HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 10:20

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan gửi thư chúc mừng Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động thuộc các cơ sở đào tạo và các cơ sở thực hành đào tạo nhân lực lĩnh vực y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 05:06

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với đoàn công tác Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 03:05

Bộ Y tế công bố các Quyết định công tác nhân sự thuộc Đảng Bộ Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Tư, ngày 06/11/2024 02:59

Chia sẻ kinh nghiệm của các nước khu vực ASEAN về kiểm soát thuốc lá

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:37

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á

Thứ Hai, ngày 04/11/2024 11:24

Thành lập Trung tâm đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm

Chủ Nhật, ngày 03/11/2024 01:34

Chính thức triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện hạng đặc biệt thuộc Bộ Y tế

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:38

'Em bé Làng Nủ' xuất viện: 50 ngày hồi sinh thần kỳ ở Bạch Mai

Thứ Bẩy, ngày 02/11/2024 00:34

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 13:27

Hội thảo điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số

Thứ Sáu, ngày 01/11/2024 07:30

Tập trung hoàn thiện Dự án đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở sử dụng vốn Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đáp ứng mục tiêu và tiến độ

Thứ Năm, ngày 31/10/2024 07:32

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:26

Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Ung thư Việt Nam

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 14:56

Hội nghị Khoa học Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Sức khỏe và Hệ thống y tế xanh Châu Á -Thái Bình Dương lần thứ 6

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 14:12

Bộ Y tế phổ biến quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Tư, ngày 30/10/2024 13:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Trường Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand

Thứ Ba, ngày 29/10/2024 13:06

Sử dụng thuốc lá nằm trong nhóm các yếu tố nguy cơ hàng đầu bệnh không lây nhiễm

Thứ Ba, ngày 29/10/2024 10:22

Triển khai vắc xin Rota trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc từ năm 2026

Thứ Ba, ngày 29/10/2024 07:32

Sôi nổi cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024” khu vực Bắc Bộ

Thứ Hai, ngày 28/10/2024 08:46

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Uống 11 loại thuốc để chữa ho, trẻ bị sốc phản vệ

07/10/2024 | 10:53 AM

 | 

Gia đình tự ý cho con uống 11 loại thuốc để chữa ho khiến trẻ bị phản vệ. Trẻ được chẩn đoán phản vệ độ 2 nghi do dị ứng thuốc, trong đó có một số loại thuốc kháng sinh, long đờm, chống viêm, chống dị ứng và một số thuốc viên không có tem mác.

 

Bệnh nhi nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Sốc phản vệ ở trẻ

Thời gian qua, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận không ít trường hợp trẻ em nhập viện trong tình trạng bị phản vệ, đe dọa tính mạng. Phản vệ (trước đây gọi là sốc phản vệ) ở trẻ em là một tình trạng y tế khẩn cấp có thể gây tử vong, cần phải được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Đó là trường hợp bệnh nhân L.A.H (sinh năm 2017, Hà Giang) được 1 bệnh viện tư nhân chuyển đến trong tình trạng sốt cao, phát ban nhiễm trùng, nổi mẩn ngứa toàn thân, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, khó thở, nhịp tim nhanh, bụng chướng.

Qua thăm khám và hỏi bệnh, các bác sĩ được biết trước khi nhập viện 5 ngày, bệnh nhân bị ho khan, không sốt, gia đình đã tự mua thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc kháng viêm để uống. Có tới hàng chục loại thuốc khác nhau được gia đình tự ý mua cho trẻ uống.

Sau khi uống thuốc được một ngày, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, sốt gần 38 độ C, mẩn ngứa, phát ban toàn thân, gia đình lại tiếp tục cho cháu bé uống thêm thuốc chống dị ứng, nhưng không thấy đỡ, trẻ càng nổi nhiều mụn đỏ hơn và ngứa nhiều hơn, bụng đau dữ dội.

Gia đình cho đi khám ở bệnh viện gần nhà, tại đây được điều trị nhưng tình trạng không đỡ nên đã chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 24/9/2024.

Tại Trung tâm Nhi khoa, bệnh nhân đã được khám lâm sàng, chỉ định làm một số xét nghiệm như sinh hóa máu, khí máu và đông máu cơ bản. Bệnh nhân được chẩn đoán là phản vệ độ 2, nghi do dị ứng thuốc, trong đó có một số loại thuốc kháng sinh, long đờm, chống viêm, chống dị ứng và một số thuốc viên không có tem mác.

Gia đình tự ý cho con uống 11 loại thuốc để chữa ho khiến trẻ bị phản vệ, phải nhập viện.

Rất may, bệnh nhân đã được xử trí ngay theo phác đồ chống phản vệ ở trẻ em tại bệnh viện tuyến dưới và nguy cơ bệnh nhân có thể sốc pha 2 và trẻ vẫn trong tình trạng rất nặng nên đã được chuyển đến Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai để điều trị tiếp.

Sau hơn một tuần điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và có những chuyển biến tích cực, dần hồi phục sức khỏe.

Biểu hiện lâm sàng sốc phản vệ ở trẻ

Qua thực tế các ca lâm sàng phản vệ phải cấp cứu và điều trị tích cực tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cảnh báo mọi người cần lưu ý, phản vệ ở trẻ em là phản ứng quá mẫn, tức thì của cơ thể khi có sự xâm nhập dị nguyên (các loại thuốc, thức ăn…) vào cơ thể, là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được chẩn đoán nhanh, cấp cứu, xử trí sớm nhất và cần được điều trị tích cực để bảo vệ tính mạng cho trẻ.

Biểu hiện lâm sàng của phản vệ rất đa dạng tại nhiều cơ quan như: Hô hấp (nghẹt mũi, hắt hơi, phù thanh quản, khó thở, co thắt phế quản, co rút cơ hô hấp, ngưng thở.... ), tim mạch (nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, ngừng tim…), thần kinh (rét run, vã mồ hôi, sốt, đau đầu, chóng mặt, co giật, hôn mê, vật vã, chân tay run, choáng, ngất ... ), tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, đại tiểu tiện không tự chủ, đại tiện ra máu), da liễu (mày đay, ban đỏ, mẩn ngứa).

Căn nguyên dẫn đến phản vệ rất đa dạng, hàng đầu là thuốc, hóa chất thâm nhập vào cơ thể theo đường ăn, uống, hít qua đường thở, hoặc qua đường máu như tiêm, truyền...

Trong y tế có nhiều loại thuốc cần lưu ý có thể gây phản vệ như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, gây tê, thuốc chống viêm, các loại vaccine, các dịch truyền qua tĩnh mạch, thuốc cản quang....

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con em uống mà chưa có đơn của bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế, không cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, không chơi đùa ở môi trường có côn trùng, quản lý thực phẩm đồ uống của các em một cách nghiêm ngặt nhất.

Trong đời sống, những hóa chất như sơn ta, sơn dầu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng... cũng có thể gây dị ứng và phản vệ với cơ địa từng cá thể.

Một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ côn trùng, từ thực vật lạ, từ hải sản, đồ uống có hóa chất cũng có thể gây dị ứng và phản vệ. Nọc côn trùng truyền qua vết đốt cũng cần lưu ý.

Các bậc cha mẹ, thầy cô, người chăm sóc, nhà trường và gia đình cần quản lý tốt nguồn thực phẩm, nguồn thuốc men, nguồn hóa chất đối với trẻ em. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con em uống mà chưa có đơn của bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế, không cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, không chơi đùa ở môi trường có côn trùng, quản lý thực phẩm đồ uống của các em một cách nghiêm ngặt nhất.

Khi thấy con em có những biểu hiện bất thường cần khẩn trương đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.

 

Nguồn: nhandan.vn

 

 


Thăm dò ý kiến