HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 08:00

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 06:25

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 01:00

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 01/01/2025 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thu nhỏ cánh tay cho nữ bệnh nhân bị phù bạch mạch sau 20 năm điều trị ung thư vú

16/12/2024 | 14:48 PM

 | 

 

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, vừa tiến hành điều trị, can thiệp cho nữ bệnh nhân 67 tuổi, ở Hà Nội, bị phù bạch mạch. Nhờ đó, bệnh nhân đã cởi bỏ được sự nặng nề, đau đớn, bất tiện nhiều năm trong sinh hoạt do cánh tay bị sưng phù, sẹo co kéo, di chứng sau điều trị ung thư vú.

Tay phải bệnh nhân bị sưng phù nề, đường kính to hơn tay trái 3 - 4cm, sẹo co kéo vùng hố nách

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, sau hơn 20 năm điều trị ung thư vú, khoảng 5 năm gần đây cánh tay phải nữ bệnh nhân này bị sưng phù nề, đường kính to hơn tay trái 3 - 4cm, sẹo co kéo vùng hố nách, thậm chí xuất hiện rò rỉ dịch mủ, nhiễm khuẩn huyết khiến bà đau đớn, khó khăn, bất tiện trong vận động, di chuyển.

Tìm hiểu và được bạn bè, người quen tư vấn, bà đã đến Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai để được can thiệp, xử trí. Tại đây, không chỉ được thăm khám và tư vấn pháp đồ điều trị kỹ lưỡng, bà cũng rất hài lòng với kỳ nghỉ chất lượng, ấm áp tình người, tận tâm, tận tuỵ của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng khoa.

Người bệnh chia sẻ: “Không chỉ được giải phóng các vấn đề sưng viêm, phù bạch huyết mà còn được các bác sĩ tạo hình thẩm mỹ thon gọn cách tay. Hơn thế, xử trí sẹo co kéo vùng hố nách, giúp tay phải có thể duỗi thẳng và giơ lên được như bình thường. Nặng nề, đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt, di chuyển đã được cởi bỏ”.

Theo PGS.TS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, phù bạch huyết cánh tay phải là di chứng sau điều trị ung thư vú (chiếm khoảng 10 - 15%). Đặc biệt, tình trạng này có thể xuất hiện trên người bệnh có nạo hạch vùng nách và nguy cơ tăng cao khi có thêm phương pháp điều trị bằng xạ trị. Phù bạch huyết cánh tay không chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn chặn các triệu chứng khác, phòng ngừa các tổn thương thứ phát ở cánh cẳng bàn tay.

Phù bạch huyết cánh tay là hiện tượng tích tụ, ứ đọng dịch trong hệ bạch huyết, dẫn đến cánh tay bị phù to. Người bệnh có cảm giác đau đớn, các chi khó cử động và di chuyển, gây khó khăn trong sinh hoạt, quan trọng là phòng ngừa các tổn thương trên tay. Bệnh có thể xuất hiện vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi điều trị ung thư và trở thành di chứng vĩnh viễn về sau nếu không phòng ngừa, phát hiện kịp thời và điều trị sớm.

Những đối tượng có sự can thiệp của bất kỳ thủ thuật nào làm tổn hại đến mạch bạch huyết đều có thể gây phù. Tuỳ độ nặng nhẹ mà có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau: Sưng toàn bộ hoặc một phần cánh tay; Đau thắt nặng nề; Nhiễm trùng tái lại nhiều lần; Vùng da phù cứng và dày lên. Nhiều trường hợp kích thước cánh cẳng bàn tay thay đổi làm ảnh hưởng chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

​​​​​​​Chăm sóc, thay băng cho người bệnh sau khi phẫu thuật phù bạch huyết

Điều trị phù bạch huyết tập trung vào việc giảm sưng nề và kiểm soát các triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các liệu pháp như: Vận động các bài tập nhẹ nhàng để kích thích dòng chạy bạch huyết cải thiện sự lưu thông. Xoa bóp bạch huyết, sử dụng băng ép, chăm sóc da, phẫu thuật, hút mỡ, ghép hạch bạch huyết, sử dụng thuốc…

Phù bạch huyết hoàn toàn có thể phòng tránh, kiểm soát các triệu chứng để có một cuộc sống bình thường. PGS. TS Việt Dung khuyên người bệnh nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu sưng ở cánh tay, cẳng chân, bàn tay, ngón tay, cổ hoặc ngực… Đây là những dấu hiệu để nhận biết phù bạch huyết.

Trong cuộc sống, sinh hoạt, người dân nên tránh các vấn đề: Tránh lấy máu, tiêm, truyền tĩnh mạch từ cánh tay có nguy cơ mắc bệnh phù bạch huyết. Không tắm nước nóng quá lâu, dùng túi chườm hoặc các biện pháp điều trị bằng nhiệt. Không mát xa quá mạnh vùng có nguy cơ phù bạch huyết và hạn chế để cánh tay tiếp xúc với ánh nắng. Không mang vác vật nặng hoặc đeo túi trên vai. Không mặc quần áo hoặc đeo trang sức quá chật. Nâng tay lên cao khi ngủ và thay đổi thường xuyên tư thế, tránh nằm nghiêng hoặc ngồi tựa lâu vào cánh tay. Nên mang dụng cụ bảo hộ, bảo vệ tay khỏi chấn thương. Áp dụng chế độ ăn cân bằng, ít muối và duy trì lối sống lành mạnh.

“Đặc biệt, khi có các dấu hiệu nghi ngờ nguy cơ của phù bạch mạch như nêu ở trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý”, PGS. TS Việt Dung nhấn mạnh.

Phù bạch huyết là một tình trạng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng và đặc biệt chú ý chăm sóc vùng da bị ảnh hưởng sau phẫu thuật là những cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến