HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc tết các bệnh viện phía Nam
Chủ Nhật, ngày 19/01/2025 07:05Đoàn công tác của Bộ Y tế đã tới thăm, chúc tết và kiểm tra công tác đảm bảo y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại BV Quân y 175, BV Tâm thần Trung ương 2, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, kiểm tra, chúc Tết Bệnh viện Xanh Pôn
Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 14:22Chiều ngày 17/01/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia làm Trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra, chúc Tết người bệnh, các cán...
Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi khoa, phòng phải có một đội phòng cháy chữa cháy'
Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:49Nguy cơ cháy nổ trong dịp Tết tăng cao, bệnh viện cần mời chuyên gia kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công tác PCCC. Mỗi khoa, phòng phải thành lập 1 đội PCCC được huấn luyện để kịp...
Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia
Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:33Chiều 16/1, TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức - Thứ trưởng Bộ Y tế đã gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và nhà khoa học ngành y tế. Tài buổi gặp...
Hội nghị tổng kết công tác pháp y tâm thần, điều trị bắt buộc chữa bệnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Thứ Năm, ngày 16/01/2025 09:15Hội nghị tổng kết công tác pháp y tâm thần, điều trị bắt buộc chữa bệnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 Sáng ngày 16/01/2025, tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương,...
Bàn giao Trường Cao đẳng Y tế Hải Dương về Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương
Thứ Năm, ngày 16/01/2025 08:53Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Ngày 15/1, tại TP Hải Dương diễn ra Hội nghị bàn giao Trường Cao đẳng Y tế Hải Dương về Trường Đại học Kỹ thuật...
Lễ công bố bổ nhiệm lại chức vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách kinh tế Trường Đại học Y Hà Nội
Thứ Năm, ngày 16/01/2025 07:44Chiều ngày 15/01/2025, Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách kinh tế của Nhà trường. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tham dự và...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Chợ Tết yêu thương mang món quà ý nghĩa thiết thực đến bệnh nhân nghèo
Thứ Năm, ngày 16/01/2025 05:56GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế bày tỏ xúc động vì chương trình Chợ Tết yêu thương của Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai nhiều hoạt động vô cùng ý nghĩa hướng tới những bệnh...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Thành tựu của ngành Y tế có sự đóng góp quan trọng của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành
Thứ Năm, ngày 16/01/2025 05:49Cuối giờ chiều nay - 15/1, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã chủ trì buổi gặp mặt, chúc Tết các giáo sư, chuyên...
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác y tế Việt Nam và Liên bang Nga
Thứ Tư, ngày 15/01/2025 07:58Chiều ngày 14/01/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã có buổi làm việc cùng Thứ trưởng Bộ Y tế Liên Bang Nga Oleg Salagai qua hình thức trực tuyến.
Bệnh viện Phổi Trung ương sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Thứ Tư, ngày 15/01/2025 01:14Chiều ngày 14/01/2025, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Đoàn đã đến thăm và kiểm tra công tác trực Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Bệnh viện...
Mở rộng và nâng cao chất lượng, kỹ thuật y tế để phục vụ và chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân
Thứ Tư, ngày 15/01/2025 01:10Chiều 14/01/2025, tại UBND tỉnh Bắc Ninh đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác, hỗ trợ y tế giữa UBND tỉnh với Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện...
Bộ Y tế bổ nhiệm lại một số lãnh đạo đơn vị
Thứ Ba, ngày 14/01/2025 05:44Sáng 14/01/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao quyết định bổ nhiệm lại một số chức vụ lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Y tế.
Hội nghị Tổng kết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 và định hướng kế hoạch năm 2025
Thứ Hai, ngày 13/01/2025 10:45Hội nghị tổng kết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 và định hướng kế hoạch năm 2025 Ngày 13/01/2025, tại Hà Nội, Cục Phòng, chống HIV/AID (Cục) đã tổ chức hội nghị Tổng kết...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh
Thứ Hai, ngày 13/01/2025 09:40Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS)...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Hải Dương
Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:38Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày kết nghĩa hai tỉnh Phú Yên - Hải Dương (09/01/1960-09/01/2025). Tối 11/01/2025, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức trao giải cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử truyền...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động và người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:30Chiều ngày 11/01/2025, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên chúc Tết cán bộ, viên...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc, chúc Tết Sở Y tế tỉnh Hải Dương
Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:21Chiều ngày 11/01/2025, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên chúc Tết cán bộ, viên...
Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam lần thứ tư
Chủ Nhật, ngày 12/01/2025 03:15Ngày 10/01/2025, Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam lần thứ tư đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban...
Bộ trưởng Bộ Y tế thăm, động viên, chúc Tết tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương
Thứ Bẩy, ngày 11/01/2025 15:07Chiều ngày 11/01/2025, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Ủy viên Ban chấp hành Trung ưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động...
Xuất bản thông tin
Tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh trong điều trị
05/10/2024 | 13:48 PM
Kháng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đa kháng đang trở nên khó điều trị hơn, là thách thức lớn với ngành y tế, mối đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng. Tại hội nghị “Tối ưu hoá quản lý nhiễm khuẩn, đồng hiệp lực từ đa chuyên khoa” vừa diễn ra tại BV Bạch Mai, các chuyên gia, y bác sĩ trong nước và quốc tế đã cùng bàn thảo những giải pháp điều trị hợp lý, tối ưu và tốt nhất cho các bệnh nhân.
Thách thức ngành y, mối hiểm nguy trước sức khoẻ cộng đồng
“Kháng kháng sinh, các bệnh lý nhiễm trùng, vi khuẩn đa kháng trong các tình huống lâm sàng tại bệnh viện là những gì đang diễn ra đối với ngành y tế. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó kiểm soát, kéo dài, gia tăng chi phí và tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, các kháng sinh mới, quá trình nghiên cứu và phát triển chưa đủ trở thành vũ khí điều trị để hỗ trợ các thầy thuốc, y bác sĩ lâm sàng”, PGS. TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc BV Bạch Mai đặt vấn đề.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh, tuy nhiên chủ yếu đến từ việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đúng, không phù hợp của một bộ phận người dân, cán bộ y tế, kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi thú y.
Tại Hội nghị, các chuyên gia đều thống nhất rằng việc sử dụng đúng loại, liều lượng kháng sinh và thời điểm là rất quan trọng đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, trước thực trạng hiện nay, bên cạnh kinh nghiệm cá nhân của thầy thuốc cần có thêm sự phối hợp, hỗ trợ từ các chuyên khoa khác để tối ưu hoá chẩn đoán, điều trị, nhất là trong vấn đề quản lý nhiễm khuẩn.
Theo PGS. TS Đỗ Ngọc Sơn, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai, kể cả khi sử dụng kháng sinh đắt tiền nhưng không đúng, sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho người bệnh, tốn kém chi phí và gia tăng nguy cơ tử vong. Mặt khác, đắt nhất, mới nhất cũng chưa chắc đã hiệu quả nhất, đôi khi phải trả giá vì điều đó. Đặc biệt, cần hết sức lưu tâm tới thời điểm sử dụng kháng sinh. Việc nhanh chóng và sớm tìm ra các loại vi khuẩn đích, các vấn đề kháng kháng sinh để có phác đồ điều trị kháng sinh thích ứng với tình trạng người bệnh là rất cần thiết, nhưng không chủ quan ỷ lại đợi kết quả đó. Ngay khi tiếp nhận, tiếp cận người bệnh, cần có những đánh giá bệnh sử, tiên lượng lâm sàng để tận dụng tối đa thời điểm điều trị vàng. Bởi trên thực tế, bệnh nhân có khả năng tử vong vì nhiều nguyên nhân khác trước khi điều trị bằng kháng sinh. Quá trình điều trị cho bệnh nhân cũng cần thường xuyên hỏi thăm, ghi nhận những biến đổi để căn cứ phối hợp và điều chỉnh kháng sinh. Trên tất cả, cần có 1 đội nhóm để cùng phối kết điều trị, tìm mọi cách để cứu chữa người bệnh.
Xung quanh về vấn đề này, PGS. TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm hô hấp, BV Bạch Mai chỉ ra: Vi khuẩn đa kháng kháng sinh ngày càng nhiều, gia tăng và ngành y đang cạn vũ khí để chống lại. Điều trị cho bệnh nhân với những phác đồ phù hợp, đúng thời điểm, liều lượng là rất quan trọng. Liệu pháp kháng sinh ban đầu không đầy đủ là yếu tố gây nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nguy kịch, cần được theo dõi, chăm sóc chuyên sâu, đặc biệt (ICU). Tuy nhiên, thực tế nhiều bệnh nhân khi khám chữa ban đầu thường dùng các loại kháng sinh thông thường, sau một thời gian không khỏi mới đổi thuốc. Điều này dẫn đến những thách thức và hạn chế trong điều trị sau này của bệnh nhân.
Tối ưu hiệu quả, đồng hiệp lực từ đa chuyên khoa
Làm thế nào để có sự chẩn đoán, can thiệp đảm bảo điều trị cho bệnh nhân hiệu quả bằng kháng sinh là bài toán đặt ra với ngành y, khi mà vi khuẩn đang ngày càng phát triển, biến chuyển.
Thường 80% các bệnh được chẩn đoán theo kinh nghiệm nhưng còn 20% các căn nguyên, mức độ kháng khánh sinh không thể phán đoán được là những khó khăn, thách thức đối với các bác sĩ lâm sàng. Có được các chẩn đoán sớm về các tác nhân gây bệnh, sẽ giảm gánh nặng cho các bác sĩ lâm sàng, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh nhân, có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh dùng nhiều loại kháng sinh, dùng phổ rộng, giảm chi phí, thời gian điều trị và tối ưu kết quả. TS. BS Phạm Hồng Nhung, Phó Trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai chỉ ra.
Với sự phát triển của y học hiện nay, labo vi sinh có thể cung cấp các phương pháp, kết quả chẩn đoán sớm về các tác nhân gây bệnh; Phát hiện cơ chế đề kháng kháng sinh; Xây dựng kháng sinh đồ định lượng giúp cá thể hoá điều trị; Cung cấp dữ liệu kháng sinh đồ tích luỹ, bức tranh về dịch tế; Thử nghiệm các kháng sinh mới và phác đồ kháng sinh phối hợp hiệu quả… Nói cách khác, cung cấp mức độ nhạy cảm của kháng sinh, hỗ trợ các kết quả để bác sĩ lâm sàng có những căn cứ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, sử dụng kháng sinh hiệu quả, an toàn cho người bệnh.
Tuy vi sinh có thể hỗ trợ được nhiều dữ liệu cho các bác sĩ lâm sàng, nhưng TS.BS Nhung cũng cảnh báo: Không phải lúc nào cũng có kết quả từ vi sinh, do đó các bác sĩ lâm sàng vẫn cần bám vào những biện pháp điều trị dựa theo chuyên môn, kinh nghiệm.
Đồng quan điểm đó, Giáo sư Ali Omrani, chuyên gia lâm sàng Bệnh Truyền nhiễm Đại học Qatar nhấn mạnh: Có kết quả từ vi sinh là điều rất hữu ích và vô cùng tuyệt vời, nhưng chúng ta cần vận dụng tối ưu hoá tất cả những gì có trong tay, sử dụng nhiều thông tin để khoanh vùng, xác định được thủ phạm thực sự và có phương án điều trị hợp lý, cũng như sử dụng kháng sinh đúng, trúng. Có thể điều trị phổ rộng khi cần thiết và thu hẹp ngay khi có thông tin và kết quả vi sinh. Phân tầng bệnh nhân để đánh giá cả các thông tin xung quanh, lịch sử dịch tễ để đưa ra các hướng điều trị lâm sàng, mục tiêu tốt nhất cho bệnh nhân. Sự đề kháng của kháng sinh có thể dễ hoặc khó khắc phục phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Vi khuẩn càng kháng thuốc bao nhiêu việc điều trị càng khó khăn bấy nhiêu. Thậm chí, phải lựa chọn đi vào những điều trị tăng độc tính, phải đối mặt với những thất bại trong điều trị và sự tử vong của bệnh nhân. Tuy nhiên, trên hết, khi sử dụng kháng sinh đúng, sẽ rút ngắn thời gian điều trị, tối ưu hiệu quả.
Không phủ nhận sự hiệp lực từ kết quả vi sinh trong hướng sử dụng kháng sinh điều trị, PGS.TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm hô hấp nhấn mạnh thêm: Trên thực tế lâm sàng các bác sĩ cũng phải cân nhắc tính toán theo kinh nghiệm, chuyên môn để đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp cho người bệnh, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kháng sinh nhận được. Hơn hết, bác sĩ khi đặt bút yêu cầu điều trị kháng sinh cần phải trả lời được các câu hỏi tại sao phải dùng, tại sao lại là loại này, thời điểm bắt đầu, các yếu tố nguy cơ, tác hại, độ nhạy cảm, phạm vi, hiệu quả, đặc điểm dược lực học… Sử dụng dựa vào tình trạng, thể trạng, bệnh sử, yếu tố dịch tễ bệnh nhân. Hiểu sự khác biệt giữa điều trị kinh nghiệm và điều trị xác định. Không lạm dụng các kháng sinh thế hệ mới, mà cần cân nhắc và sử dụng đan xen kết hợp mới cũ trong điều trị, tiết kiệm để tránh việc kháng thuốc. Đặc biệt, luôn phối hợp với dược sĩ lâm sàng, các đa chuyên khoa để đưa phác đồ và hướng dẫn điều trị hợp lý.
Cũng tại Hội nghị nhiều kết quả nghiên cứu, đánh giá phân tích dựa trên thực tế, những trường hợp, ca bệnh cụ thể đã được đưa ra chia sẻ, từ đó cung cấp thêm cho các y bác sĩ kiến thức, kinh nghiệm, độ nhạy khi chẩn đoán và xây dựng hướng điều trị cho bệnh nhân. Những thắc mắc, vướng mắc trong quá trình học tập, hành nghề của các y bác sĩ, học viên cũng được các giáo sư, chuyên gia tháo gỡ, giải đáp. Chương trình thu hút sự tham gia của gần 600 đại biểu là các giáo sư, chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực y tế đến từ nhiều nơi trên cả nước và quốc tế dưới hình thức trực tiếp và online.
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ - Cổng thông tin bệnh viện Bạch Mai (bachmai.gov.vn)
Phòng Truyền thông Y tế
Tin liên quan
- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc tết các bệnh viện phía Nam
- Thông tư số 52/2024/TT-BYT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- 7 khuyến cáo người tiêu dùng về mua, sử dụng thực phẩm để tránh bị ngộ độc dịp Tết Ất Tỵ
- Kiểm soát, ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm
- Châu Phi ghi nhận hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh vào năm 2024
- Nhiễm trùng nặng vì bôi cao sim chữa bỏng bô xe máy
- Bệnh viện Quân y 175 thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên