HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Sai lầm vì đắp thuốc lá chữa rắn hổ mang chúa cắn

18/07/2025 | 11:03 AM

 | 

Thay vì đến ngay cơ sở y tế sau khi bị rắn hổ mang chúa cắn, người đàn ông chọn điều trị bằng thuốc lá tại nhà thầy lang. Kết quả là bệnh nhân rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn. 

Bệnh nhân tiên lượng xấu. (Ảnh: BVCC)

Bệnh nhân tiên lượng xấu. (Ảnh: BVCC)

Tin thầy lang chữa rắn cắn, bệnh nhân tiên lượng nặng nề

Bệnh nhân nam 50 tuổi ở Lào Cai, đã bị rắn cắn vào khoảng 12 giờ 30 phút trưa, nhưng thay vì đến bệnh viện, thì ông lại đến một thầy lang ở địa phương để đắp thuốc lá và trở về nhà sinh hoạt bình thường.

Sau khoảng 2 giờ đồng hồ kể từ khi bị rắn cắn, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện nói khó nên mới tới bệnh viện. Trên đường đi, trước khi đến viện 20 phút, bệnh nhân xuất hiện cơn gồng cứng người, tím tái, suy hô hấp, hôn mê, ngừng tuần hoàn.

Đội ngũ y, bác sĩ tại bệnh viện tuyến huyện đã cấp cứu, giúp tim bệnh nhân đập trở lại và đặt ống nội khí quản chuyển về Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc chẩn đoán bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sau ngừng tuần hoàn do bị rắn hổ mang chúa cắn. Hiện bệnh nhân vẫn hôn mê, tụt huyết áp, tổn thương tim, đang được hồi sức tích cực, hạ thân nhiệt bảo vệ não, giải độc. Tuy nhiên, với các bệnh nhân như này não có nguy cơ cao bị tổn thương nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, với các loại rắn độc, thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân có thể chỉ trong vòng vài giờ sau khi bị cắn. Nếu không đưa đến cơ sở y tế kịp thời để sử dụng huyết thanh kháng độc đặc hiệu, thì hậu quả thường là hoại tử và mất một phần cơ thể, liệt cơ hô hấp, ngừng tim, tổn thương não và thậm chí là tử vong.

"Các loại rắn như hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia và một số loài rắn hổ mang, rắn biển, rắn lục núi, rắn lục đầu bạc có độc tố thần kinh tác động gây liệt cực nhanh, liệt các cơ hô hấp, suy hô hấp đe dọa tính mạng trong vài giờ đầu.

Những biện pháp dân gian như đắp và uống thuốc lá, bôi thuốc thảo dược, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”, sừng tê giác, áp gà, hay uống thuốc gia truyền đều không có tác dụng trung hòa nọc độc, hơn thế còn lấy mất thời gian quý báu vận chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế để được điều trị đúng cách", bác sĩ Nguyên cho hay.

Trung tâm Chống độc đã từng chứng kiến trường hợp tử vong là con một thầy lang nổi tiếng chuyên chữa rắn độc cắn tại một làng nuôi rắn ở Hà Nội. Người này bị rắn hổ mang chúa cắn không đến viện. Gia đình tự dùng thuốc y học cổ truyền tại nhà.

Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện có khoảng 70 loài rắn độc, nhưng số loài rắn không độc còn tới hàng trăm loài. Các trường hợp rắn không độc cắn cũng hay gặp. Tuy nhiên, trước trường hợp bị rắn cắn, việc mong chờ được rơi vào trường hợp “vết cắn khô” hoặc rắn không độc cắn là rất rủi ro và nhiều khi đánh đổi bằng tính mạng.

b09749c7-5145-44ba-af76-f23ed434e2ce-mceclip0.jpg

Một trường hợp bị rắn độc cắn tự dùng thuốc y học cổ truyền tại nhà, đến viện muộn khi đã nhiễm độc nặng, hoại tử rộng chân tay.

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Theo bác sĩ Nguyên, việc chẩn đoán và điều trị rắn độc cắn ở các bệnh viện đã tốt hơn trước. Các bác sĩ không chỉ có thể cấp cứu giữ mạng sống cho bệnh nhân, đồng thời còn phối hợp hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia chống độc ở tuyến trên, phối hợp với các chuyên gia về rắn nhận dạng chính xác loài rắn đã cắn. Việt Nam cũng đang có các thuốc giải độc với các loài rắn phổ biến nhất và phác đồ điều trị hiệu quả.

Chuyên gia này khuyến cáo, trước một ca nghi ngờ bị rắn độc cắn, người dân cần bình tĩnh, hạn chế vận động vùng bị cắn.

Nếu bị cắn bởi các loài rắn có thể gây liệt (rắn cạp nong, cạp nia, rắn hổ chúa, một số loài rắn hổ mang, rắn biển, rắn lục núi, rắn lục đầu bạc), mọi người cần băng ép toàn bộ vùng chân tay bị cắn bằng băng sau đó buộc nẹp tương tự cố định gãy xương để hạn chế, làm chậm nọc độc vào cơ thể.

Đơn giản hơn, mọi người có thể sử dụng các loại vật liệu có sẵn tại chỗ (khăn, dây lưng,... ưu tiên băng hoặc dây mềm cỡ to) để buộc ép ở phía trên vị trí vết cắn. Cũng có thể dùng biện pháp ga-rô tĩnh mạch (dùng dây buộc ở phía trên vị trí vết cắn nhưng chỉ ngăn cản tuần hoàn tĩnh mạch và vẫn sờ thấy mạch đập ở đoạn trước ga-rô).

Trường hợp vết cắn ở thân mình hoặc đầu mặt cổ, người cấp cứu dùng một miếng giấy hoặc bìa, vải dày để gấp thành miếng kích thước 4-5cm, ấn trực tiếp liên tục lên vết cắn.

Người thân nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất bằng phương tiện vận chuyển hoặc cõng. Khi vận chuyển để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim.

Lưu ý tuyệt đối không mất thời gian đi tìm các biện pháp xử lý khác, đi tìm thầy lang, lá thuốc hoặc chờ đợi xem các biện pháp xử lý đó có tác dụng không; không rạch vết cắn, không đắp bất kỳ loại lá hay thuốc nào lên vết thương.

Nếu bệnh nhân bị liệt, khó thở khi chưa tới kịp bệnh viện: Cấp cứu, hỗ trợ hô hấp theo điều kiện có tại chỗ.

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến