HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:47

Tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 08:36

Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 09:25

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella có tác dụng trong bao lâu?

27/08/2024 | 15:20 PM

 | 

Sởi, quai bị, rubella đều là những bệnh truyền nhiễm gây dịch chưa có thuốc đặc hiệu, có thể dẫn đến biến chứng nặng nề, nhất là với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai…

1. Vaccine sởi, quai bị, rubella có tác dụng gì?

Vaccine sởi, quai bị, rubella là vaccine dạng phối hợp, chứa virus sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa cả 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella bằng cách tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Bệnh sởiBệnh sởi gây ra bởi virus sởi. Các triệu chứng điển hình khi mắc sởi bao gồm sốt cao, sổ mũi, ho khan, đau họng, viêm kết mạc, chảy máu cam... Ban sởi xuất hiện tuần tự từ đầu - mặt - cổ đến ngực - lưng - bụng, rồi tới các chi.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như viêm phổi nặng, viêm não - màng não, thậm chí là tử vong. Đối với phụ nữ đang mang thai, có thể gây sảy thai, sinh non hoặc dị dạng thai nhi, mù lòa ở trẻ sơ sinh.

- Bệnh quai bị: Quai bị cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây ra. Khi phát bệnh, người bệnh bị sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (ở vùng má và hàm). Triệu chứng của bệnh quai bị đôi khi bị nhầm lẫn với sưng hạch bạch huyết hay sưng tuyến nước bọt do bệnh cúm.

Ngoài ra, một số triệu chứng không điển hình có thể xuất hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm não - màng não tủy; viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn gây giảm số lượng tinh trùng và vô sinh...

Bệnh Rubella: Sau 2-3 tuần kể từ khi virus Rubella xâm nhập vào cơ thể, người bệnh có thể sốt, nổi hạch, phát ban - những biểu hiện này khá giống với bệnh sởi. Nhìn chung các triệu chứng thường nhẹ, nhưng nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh Rubella sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, chết lưu hoặc sảy thai.

Cho đến nay, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi virus sởi, quai bị, rubella là chủ động tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng. Việc này sẽ giúp phòng bệnh và tránh nguy cơ bùng phát dịch nguy hiểm trong cộng đồng.

Vaccine sởi, quai bị, rubella giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa cả 3 bệnh truyền nhiễm.

2. Vaccine sởi, quai bị, rubella tiêm mấy mũi?

Lịch tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay gồm 2 mũi. Mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ được 12 - 15 tháng. Tiêm mũi nhắc lại thứ 2 cách mũi đầu tiên 4 năm hoặc tiêm khi trẻ 4 - 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch.

Trường hợp trẻ tiêm vaccine sởi đơn lúc 9 tháng tuổi thì 15 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phối hợp sởi - quai bị - rubella mũi 1, nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.

Riêng đối với phụ nữ có dự kiến sinh con, cần hoàn tất mũi tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Sau khi tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella, miễn dịch cơ thể đối với virus gây bệnh sẽ kéo dài suốt đời, giúp chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, ngăn ngừa các biến chứng do những bệnh này gây ra. 

Mặc dù loại vaccine này cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh quai bị cho hầu hết mọi người, nhưng miễn dịch này có thể giảm theo thời gian và một số người có thể không còn được bảo vệ chống lại bệnh quai bị trong suốt cả cuộc đời.

Một số ít người mặc dù đã được chủng ngừa hai liều vaccine vẫn có thể mắc bệnh sởi, quai bị hoặc rubella nếu họ tiếp xúc gần với virus gây ra những bệnh này, có thể là do hệ thống miễn dịch của họ không đáp ứng tốt với vaccine hoặc miễn dịch của họ giảm theo thời gian. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh nói chung nhẹ hơn ở những người được tiêm chủng.

3. Một số phản ứng phụ khi tiêm vaccine sởi, quai bị, rubella?

Một số phản ứng sau tiêm tương tự như các loại vaccine dịch vụ khác như sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi. Do thành phần có trong vaccine quai bị, người tiêm chủng cũng có thể bị viêm tuyến mang tai.

Sau tiêm chủng, cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ…

Tránh dùng các loại thuốc gây ức chế, làm suy yếu hệ miễn dịch như thuốc điều trị sốt rét, thuốc chữa ung thư hay corticoid. Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu bia, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá… Hạn chế vận động cường độ cao, làm việc nặng nhọc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

 


Thăm dò ý kiến