HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột
Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02Chiều ngày 14/4/2025, tại Bệnh viện Mắt Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ công bố chính thức thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam. Sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt...
Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59Ngày 14/4/2025, tại Đắk Lắk, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, dự và trao quyết định.
Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4
Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28Sáng nay (14/4), tại BV Chợ Rẫy (TPHCM), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chủ trì cuộc họp với lãnh đạo BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất và BV Quân y 175. Nội dung cuộc họp tập trung vào...
Hội nghị khoa học thường niên Chi hội miễn dịch trị liệu ung thư các tỉnh duyên hải Bắc bộ lần thứ nhất
Thứ Bẩy, ngày 12/04/2025 14:13Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và các đại biểu tham dự Hội nghị khoa học thường niên Chi hội miễn dịch trị liệu ung thư các tỉnh duyên hải Bắc bộ lần thứ nhất Trong hai ngày...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Pharma Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 08:04Ngày 10/4/2025 Tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã có buổi tiếp và làm việc với ông Lennor Carrillo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche...
Thành công triển khai liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh và Thái Nguyên
Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 06:35Chiều ngày 10/4/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, TS.BS Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình triển khai liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y...
Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ”
Thứ Năm, ngày 10/04/2025 08:52Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ” Sáng ngày 10/4/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết...
Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Trang thiết bị và Công trình y tế
Thứ Năm, ngày 10/04/2025 07:44Ngày 10/4/2025 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Trang thiết bị và Công trình y tế. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dự và trao...
Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2025–2030
Thứ Năm, ngày 10/04/2025 06:31Ngày 10/4/2025, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2025–2030. GS.TS Trần Văn Thuấn, Chủ tịch...
Thúc đẩy hợp tác phòng chống ung thư vú tại Việt Nam
Thứ Năm, ngày 10/04/2025 02:40Hôm nay (10/4), tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã tiếp và làm việc với ông Lennor Carrillo, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Pharma...
Ngành Y tế tạo đột phá, vững bước vào kỷ nguyên mới
Thứ Năm, ngày 10/04/2025 00:10Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo Ban...
Bộ Y tế họp định hướng xây dựng luật năm 2025 và các năm tiếp theo
Thứ Tư, ngày 09/04/2025 08:50Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chủ trì cuộc họp định hướng xây dựng luật năm 2025 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI (2026-2030) Sáng ngày 09/4/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ...
Bộ Y tế họp lấy ý kiến địa phương về xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp
Thứ Tư, ngày 09/04/2025 02:10Chiều ngày 09/4/2025 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến lấy ý kiến các địa phương về xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị...
Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Uzbekistan
Thứ Tư, ngày 09/04/2025 01:02Từ ngày 5 - 8/4/2025, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tham gia đoàn chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự Đại hội đồng IPU – 150, đây là sự kiện mang dấu ấn đặc biệt, cho thấy sự...
Khánh thành tượng những Thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam
Thứ Bẩy, ngày 05/04/2025 02:02Câu Lạc bộ Truyền thống Ban dân y miền Nam vừa tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Đồng thời khánh thành tượng Bác Hồ và 8 tượng Thầy thuốc tiêu biểu vào ngày 04/4/2025 tại khu di...
Giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế
Thứ Bẩy, ngày 04/04/2025 23:55Sáng ngày 04/4/2025, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị về công tác bảo vệ môi trường tại các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương,...
Tăng cường hợp tác y tế nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 04/04/2025 13:53Từ ngày 01/4 đến ngày 05/4/2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam cùng một số Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương thăm chính thức Cộng hòa Armenia. Thứ...
Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (07/4) năm 2025
Thứ Sáu, ngày 03/04/2025 22:37Chiều ngày 03/4/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025.
Bộ Y tế công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội
Thứ Năm, ngày 03/04/2025 08:04Ngày 03/4/2025, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội. Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, trao quyết định.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đại diện Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam
Thứ Năm, ngày 03/04/2025 03:26Chiều ngày 03/4/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi tiếp ông Burak Pezmezci, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi) trao đổi về một số nội dung...
Xuất bản thông tin
Thế giới đang nỗ lực giải quyết các thách thức về nước sạch
08/09/2023 | 11:15 AM



Trong nỗ lực giải quyết các thách thức về nước trên toàn cầu hướng tới Mục tiêu Phát triển Bền vững đảm bảo nước sạch, vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030, Tổ chức Nước Toàn cầu được thành lập.
Nước là “huyết mạch” của sự sống song thế giới vẫn đang phải vật lộn với việc tiếp cận nước sạch.
Trong nỗ lực giải quyết các thách thức về nước trên toàn cầu hướng tới Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) thứ 6 nhằm đảm bảo nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030, Tổ chức Nước Toàn cầu đã được thành lập.
Thế giới đang ở trong cuộc khủng hoảng nước sạch
Nước là nguồn tài nguyên, là nền tảng cho cuộc sống hằng ngày. Từ sức khỏe tới dinh dưỡng, giáo dục tới cơ sở hạ tầng, nước rất quan trọng đối với mọi khía cạnh của sự sống và phúc lợi của con người, cũng như sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của mọi quốc gia.
Dù 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước song thế giới vẫn đang phải vật lộn với việc tiếp cận nước sạch. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mặc dù có một số tiến bộ trong những năm gần đây nhưng trên thế giới vẫn có 25% dân số không được tiếp cận với nước uống an toàn.
Gần 50% dân số toàn cầu, tức khoảng 4 tỷ người, sống trong điều kiện vệ sinh cơ bản không đảm bảo. Trên toàn cầu, 44% nước thải hộ gia đình không được xử lý an toàn, trong khi nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém lại là nguyên nhân giết chết hàng triệu người mỗi năm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, 1,4 triệu người tử vong mỗi năm và 74 triệu người bị giảm tuổi thọ do các bệnh liên quan đến nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém. Ô nhiễm và thiếu khả năng tiếp cận nước sạch, các cơ sở vệ sinh đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới phụ nữ và trẻ em gái.
Hiện tại có 25 quốc gia đang phải đối mặt với mức "căng thẳng cao cực độ" về tài nguyên nước. Điều này có nghĩa là sự mất cân đối giữa việc sử dụng nước và các nguồn nước dự trữ của họ đã lên tới ít nhất 80%. Bahrain, Cyprus, Kuwait, Liban và Oman là những nước phải đối mặt với tình trạng nghiêm trọng nhất, đứng đầu danh sách cùng với Chile, Hy Lạp và Tunisia.
Tại khu vực Nam Á, hơn 74% dân số phải sống trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng, nhưng họ vẫn đứng sau Trung Đông và Bắc Phi, nơi có đến 83% dân số bị ảnh hưởng.
Trong khi nguồn cung nước sạch là hữu hạn, trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu sử dụng nước đã và đang không ngừng gia tăng. Nhu cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1960, do sự bùng nổ của nông nghiệp tưới tiêu, nhu cầu ngày càng cao về sản xuất năng lượng, các ngành công nghiệp, và sự tăng trưởng của dân số.
Thậm chí, tốc độ gia tăng nhu cầu nước còn nhanh hơn tốc độ tăng dân số toàn cầu. Hiện tượng này được đặc biệt nhận thấy rõ ở các quốc gia đang phát triển.
Một nguy cơ nữa là các hồ chứa nước lớn nhất thế giới hiện đang lưu trữ khoảng 87% lượng nước ngọt của cả thế giới, thì có hơn một nửa đang bị thu hẹp thể tích.
Cuộc khủng hoảng khí hậu cũng khiến cho tình trạng thiếu nước trên toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Nước đang ngày càng khan hiếm hơn trong bối cảnh loài người và hầu hết sinh vật sống trong tự nhiên đều cần nước hơn khi các đợt nắng nóng tấn công mạnh hơn.
Dự kiến, sẽ có thêm 1 tỷ người sống trong điều kiện căng thẳng "cực kỳ cao" về nước vào giữa thế kỷ này, ngay cả khi theo một kịch bản lạc quan mức tăng nhiệt độ trung bình được giới hạn trong khoảng từ 1,3°C đến 2,4°C.
Tình trạng khan hiếm nước sạch, nhu cầu về nước ngày càng tăng cùng với việc quản lý kém, cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu, đã làm gia tăng khủng hoảng về nước trên toàn thế giới.
Cuộc khủng hoảng nước sẽ làm suy yếu an ninh lương thực và y tế, ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn cung năng lượng và các mục tiêu khí hậu.
Thành lập Tổ chức Nước Toàn cầu
Tiếp cận nguồn nước uống sạch và vệ sinh là mục tiêu thứ sáu trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) được Liên hợp quốc đưa ra vào năm 2015, nhằm đảm bảo nước sạch và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030.
(Nguồn: TTXVN)
Tuy nhiên, với tốc độ đầu tư và ý chí chính trị hiện nay, khả năng tiếp cận nước và vệ sinh môi trường sẽ không đạt được mục tiêu vào năm 2030. Chỉ 37% người dân ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi được tiếp cận nguồn nước an toàn.
Khả năng tiếp cận ở các quốc gia giàu nhất cũng không đồng đều. Theo Tổ chức WaterAid, để đạt mục tiêu tiếp cận nước sạch và vệ sinh vào năm 2030, thế giới cần phải tăng đầu tư gấp 3 lần, lên ít nhất 200 tỷ USD/năm.
Nguy cơ không đạt được Mục tiêu SDG thứ 6 cũng gây rủi ro cho việc đạt được các SDG khác, bởi nước có mối liên kết chặt chẽ với khí hậu, năng lượng, môi trường, an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng giới và sức khỏe, cùng nhiều vấn đề khác.
Để đáp ứng Mục tiêu SDG thứ 6 đúng hạn, đối với mỗi cá nhân, sự thay đổi có thể tới từ việc tiết kiệm nước và ngừng gây ô nhiễm, bắt đầu bằng những hành động đơn giản như tắm trong thời gian ngắn hơn, không để nước chảy khi đánh răng, ngừng đổ chất thải thực phẩm, dầu ăn, thuốc và hóa chất xuống cống.
Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm địa phương, thực phẩm theo mùa, trồng cây, tham gia dọn dẹp sông, hồ hoặc bãi biển gần nơi sinh sống cũng là những hành động góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nước và vệ sinh.
Dù hành động của mỗi cá nhân là quan trọng, song theo các chuyên gia từ Viện Nước Quốc tế Stockholm (Thụy Điển), để có sự thay đổi thực sự bền vững, cần có những hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý và các chính phủ cần phải làm việc với nỗ lực gấp nhiều lần, đồng thời cần sự hợp tác giữa nhiều bên, gồm cả khu vực công, tư hay các tổ chức phi chính phủ.
Chính vì vậy, trong một bước đi nhằm tăng cường nỗ lực giải quyết các thách thức về nước, tránh nguy cơ chệch hướng một cách đáng báo động trong tiến trình hướng tới Mục tiêu SDG thứ 6, ngày 4/9, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Al Saud thông báo thành lập Tổ chức Nước Toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Riyadh.
Tổ chức Nước Toàn cầu sẽ phối hợp với các quốc gia đang đối mặt với những thách thức liên quan đến nước, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực của các chính phủ và tổ chức trong việc đảm bảo nguồn nước toàn cầu bền vững.
Tổ chức này sẽ thúc đẩy thành lập và tài trợ các dự án có mức độ ưu tiên cao, bảo đảm tài nguyên nước bền vững và khả năng tiếp cận của mọi người. Bên cạnh đó, Tổ chức Nước Toàn cầu cũng sẽ đóng vai trò trung tâm trong trao đổi chuyên môn, đồng thời thúc đẩy công nghệ, đổi mới và chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển.
Cộng đồng quốc tế kỳ vọng nỗ lực hợp tác hành động sẽ mang tính bước ngoặt trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu./.
Theo: (TTXVN/Vietnam+)
Tin liên quan
- Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm
- Cứu sống nam thanh niên bị đứt động - tĩnh mạch, sốc mất máu nguy kịch
- Cứu sống nam thanh niên bị đứt động - tĩnh mạch, sốc mất máu nguy kịch
- Mescells trở thành đơn vị được Bộ Y tế cấp phép đào tạo liên tục về công nghệ tế bào gốc
- Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4
- Cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ khi sử dụng thuốc tránh thai
- Loạt giải pháp đột phá mới trong ngành chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam