7/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp kết hợp trực tuyến với 34 tỉnh, thành phố, nhằm phổ biến các quy định mới liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế và...
Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11Chiều nay (8/7), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu...
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19Ngày 08/7/2025, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong ngành Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế...
Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16Chiều 7/7/2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành Y tế Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân...
Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02Hôm nay (7/7), tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế và Hội Quân dân y Việt Nam trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2025...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo
Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37Sáng ngày 07/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo làm việc về Trung tâm...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25Chiều ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với nội dung "Tình hình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy, xây dựng chính...
'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long: Cơ sở chính trị, quyết tâm, ý chí của Người đứng đầu đã rõ thì bây giờ trách nhiệm của chúng ta là phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền...
Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin
Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 01:35Chiều 4/7, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì lễ tổng kết đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin. ...
Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương
Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 10:03Ngày 04/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, đã diễn ra cuộc họp của Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ,...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF
Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:55Chiều ngày 04/7/2025, tại Trụ sở Bộ Y tế, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi tiếp và làm việc với đại diện UNICEF Việt Nam. Tham dự làm...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế
Thứ Năm, ngày 03/07/2025 09:03Sáng ngày 03/7/2025, tại trụ sở Bộ, Bộ Y tế đã tổ chức trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự và trao Quyết định bổ nhiệm. ...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ
Thứ Ba, ngày 01/07/2025 07:48Ngày 01/7/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc về công tác tiêm chủng mở rộng và đề tài “Đánh giá khoảng trống miễn dịch sởi, một số yếu tố ảnh hưởng và định hướng chiến lược tiêm...
Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin
Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:43Ngày 30/6/2025, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) tổ chức lễ khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin (NRA). Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân...
Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã
Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:34Hòa chung không khí hân hoan cùng với cả nước, sáng ngày 30/6, tỉnh Sơn La long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành...
Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân
Chủ Nhật, ngày 28/06/2025 21:55Hôm nay (28/6), tại TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động với Công đoàn Y tế Việt Nam, giai...
Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”
Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 10:50Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...
Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030
Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 07:44Chiều ngày 26/6/2025, tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Đào Hồng Lan, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh
Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 05:40Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, liệu pháp về miễn dịch, gene và tế bào gốc đang mang lại những hy vọng rất lớn trong công tác phòng và chữa bệnh.
Thúc đẩy y tế từ xa tại Việt Nam: Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng
Thứ Năm, ngày 26/06/2025 10:46Sáng 26/6/2025, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo Việt Nam – Hàn Quốc về khám, chữa bệnh, với trọng tâm là phát triển y tế từ xa. GS.TS Trần...
Xuất bản thông tin
Vị giáo sư đưa kĩ thuật lọc máu hiện đại vào điều trị, cứu sống hàng nghìn người.
28/04/2020 | 09:55 AM



Kỹ thuật lọc máu hiện đại dùng trong hồi sức cấp cứu giúp người bệnh có thêm cơ hội giữ lại sự sống, đặc biệt kỹ thuật này đang phát huy hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Cứu sống nhiều người bệnh
Ngày 28/2/2020, chị Nguyễn Thị Th. được chuyển từ BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa đến khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng: Hôn mê sâu, huyết áp tụt, không đáp ứng với thuốc vận mạch, chụp tim phổi tổn thương lan tỏa 2 bên, siêu âm tim co bóp rất kém, giảm vận động toàn bộ các thành tim, tổn thương đa phủ tạng, toan hóa máu nặng.
Ngay lập tức các chuyên gia đầu ngành cấp cứu hồi sức đã tiến hành hội chẩn cho bệnh nhân. Kết luận ban đầu của cuộc hội chẩn toàn khoa: Theo dõi sốc phản vệ nguy kịch, viêm cơ tim, suy đa phủ tạng, sốc không hồi phục, toan hóa máu nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Người bệnh Th. được chỉ định: Hồi sức tích cực chuyên sâu: thở máy, lọc máu liên tục, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn ngoài cơ thể ECMO - VA, kiểm soát huyết động...
Bệnh nhân nặng, diễn biến phức tạp. Các bác sĩ phải nỗ lực hồi sức và điều trị chuyên sâu cấp cứu với các kỹ thuật hàng đầu thế giới như ECMO - VA phối hợp với lọc máu liên tục, thông khí nhân tạo, kiểm soát huyết động,….tình trạng bệnh nhân rất nặng nguy cơ tử vong cao. Nếu không được can thiệp kỹ thuật cao, chuyên sâu kịp thời, bệnh nhân không thể thoát được lưỡi hái tử thần.
|
GS Nguyễn Gia Bình - người mang kỹ thuật lọc máu về Việt Nam điều trị cho bệnh nhân Covid-19 |
Sau 18 ngày chiến đấu với tử thần, nhiều thời điểm tưởng như đã thất bại, nhiều khó khăn xảy ra nhưng với quyết tâm của các bác sĩ, điều dưỡng của khoa Cấp cứu A9, bệnh nhân đã thoát chết và phục hồi kỳ diệu.
Hàng năm có hàng nghìn bệnh nhân được cứu sống từ các kỹ thuật y khoa hiện đại trong đó có lọc máu liên tục.
GS Nguyễn Gia Bình - người nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại tại Việt Nam cùng đồng nghiệp đã ứng dụng kỹ thuật này trong điều trị cho nhiều ca bệnh nặng, giúp cứu sống hàng nghìn bệnh nhân.
Đây là vận dụng thành quả của công trình nghiên cứu khoa học “Ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm”. Đây là một trong 7 cụm công trình được nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2016. Cụm công trình nghiên cứu này do GS. TS. Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai làm Chủ nhiệm cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, thực hiện.
Hiện nay, kỹ thuật lọc máu hiện đại cũng đang được ứng dụng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thể nặng. Điển hình, các bệnh nhân nhân số 19, bệnh nhân số 91…
Bệnh nhân số 19 mắc Covid-19 là bà N.T.L, 64 tuổi, ở Hà Nội, vào viện với thể trạng nhẹ cân và rối loạn tiền đình. Sau đó bà L. rơi vào tình trạng suy hô hấp, tổn thương phổi nặng. Các chuyên gia đầu ngành của Tiểu Ban điều trị Covid-19 đã bắt đầu hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị trong đó có kỹ thuật lọc máu liên tục.
Lọc máu hiện đại là biện pháp rất hữu hiệu không chỉ điều trị thay thế thận đơn thuần mà còn có khả năng loại thải chất độc mà bình thường gan, thận và cơ thể khó có thể thải trừ như các chất độc, phức hợp kháng nguyên - kháng thể, các chất trung gian của đáp ứng viêm hệ thống. Mỗi phương thức lọc máu được áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý đem lại hiệu quả tối ưu giúp hồi sinh sự sống cho người bệnh.
Theo GS Bình, nhờ sự phát triển nhanh chóng về khoa học công nghệ người ta đã xây dựng lên các kỹ thuật lọc máu hiện đại dựa trên các nguyên lí vật lý - hóa học: Chênh lệch áp suất (filtation); khuếch tán (diffusion); đối lưu (conversion); hấp phụ (adsorption). Vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhiều kỹ thuật lọc máu hiện đại ra đời.
GS Nguyễn Gia Bình cho biết lọc máu hiện đại là biện pháp rất hữu hiệu không chỉ điều trị thay thế thận đơn thuần mà còn có khả năng loại thải chất độc mà bình thường gan, thận và cơ thể khó có thể thải trừ như các chất độc, phức hợp kháng nguyên - kháng thể, các chất trung gian của đáp ứng viêm hệ thống. Mỗi phương thức lọc máu được áp dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý đem lại hiệu quả tối ưu giúp hồi sinh sự sống cho người bệnh.
Trước đây, nếu như các bệnh nhân bị tử vong do nhiễm trùng nặng, tỷ lệ là 95% thì nay đã giảm được khoảng 1/3. Đối với các bệnh nhân viêm tụy, trước đây phương pháp chính là mổ, tỉ lệ tử vong là 50% nhưng với kỹ thuật lọc máu hiện đại đã loại bỏ bớt các chất độc hại do tụy sinh ra, làm giảm bớt các phản ứng viêm.
Nếu thực hiện lọc máu sớm, kết hợp với hồi sức tích cực thì tỷ lệ tử vong giảm còn 1/10. Với hội chứng các bệnh suy sụp đa phủ tạng như suy phổi, suy tim trước khi có phương pháp lọc máu thì tỷ lệ tử vong đối với bệnh nhân suy ba tạng là 70%, suy 4 tạng là 90%. Từ khi có kỹ thuật lọc máu, mặc dù bệnh nhân nhập viện khá muộn nhưng vẫn giảm tỷ lệ tử vong xuống khoảng 20%.
Kết quả nghiên cứu của công trình còn cho thấy, nhóm được lọc máu liên tục cải thiện triệu chứng lâm sàng nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, đặc biệt giảm tỷ lệ tử vong từ 53% xuống 27%.
Trong một nghiên cứu khác, lọc máu liên tục giúp cải thiện tỷ lệ tử vong từ 87% xuống còn 42%.
Trong nhưng ngày căng thẳng đối phó dịch Covid-19, khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai vẫn có hàng chục bệnh nhân nặng phải hồi sức tích cực. Nhiều bệnh nhân bị nhược cơ, lupus, bệnh nhân sốc suy đa tạng. GS Bình cho biết các bệnh nhân này đều được lọc máu để cầm cự trong lúc các bác sĩ tìm tòi các phương pháp điều trị triệt để hơn.
|
Nhiều bệnh nhân nặng được cứu sống nhờ kỹ thuật lọc máu hiện đại của GS |
Hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nặng
GS Bình kể đầu những năm 2000, mỗi lần đi bệnh phòng, chứng kiến người bệnh nặng tử vong, các bác sỹ chỉ đau đáu một nỗi niềm làm thế nào để giảm tỷ lệ tử vong xuống.
Nhóm nghiên cứu đã được tiếp cận phương pháp lọc máu hiện đại và bắt đầu đưa về Việt Nam từ năm 2002. GS Bình khi đó có tham gia khóa học ở Nhật Bản, nhận thấy bệnh viện của họ triển khai kỹ thuật này nên bất cứ khi nào có thời gian là ông tranh thủ xin vào học.
Khi trở về Việt Nam, khó khăn là thực tế bệnh viện lúc đó không có máy móc, thiết bị. Giá mỗi chiếc máy lên tới hàng tỷ đồng, bệnh viện không đủ kinh phí đầu tư.
GS Bình nhớ lại, ông cùng các đồng nghiệp đã liên hệ và mượn được máy của các bạn đồng nghiệp Thái Lan; viết quy trình bệnh nào được sử dụng máy, bệnh nào không và xác định phải làm cẩn thận, sẵn sàng đối phó với các biến chứng cũng như vấn đề pháp lý. Lần này, kế hoạch của ông và đồng nghiệp được Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đồng ý.
Chiếc máy lọc máu đầu tiên được đưa về Việt Nam thông qua 1 ca cấp cứu của một đại gia ngành dầu khí. Bệnh nhân này bị suy đa tạng và rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Bệnh nhân chỉ còn cơ hội sống nếu được điều trị lọc máu. Lúc đó, GS Bình đã tư vấn về điều trị lọc máu hiện đại. Ngay lập tức, người nhà bệnh nhân đã đồng ý.
Chiếc máy đầu tiên nhập về, các y bác sĩ đã trực 24/7 và bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục. Sau đó, cùng chiếc máy này, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai đã cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân nặng khác. Đến nay, chiếc máy đầu tiên vẫn được lưu giữ trong khoa Hồi sức tích cực dù bệnh viện đã có nhiều máy lọc máu hiện đại hơn rất nhiều.
GS Bình nhớ lại thời điểm năm 2005, khi đó đang có dịch cúm A/H5N1, độc lực của virus cúm A/H5N1 rất mạnh, có thể gây tổn thương phổi nặng nề, làm mất khả năng trao đổi ôxy. Vì vậy người bệnh mắc cúm A/H5N1 có nguy cơ tử vong do thiếu ôxy nặng kéo dài, suy đa cơ quan. Khi đó, tỷ lệ tử vong vì nguyên nhân này trên thế giới là 70-80%, các nước chưa có biện pháp đặc trị.
Nhóm nghiên cứu đặt giả thiết: Liệu việc lọc máu hấp phụ các chất cytokine có hại - gây phản ứng viêm quá mạnh ở phổi và các cơ quan khác - có thể làm giảm độ nặng và tăng cơ hội sống cho người bệnh hay không?
Lúc đó GS Bình và cộng sự đã tiến hành lọc máu cho một bệnh nhân nam nhiễm cúm A/H5N1 tình trạng nặng, đưa anh này qua khỏi cơn nguy kịch, bảo toàn mạng sống. Hiện nay, ông và các đồng nghiệp cũng đang tiến hành các biện pháp lọc máu hấp phụ các chất cytokine có hại ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 để giúp các bệnh nhân nặng vượt qua giai đoạn nguy kịch.
7 công trình được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2016 1. Tên cụm công trình: Nghiên cứu phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Tác giả: Kỹ sư Trần Xuân Hoàng và 08 đồng tác giả. 2. Tên cụm công trình: Cầu Hàm Luông - QL60, tỉnh Bến Tre. Tác giả: ThS. Nguyễn Thanh Hà và 11 đồng tác giả. 3. Tên công trình: Nghiên cứu chọn tạo và phát triển 2 giống lúa mới OM6976 và OM5451 có năng suất và chất lượng cao phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tác giả, đồng tác giả: PGS.TS. Trần Thị Cúc Hòa và 4 đồng tác giả. 4. Tên cụm công trình: Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó với một số dịch bệnh nguy hiểm. Tác giả, đồng tác giả: GS.TS. Nguyễn Gia Bình và 27 đồng tác giả. 5. Tên công trình: Khái luận văn tự học chữ Nôm. Tác giả, đồng tác giả: GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng. 6.Tên công trình: Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp. Tác giả, đồng tác giả: GS.TSKH. Thân Đức Hiền và 13 đồng tác giả. 7. Tên cụm công trình: Lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tác giả, đồng tác giả: GS.TS. Nguyễn Tài Thư và 6 đồng tác giả. |
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
Tin liên quan
- Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
- Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng
- Mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho một số đối tượng tham gia BHYT thế nào?
- Liên viện phối hợp thành công ca mổ thai cho sản phụ mắc lao kháng thuốc
- Gia đình 4 người mắc ung thư vú
- Trường hợp nào được hưởng quyền lợi bảo hiểm khi khám tại Bệnh viện Bạch Mai
- Cấp cứu kịp thời bệnh nhân sốc phản vệ do ong đốt