HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 08:00

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 06:25

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 01:00

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 01/01/2025 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thông điệp mới trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS

19/08/2019 | 01:04 AM

 | 

Thông điệp mới trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS vừa được các tổ chức phòng, chống HIV/AIDS đưa ra là “không phát hiện = không lây truyền”, được viết tắt là K=K. Theo đó, người nhiễm HIV mới sẽ được điều trị tích cực và sử dụng luôn phác đồ điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV). Khi được sử dụng luôn phác đồ này, khả năng lây nhiễm HIV sang bạn tình hoặc vợ (chồng) gần như bằng không.

 

Theo Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long, hiện nay trên thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi HIV/AIDS, cho nên điều trị bằng thuốc ARV vẫn được coi là hữu hiệu nhất. Điều trị thuốc ARV làm ức chế sự nhân lên của vi-rút HIV, do đó duy trì được lượng vi-rút thấp nhất trong máu, từ đó duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch. Số lượng vi-rút HIV trong mẫu máu xét nghiệm của người nhiễm HIV càng cao thì khả năng giảm miễn dịch và lây truyền càng lớn. Thuốc ARV có thể làm giảm số lượng vi-rút HIV của người nhiễm xuống thấp đến mức không thể đếm được khi xét nghiệm và như vậy sẽ không lây nhiễm HIV sang bạn tình. Khi đó, người nhiễm HIV tiếp tục có khả năng sống khỏe mạnh và lâu dài. Trước sự hữu ích của phác đồ điều trị này, Bộ Y tế đã giới thiệu rộng rãi thông điệp mới, nhằm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người có HIV tuân thủ điều trị theo phác đồ mới. Phác đồ mới được công bố tại Hội nghị quốc tế về AIDS năm 2018 và nhanh chóng được gần một nghìn tổ chức y tế và tổ chức cộng đồng tại gần 100 quốc gia công nhận và ủng hộ.

Thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với những người sống chung với HIV mà còn ý nghĩa quan trọng với những người không nhiễm HIV. Bởi thông điệp sẽ là công cụ mới, phương tiện mới để phòng, chống HIV, bên cạnh những biện pháp trước đây là bao cao-su, thuốc dự phòng lây nhiễm. Nếu những người nhiễm HIV được điều trị đầy đủ, liên tục thì khả năng lây nhiễm sang những người không nhiễm HIV gần như bằng không.

Hiện nước ta có 135 nghìn trong tổng số khoảng 250 nghìn người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV và có thể sử dụng chiến lược K=K nhằm mở rộng độ bao phủ điều trị. Các đánh giá cho thấy, sẽ rất hiệu quả khi Việt Nam đang là một trong những nước đạt tỷ lệ ức chế vi-rút HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. Một người có HIV được điều trị bằng thuốc ARV và khi đạt tải lượng vi-rút ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền vi-rút HIV sang người khác qua đường tình dục từ không đáng kể đến không có nguy cơ. Đồng thời giúp làm giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người nhiễm HIV tuân thủ điều trị.

Anh Nguyễn Thanh Sơn, 47 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội (có vợ và hai con gái), nhiễm HIV một năm trước do tiêm chích ma túy, cũng là người bệnh đầu tiên được sử dụng phác đồ điều trị ARV ngay từ ngày phát hiện nhiễm HIV. Anh chia sẻ: ngay khi phát hiện nhiễm HIV, tôi may mắn được sử dụng thuốc ARV. Sau một năm điều trị, hiện nay chỉ số vi-rút HIV trong máu ở dưới 200 (dưới ngưỡng có khả năng để lây bệnh). Nếu tuân thủ phác đồ này, tôi sẽ tránh lây nhiễm HIV sang cho vợ. Như vậy là gia đình tôi sẽ an toàn. Giờ thì tôi yên tâm làm việc, hòa nhập cộng đồng và sống tốt hơn.

Đối với những người không lây nhiễm HIV, việc hiểu biết về thông điệp mới này cũng là công cụ tốt để có thể dự phòng. Điều quan trọng là họ cần phải động viên, khuyến khích, hợp tác với những người đang sống với HIV để họ điều trị thật tốt. Bởi những người sống chung với HIV có thể hoàn toàn sống khỏe mạnh, có đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội khi bản thân họ không là nguồn lây nhiễm bệnh.

Được biết trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực đánh giá chương trình và hệ thống y tế hỗ trợ cho công tác dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV ở Việt Nam”, Trường đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ cho một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Điện Biên… thực hiện truyền bá thông điệp K=K tới cộng đồng. Hiện nay chiến dịch quốc gia K=K đang tập trung ở trung ương và 11 tỉnh, thành phố với các tài liệu truyền thông, sự kiện cộng đồng, các hoạt động truyền thông xã hội từ đó lồng ghép thông điệp K=K vào điều trị ARV là dự phòng trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS. Các tỉnh, thành phố khác sẽ lồng ghép thông điệp này trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS./.


Thăm dò ý kiến