HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng: Cả nước có Tết và nhân dân ai cũng có Tết

Thứ Ba, ngày 04/02/2025 02:14

Bộ Y tế gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Thứ Hai, ngày 03/02/2025 07:02

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bác sĩ, nhân viên y tế trực Tết, chúc mừng “công dân nhí” chào đời đêm Giao thừa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Tư, ngày 28/01/2025 18:32

Thủ tướng thăm chúc tết và kiểm tra công tác ứng trực khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương: Lan tỏa giá trị cốt lõi của ngành Y tế

Thứ Hai, ngày 27/01/2025 15:47

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi động viên các bác sĩ, nhân viên y tế và tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K

Chủ Nhật, ngày 26/01/2025 00:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc Tết, động viên người bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 12:23

Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công dịp Tết nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 03:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 00:38

Thứ trưởng Lê Đức Luận chúc Tết, trao quà tặng bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Bạch Mai

Thứ Năm, ngày 23/01/2025 08:19

Bệnh viện Hữu Nghị sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thứ Năm, ngày 23/01/2025 00:11

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm, chúc tết và kiểm tra công tác đảm bảo y tế tết Ất Tỵ 2025

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 06:45

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiễn bệnh nhân ung thư về quê đón Tết trên “Chuyến xe yêu thương miễn phí” tại Bệnh viện K Tân Triều

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 01:10

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm chúc Tết Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 01:07

Bộ Y tế chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia và nhà khoa học ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 21/01/2025 15:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 07:16

Thứ trưởng Bộ Y tế: Đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần hơn với người dân

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 04:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, tặng quà chúc Tết một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 03:26

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc tết các bệnh viện phía Nam

Chủ Nhật, ngày 19/01/2025 07:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, kiểm tra, chúc Tết Bệnh viện Xanh Pôn

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 14:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi khoa, phòng phải có một đội phòng cháy chữa cháy'

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:49

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ nhập Bệnh viện Bạch Mai gia tăng

05/12/2024 | 15:02 PM

 | 

 

Theo thông tin từ Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, gần đây, Trung tâm tiếp nhận nhiều ca đột quỵ có tuổi đời còn rất trẻ (dưới 45 tuổi), chiếm 15% tổng số bệnh nhân nằm điều trị tại đây.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ khám cho người bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ khám cho người bệnh.

Bệnh nhân nam, 31 tuổi chuyển tới Trung tâm Đột quỵ trong tình trạng hôn mê, đặt ống nội khí quản và huyết áp liên tục tăng cao 180/100 mmHg. Tình trạng huyết áp không giảm ngay cả khi đã được sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch.

Qua khai thác tiền sử bệnh, người nhà bệnh nhân cho biết, từ năm 2020, bệnh nhân đã có tiền sử chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp. Khi điều trị ổn định, bệnh nhân được cho về nhà dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp. Sau một thời gian bệnh nhân thấy huyết áp bình thường, chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuốc không điều trị. Bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc lá, bia, rượu.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân nhập viện, huyết áp của người bệnh liên tục tăng cao. Kết quả chụp phim cho thấy, bệnh nhân tiếp tục chảy máu não bên đối diện, bên phải và lần này thể tích lớn hơn và có máu trong não thất.

Qua hội chẩn các chuyên khoa, bệnh nhân khó có thể tiến hành phẫu thuật do đã chảy máu cả 2 bên não và hôn mê sâu. Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục điều trị hồi sức nội khoa. Bệnh nhân liên tục sốt cao, ý thức chậm, hôn mê, không cai được thở máy, tiên lượng nặng.

Theo các chuyên gia, chảy máu não thường đột ngột, diễn biến nhanh. Tăng huyết áp là căn nguyên chiếm tới 80-85% số ca chảy máu não, còn 15-20% do chảy máu não thứ phát do vỡ dị dạng mạch máu, u não, viêm mạch…

Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ, phần não liên quan không thể hoạt động được dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ có 2 dạng cơ bản: Nhồi máu não (chiếm 80%) và chảy máu não (chiếm 20%), với các mức độ khác nhau, từ rất nhẹ (tự hồi phục, không di chứng) đến rất nặng (đe dọa tính mạng hoặc tử vong ngay). Tuy xuất huyết não xuất hiện ít hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong cao hơn và các bệnh nhân còn sống sót bị di chứng sa sút trí tuệ cũng như di chứng tàn phế rất nặng nề.

Tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ nhập Bệnh viện Bạch Mai gia tăng ảnh 1

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ.

Tỷ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm khoảng 10-15%, dưới 50 tuổi là 15-20% trên tổng số các ca bệnh đột quỵ. Trên thế giới cứ 100.000 người dưới 50 tuổi thì có 15 người bị chảy máu não ít nhất 1 lần.

Bất kể ai, kể cả người trẻ cũng nên đi tầm soát đột quỵ não do tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đã và đang gia tăng. Người trẻ thường chủ quan, ít khi theo dõi chỉ số huyết áp, ít tập luyện, chế độ ăn uống thừa cân, béo phì và không đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ đến khi có bệnh, hoặc đột quỵ phải nhập viện mới ngã ngửa có mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp …

Nếu đã phát hiện tăng huyết áp cần duy trì thuốc thường xuyên, suốt đời, tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám lại định kỳ để điều chỉnh thuốc và phát hiện sớm các biến chứng. Những bệnh nền này nếu không được phát hiện sớm, thăm khám và điều trị đúng, đến lúc bùng phát, kết hợp với các yếu tố khác sẽ dẫn tới đột quỵ, nguy cơ biến chứng, di chứng nặng nề.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo, khi có dấu hiệu của đột quỵ - FAST, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn về cấp cứu đột quỵ CÀNG SỚM CÀNG TỐT.

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.

A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.

T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến