HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội

Thứ Năm, ngày 03/04/2025 08:04

Hoàng hậu Vương quốc Bỉ Mathilde thăm Bệnh viện Nhi Trung ương

Thứ Tư, ngày 01/04/2025 22:34

Hội nghị khoa học về Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 51

Thứ Ba, ngày 01/04/2025 09:44

Lễ phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”

Thứ Bẩy, ngày 29/03/2025 09:25

Tin từ Colombia: Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của ngành Y tế trong tuyên truyền vận động rà soát và xây dựng các quy định liên quan đến phòng chống ô nhiễm không khí

Thứ Bẩy, ngày 29/03/2025 04:37

Thứ trưởng Bộ Y tế: Y học cổ truyền là di sản văn hoá quý cần được bảo tồn và phát triển

Thứ Bẩy, ngày 29/03/2025 00:27

Người dân, bệnh viện ở TPHCM không chủ quan trước bệnh sởi dù ca mắc đang giảm

Thứ Sáu, ngày 28/03/2025 07:34

Chủ động "cắt" lây, không để dịch sởi kéo dài

Thứ Sáu, ngày 28/03/2025 01:32

Bộ trưởng Bộ Y tế: Hải Phòng tiếp tục rà soát để tránh bỏ sót đối tượng, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

Thứ Sáu, ngày 28/03/2025 01:28

Hội nghị triển khai một số quy định mới của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Sáu, ngày 28/03/2025 01:02

Tiếp cận đa chuyên ngành trong quản lý bệnh nhân cao tuổi

Thứ Năm, ngày 27/03/2025 14:32

Bộ trưởng Bộ Y tế: Duy trì bao phủ tiêm chủng là then chốt để phòng chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Thứ Năm, ngày 27/03/2025 14:30

Bộ trưởng Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng chống bệnh sởi, chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi tại Quảng Ninh

Thứ Năm, ngày 27/03/2025 14:24

Họp bàn về việc tăng mức chế tài xử phạt đối với vi phạm an toàn thực phẩm và rà soát các nội dung phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 27/03/2025 03:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dự hội nghị toàn cầu lần thứ hai về Ô nhiễm không khí và Sức khoẻ - Thúc đẩy hành động cho không khí sạch, tiếp cận năng lượng sạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Colombia

Thứ Tư, ngày 26/03/2025 06:21

Tăng cường tiếp cận y tế toàn diện trong lĩnh vực sức khỏe phổi

Thứ Tư, ngày 26/03/2025 06:17

Thủ tướng: Đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở ngay trong năm nay

Thứ Tư, ngày 26/03/2025 00:47

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương

Thứ Ba, ngày 25/03/2025 12:36

Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2025: Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao

Thứ Hai, ngày 24/03/2025 12:54

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn

Thứ Hai, ngày 24/03/2025 01:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tử vong do đột quỵ sẽ tăng 50% vào năm 2050, tỷ lệ người trẻ mắc cao có cách nào phòng ngừa không?

01/11/2023 | 15:05 PM

 | 

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ được dự đoán sẽ tăng lên 9,7 triệu ca vào năm 2050, theo một báo cáo do Tổ chức Đột quỵ Thế giới đăng trên tạp chí The Lancet Neurology mới đây.

 

Theo báo cáo, tỷ lệ mắc đột quỵ ngày càng gia tăng ở người trẻ và trung niên trên toàn cầu. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ được dự đoán sẽ tăng 50%, từ 6,6 ca năm 2020 lên 9,7 triệu ca đến năm 2050, với số năm sống điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật tăng từ 144,8 lên 189,3 triệu trong cùng thời kỳ.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới. Gánh nặng tàn tật sau đột quỵ cũng rất lớn và đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn ở các nước thu nhập thấp và trung bình so với các nước thu nhập cao.

Đáng báo động là tỷ lệ đột quỵ đang gia tăng ở người trẻ và trung niên (tức là <55 tuổi) trên toàn cầu. Nếu những xu hướng này tiếp tục, Mục tiêu Phát triển Bền vững 3.4 (giảm gánh nặng của đột quỵ như một phần của mục tiêu chung nhằm giảm 1/3 gánh nặng các bệnh không lây nhiễm vào năm 2030) sẽ không được đáp ứng.

photo-1698813155162

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới.

Đột quỵ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm và mất trí nhớ, là những bệnh không lây nhiễm phổ biến khác (NCD)...

Dựa trên đánh giá này, các tác giả đã phát triển các khuyến nghị về 4 trụ cột: Giám sát, phòng ngừa, chăm sóc cấp tính và phục hồi chức năng. Đối với mỗi trụ cột, đề xuất các giải pháp thực tế để thực hiện các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng, nhằm giảm gánh nặng đột quỵ toàn cầu, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Thực hiện các chiến lược phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát cũng như các dịch vụ chăm sóc và phục hồi chức năng cấp tính dựa trên bằng chứng là rất cần thiết.

Các biện pháp hỗ trợ mục tiêu này bao gồm:

- Thiết lập hệ thống để theo dõi và đánh giá gánh nặng của đột quỵ (và các yếu tố nguy cơ của nó) và các dịch vụ đột quỵ ở cấp quốc gia;

- Thực hiện các chiến lược phòng ngừa tổng hợp ở cấp độ cộng đồng và cấp độ cá nhân cho những người có nguy cơ mắc bệnh mạch máu não cao hơn, trong đó nhấn mạnh vào việc phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp;

- Lập kế hoạch và cung cấp các dịch vụ chăm sóc đột quỵ cấp tính, bao gồm việc thành lập các đơn vị đột quỵ, có khả năng tiếp cận các liệu pháp tái tưới máu (cho đột quỵ do thiếu máu cục bộ) và đào tạo, xây dựng năng lực và giám sát các chỉ số chất lượng cho các dịch vụ này trên toàn quốc, khu vực và toàn cầu;

- Thúc đẩy các dịch vụ chăm sóc đột quỵ liên ngành, đào tạo người chăm sóc và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng sau đột quỵ...

Nếu các khuyến nghị được thực hiện, gánh nặng đột quỵ sẽ giảm đáng kể trên toàn thế giới vào năm 2031 và hơn thế nữa.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến