HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược

Chủ Nhật, ngày 15/12/2024 14:45

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59

Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:10

Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thu nhỏ cánh tay cho nữ bệnh nhân bị phù bạch mạch sau 20 năm điều trị ung thư vú

16/12/2024 | 14:48 PM

 | 

 

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, vừa tiến hành điều trị, can thiệp cho nữ bệnh nhân 67 tuổi, ở Hà Nội, bị phù bạch mạch. Nhờ đó, bệnh nhân đã cởi bỏ được sự nặng nề, đau đớn, bất tiện nhiều năm trong sinh hoạt do cánh tay bị sưng phù, sẹo co kéo, di chứng sau điều trị ung thư vú.

Tay phải bệnh nhân bị sưng phù nề, đường kính to hơn tay trái 3 - 4cm, sẹo co kéo vùng hố nách

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, sau hơn 20 năm điều trị ung thư vú, khoảng 5 năm gần đây cánh tay phải nữ bệnh nhân này bị sưng phù nề, đường kính to hơn tay trái 3 - 4cm, sẹo co kéo vùng hố nách, thậm chí xuất hiện rò rỉ dịch mủ, nhiễm khuẩn huyết khiến bà đau đớn, khó khăn, bất tiện trong vận động, di chuyển.

Tìm hiểu và được bạn bè, người quen tư vấn, bà đã đến Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai để được can thiệp, xử trí. Tại đây, không chỉ được thăm khám và tư vấn pháp đồ điều trị kỹ lưỡng, bà cũng rất hài lòng với kỳ nghỉ chất lượng, ấm áp tình người, tận tâm, tận tuỵ của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng khoa.

Người bệnh chia sẻ: “Không chỉ được giải phóng các vấn đề sưng viêm, phù bạch huyết mà còn được các bác sĩ tạo hình thẩm mỹ thon gọn cách tay. Hơn thế, xử trí sẹo co kéo vùng hố nách, giúp tay phải có thể duỗi thẳng và giơ lên được như bình thường. Nặng nề, đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt, di chuyển đã được cởi bỏ”.

Theo PGS.TS Phạm Thị Việt Dung, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, phù bạch huyết cánh tay phải là di chứng sau điều trị ung thư vú (chiếm khoảng 10 - 15%). Đặc biệt, tình trạng này có thể xuất hiện trên người bệnh có nạo hạch vùng nách và nguy cơ tăng cao khi có thêm phương pháp điều trị bằng xạ trị. Phù bạch huyết cánh tay không chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị sớm có thể giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn chặn các triệu chứng khác, phòng ngừa các tổn thương thứ phát ở cánh cẳng bàn tay.

Phù bạch huyết cánh tay là hiện tượng tích tụ, ứ đọng dịch trong hệ bạch huyết, dẫn đến cánh tay bị phù to. Người bệnh có cảm giác đau đớn, các chi khó cử động và di chuyển, gây khó khăn trong sinh hoạt, quan trọng là phòng ngừa các tổn thương trên tay. Bệnh có thể xuất hiện vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi điều trị ung thư và trở thành di chứng vĩnh viễn về sau nếu không phòng ngừa, phát hiện kịp thời và điều trị sớm.

Những đối tượng có sự can thiệp của bất kỳ thủ thuật nào làm tổn hại đến mạch bạch huyết đều có thể gây phù. Tuỳ độ nặng nhẹ mà có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau: Sưng toàn bộ hoặc một phần cánh tay; Đau thắt nặng nề; Nhiễm trùng tái lại nhiều lần; Vùng da phù cứng và dày lên. Nhiều trường hợp kích thước cánh cẳng bàn tay thay đổi làm ảnh hưởng chức năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

​​​​​​​Chăm sóc, thay băng cho người bệnh sau khi phẫu thuật phù bạch huyết

Điều trị phù bạch huyết tập trung vào việc giảm sưng nề và kiểm soát các triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các liệu pháp như: Vận động các bài tập nhẹ nhàng để kích thích dòng chạy bạch huyết cải thiện sự lưu thông. Xoa bóp bạch huyết, sử dụng băng ép, chăm sóc da, phẫu thuật, hút mỡ, ghép hạch bạch huyết, sử dụng thuốc…

Phù bạch huyết hoàn toàn có thể phòng tránh, kiểm soát các triệu chứng để có một cuộc sống bình thường. PGS. TS Việt Dung khuyên người bệnh nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu sưng ở cánh tay, cẳng chân, bàn tay, ngón tay, cổ hoặc ngực… Đây là những dấu hiệu để nhận biết phù bạch huyết.

Trong cuộc sống, sinh hoạt, người dân nên tránh các vấn đề: Tránh lấy máu, tiêm, truyền tĩnh mạch từ cánh tay có nguy cơ mắc bệnh phù bạch huyết. Không tắm nước nóng quá lâu, dùng túi chườm hoặc các biện pháp điều trị bằng nhiệt. Không mát xa quá mạnh vùng có nguy cơ phù bạch huyết và hạn chế để cánh tay tiếp xúc với ánh nắng. Không mang vác vật nặng hoặc đeo túi trên vai. Không mặc quần áo hoặc đeo trang sức quá chật. Nâng tay lên cao khi ngủ và thay đổi thường xuyên tư thế, tránh nằm nghiêng hoặc ngồi tựa lâu vào cánh tay. Nên mang dụng cụ bảo hộ, bảo vệ tay khỏi chấn thương. Áp dụng chế độ ăn cân bằng, ít muối và duy trì lối sống lành mạnh.

“Đặc biệt, khi có các dấu hiệu nghi ngờ nguy cơ của phù bạch mạch như nêu ở trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý”, PGS. TS Việt Dung nhấn mạnh.

Phù bạch huyết là một tình trạng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát cân nặng và đặc biệt chú ý chăm sóc vùng da bị ảnh hưởng sau phẫu thuật là những cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến