HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47

Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:34

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến tái tạo phần da hoại tử do rắn độc cắn

02/10/2024 | 14:35 PM

 | 

Đối với bệnh nhân bị rắn độc cắn, ngoài việc cần nhanh chóng đảm bảo dấu hiệu sinh tồn, tái tạo da cũng rất cần thiết và quan trọng. Giáo sư Trần Thiết Sơn, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Trường đại học Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, hiện đơn vị này đã triển khai một loạt kỹ thuật tiên tiến, thậm chí, được coi là hàng đầu thế giới để bảo tồn và tái tạo vùng da bị hoại tử cho nạn nhân.

Hình ảnh vết rắn cắn ở ngón cái bàn tay phải bị sưng đỏ, có dấu hiệu hoại tử của một bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Xin bác sĩ cho biết hiện số lượng bệnh nhân bị rắn cắn trong những năm gần đây như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân hoại tử phần mềm do rắn cắn mà chúng tôi tiếp nhận có xu hướng tăng dần. Nhất là trong thời điểm mùa hè, mùa sinh sản của rắn, trung bình mỗi tháng chúng tôi tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân từ trung tâm chống độc có tình trạng hoại tử phần mềm do rắn cắn, đặc biệt là do rắn hổ mang cắn.

PV: Bệnh nhân bị rắn độc cắn thường trong những tình huống như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: So với các nước trên thế giới, thông thường nạn nhân bị rắn cắn tình cờ do lao động hay sinh hoạt. Khác biệt so với Việt Nam, những bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận thường hay bị cắn tại vị trí bàn tay do bắt hoặc nuôi rắn.

PV: Khi bị rắn độc cắn, điều gì là quan trọng để giữ lại mạng sống cho nạn nhân?

GS Trần Thiết Sơn: Khi bị rắn cắn tuyệt đối không được mất bình tĩnh. Điều quan trọng là sau khi bị cắn phải đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị. Tốt nhất nên mang theo hoặc chụp ảnh được con rắn cắn để bác sĩ định danh loài và đưa ra hướng xử trí phù hợp. Tránh việc sơ cứu sai cách như garo, đắp lá.

PV: Khi tiếp nhận những bệnh nhân bị rắn độc cắn, các bác sĩ sẽ làm gì để cứu sống họ? Hiện tỷ lệ cứu sống tại Bệnh viện Bạch Mai như thế nào?

GS Trần Thiết Sơn: Chúng tôi tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân bị rắn độc cắn khi đến viện như một tình trạng cấp cứu. Trước tiên là đảm bảo dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân vì có nhiều loài rắn với nọc độc gây tổn hại với các cơ quan quan trọng như hô hấp, tim mạch. Tại thời điểm hiện tại, tỷ lệ tử vong do rắn độc cắn tại Bệnh viện Bạch Mai rất thấp. Tuy nhiên, di chứng để lại sau khi bị rắn độc cắn cũng tương đối nặng nề.

PV: Đối với những bệnh nhân này, ngoài việc giải độc tố, việc tái tạo những vùng da bị hoại tử quan trọng như thế nào? Nếu không được xử trí sẽ nguy hiểm ra sao?

GS Trần Thiết Sơn: Sau khi kiểm soát được các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, các bác sĩ tại Trung tâm chống độc sẽ hội chẩn lại chuyên khoa chúng tôi để xử trí các tổn thương tại chỗ. Một số loài rắn như rắn hổ mang có độc tính gây hoại tử da và phần mềm dưới da. Những trường hợp như vậy chúng tôi khuyến cáo cắt lọc các phần da bị hoại tử sớm với hai mục đích loại bỏ chất độc và nhiễm khuẩn tại chỗ. Việc cắt lọc càng sớm thì khả năng bảo tồn được chi thể càng cao, tránh được việc phải cắt cụt và hoại tử lan rộng.

PV: Để tái tạo phần da bị hoại tử đó, các bác sĩ thường dùng kỹ thuật gì? Quy trình ra sao?

GS Trần Thiết Sơn: Đối với những trường hợp có tình trạng hoại tử mô mềm rõ, chúng tôi sẽ tiến hành cắt lọc sớm cho bệnh nhân. Sau khi cắt lọc, tùy vào tình trạng tổn thương nếu dịch hoại tử nhiễm trũng ít, chúng tôi sẽ tiến hành đóng vết mổ cùng thì. Còn đối với những tổn thương hoại tử diện rộng, nhiều tổ chức hoại tử, viêm mổ, chúng tôi tiến hành cắt lọc sạch sẽ và để hở. Những trường hợp như vậy sẽ được thay băng tích cực hoặc sử dụng liệu pháp áp lực âm để thuận lợi cho phẫu thuật thì hai để tái tạo tổn khuyết da. Thông thường những tổn khuyết da nông, chúng tôi tiếp hành ghép da cho bệnh nhân. Ngược lại những tổn khuyết sâu lộ gân xương khớp, chúng tôi sẽ chuyển một vạt da tự thân để che phủ tổn khuyết.