HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15Sáng ngày 26/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 để hưởng ứng Ngày Quốc tế...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng
Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01Chiều ngày 24/12/2024, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Thành lập Viện (31/12/1984 – 31/12/2024). GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội...
Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao
Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31Toàn cảnh hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức...
Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025
Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05Ngày 24/12/2024, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2024. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Chiều ngày 23/12/2024, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết...
Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam
Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12Các đại biểu tham dự lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam Ngày 23/12/2024, tại Hà Nội, Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam đã tổ chức lễ kỉ niệm 16 năm...
Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng
Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03Ngày 23/12/2024, tại Tp. Hồ Chí Minh, Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị Y tế ( Bộ Y tế) tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2025 trong lĩnh vực quản lý công trình và thiết bị y tế. Thứ...
Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa...
Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43Sáng 21/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra lễ mít tinh "Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh" do Bộ Y tế, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo Hội Thầy thuốc trẻ...
Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Ngày 20/12/2024, Bộ Y tế...
Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước
Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00Ngày 20/12/2024 tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lê Đức Luận, Thứ trưởng Bộ Y tế dự...
Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04Chiều ngày 20/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025. Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận chủ...
Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58Ngày 20/12/2024, tại Hải Phòng, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em/sức khoẻ sinh sản năm 2024, định hướng nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Thứ...
Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44Hội thảo là dịp để khẳng định thêm về tầm vóc quốc tế của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; làm sáng tỏ những giá trị mới, góp phần giúp Hà Tĩnh, Hưng Yên tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22Ngày 19/12/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đến dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724- 2024) tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...
Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58Ngày 19/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập...
Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng các đại biểu tham dự lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương Sáng ngày...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê
Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu các y bác sĩ Bệnh viện E phối hợp với các chuyên gia cấp cứu, chống độc, bỏng... tập trung nguồn lực, nhân lực để điều trị các bệnh nhân - là nạn...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội
Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33Sáng 19/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến kiểm tra hiện trường, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy xảy ra vào khuya 18/12, tại quán cà phê (số nhà 260 đường Phạm Văn Đồng,...
Xuất bản thông tin
Từ 2 ca đậu mùa khỉ mới phát hiện, cần biết 4 điều sau để giảm nguy cơ lây nhiễm
27/09/2023 | 10:47 AM
Nước ta vừa ghi nhận 2 ca bệnh đậu mùa khỉ trú tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua tiếp xúc gần, do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Bệnh có triệu chứng gần giống bệnh đậu mùa ở người, nhưng mức độ lây lan chậm hơn và mức độ bệnh cũng nhẹ hơn.
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong khi bệnh đậu mùa ở người đã được thanh toán trên toàn thế giới từ năm 1980 nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine thì bệnh đậu mùa khỉ lại trở thành căn bệnh lưu hành tại nhiều quốc gia khu vực Trung Phi và Tây Phi, thỉnh thoảng có các đợt dịch nhỏ bùng phát.
1.1 Tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ
- Virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) là virus AND chuỗi kép có vỏ bọc, thuộc loài Orthopoxvirus, họ Poxviridae, lần đầu tiên được phân lập trên loài khỉ vào năm 1958 tại Viện huyết thanh Statens, Copenhagen, Đan Mạch.
- Có 2 nhánh di truyền quan trọng của virus đậu mùa khỉ là nhánh Trung Phi (Vịnh Congo) và nhánh Tây Phi. Trong lịch sử, nhánh Trung Phi lây truyền mạnh hơn và gây bệnh nặng hơn. Phân chia về mặt địa lý giữa 2 nhánh xảy ra ở Cameroon, nơi có sự tồn tại của cả 2 nhánh virus.
1.2 Nguồn bệnh đậu mùa khỉ
- Nguồn bệnh và vật chủ chính của virus đậu mùa khỉ là các loại động vật linh trưởng (khỉ, vượn, tinh tinh) và các loại động vật gặm nhấm (sóc, thỏ, chuột, chuột túi).
Tại Châu Phi, virus đậu mùa khỉ đã được tìm thấy ở rất nhiều loại động vật khác nhau như khỉ, sóc, chuột.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ.
- Người bệnh và người nhiễm virus đậu mùa khỉ cũng là một nguồn bệnh quan trọng.
- Bệnh lây truyền từ động vật sang người khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da niêm mạc của động vật nhiễm virus.
- Bệnh cũng có thể lây truyền do ăn phải thịt động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chưa được nấu chín.
- Bệnh cũng lây truyền từ người bệnh sang người lành khi có tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da, chất tiết, chất thải đường hô hấp, giọt bắn của người mắc bệnh đậu mùa khỉ
- Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp hoặc thông qua các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh có chứa mầm bệnh như khăn mặt, chăn, ga trải giường.
- Lây truyền qua đường quan hệ tình dục cũng là một giả thuyết được đặt ra, đặc biệt quan hệ tình dục đồng tính. Đa số những ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha trong đợt dịch tháng 5/2022 được ghi nhận ở những người đồng tính, song tính hoặc có quan hệ đồng giới nam.
- Lây truyền mẹ con cũng có thể xảy ra qua đường dây rốn từ mẹ sang thai nhi hoặc do tiếp xúc với các chất tiết sinh học trong và sau quá trình sinh nở.
Bệnh đầu mùa khỉ có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch.
2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
- Bệnh đầu mùa khỉ thường có triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh đậu mùa, thường diễn biến tự khỏi sau 2-4 tuần, tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với bệnh đậu mùa, từ 3-6%. Bệnh có thể diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch.
- Thời gian ủ bệnh trung bình từ 6-13 ngày, có thể thay đổi từ 5-21 ngày.
- Bệnh thường diễn biến qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn sốt: kéo dài 0-5 ngày với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, đau lưng, đau cơ, hạch lympho viêm và sưng đau, kiệt sức.
+ Giai đoạn phát ban ngoài da: thường bắt đầu từ 1-3 ngày sau khi xuất hiện sốt. Ban ngoài da đa dạng gồm có: ban dát sẩn, cục sẩn, mụn nước, mụn mủ.
Ban có xu hướng tập trung vùng mặt và ngọn chi hơn là ở vùng thân mình. Ban mọc chủ yếu ở mặt (95%), lòng bàn tay và lòng bàn chân (75%), ngoài ra cũng hay gặp niêm mạc miệng (70%), niêm mạc sinh dục (30%) và kết-giác mạc (20%).
Số lượng ban có thể từ một vài ban cho đến hàng nghìn ban. Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể liên kết với nhau thành mảng lớn và bong vảy. Sau khoảng 1 tuần, các mụn nước khô đi và bong vảy không để lại di chứng sẹo nếu không bị nhiễm trùng.
Trường hợp ca bệnh nghi ngờ hoặc ca bệnh có thể và có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với virus đậu mùa khỉ.
3. Chẩn đoán đậu mùa khỉ
Mọi người, mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và có kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: đau đầu, sốt, sưng đau hạch bạch huyết, đau cơ, đau lưng, suy nhược thì nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ.
Ca bệnh nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ:
- Tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, ga giường hoặc đồ dùng của ca bệnh nghi ngờ hoặc các bệnh xác định trong vòng 21 ngày;
- Có tiền sử đi du lịch đến quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày;
- Có nhiều bạn tình trong vòng 21 ngày;
- Có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với Orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm chủng vaccine đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng Orthopoxovirus khác)...
Bệnh phẩm để xác định Relatime-PCR có giá trị là các tổn thương ngoài da (vòm da nốt phỏng, dịch phỏng nước, dịch mủ, vẩy da nốt phỏng). Bệnh phẩm máu ít có giá trị vì virus thường tồn tại trong máu thời gian rất ngắn.
Phản ứng huyết thanh phát hiện kháng nguyên, kháng thể ít có giá trị chẩn đoán do có phản ứng miễn dịch chéo trong nhóm Orthopoxvirus. Ngoài ra, còn bị dương tính giả nếu đã được tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa trước đó.
4. Dự phòng bệnh đậu mùa khỉ
Để phòng bệnh cần giảm nguy cơ lây nhiễm từ động vật sang người bằng cách hạn chế hoặc cấm buôn bán, nhập khẩu các loại động vật linh trưởng, gặm nhấm.
Không ăn tiết canh, thịt động vật nấu chưa chín kỹ. Thận trọng khi tiếp xúc gần, trực tiếp với các loại động vật. Nếu phải tiếp xúc trực tiếp thì cần mang bảo hộ lao động phù hợp.
Giảm nguy cơ lây nhiễm từ người cho người bằng cách giám sát, phát hiện sớm ca bệnh để cách ly, điều trị kịp thời. Hạn chế tiếp xúc vật lý trực tiếp với những người nghi ngờ hoặc đã được khẳng định nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn môi trường, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sau khi tiếp xúc với quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt của người người nhiễm/nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Nhân viên y tế cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa qua đường tiếp xúc khi thăm khám, chăm sóc, điều trị người bệnh.
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa đối với nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vaccine phòng bệnh đậu mùa có khả năng phòng bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85% và làm giảm mức độ nặng của bệnh. Vaccine phòng đậu mùa được sản xuất theo nguyên lý vaccine virus sống giảm độc lực./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Tin liên quan
- Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai
- Tuổi trẻ ngành Y tế Việt Nam đổi mới, sáng tạo trong thời kỷ nguyên số
- Thông tư số 45/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư sổ 11/2018/TF-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Người phụ nữ 3 lần sinh mổ, có rối loạn kinh nguyệt vẫn không biết mình mang thai
- Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khuyết tật nghe nói
- Phú Yên: Ra Nghị quyết giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập
- Tận dụng cơ cấu dân số vàng cho kỷ nguyên mới