HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại Nghệ An

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 08:32

Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 06:21

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đại diện Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam

Thứ Ba, ngày 01/10/2024 05:08

Hội nghị công tác truyền thông y tế năm 2024: đánh dấu bước tiến với lễ công bố ra mắt mạng lưới truyền thông của ngành y tế

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 07:11

Tôn vinh vẻ đẹp tri thức, tài năng, y đức, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế cơ sở

Thứ Bẩy, ngày 28/09/2024 03:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp đoàn đại biểu thành phố Quảng Châu

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:10

Bộ Y tế tổ chức hội nghị tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 15:06

Những đội nào tham dự Cuộc thi Y tế cơ sở giỏi năm 2024 khu vực Nam Bộ?

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 07:17

Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi giai đoạn 2024-2028

Thứ Sáu, ngày 27/09/2024 02:06

Bộ Y tế tặng quà, khám, phát thuốc miễn phí cho nhân dân vùng thiên tai huyện Đà Bắc

Thứ Năm, ngày 26/09/2024 14:28

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị

Thứ Năm, ngày 26/09/2024 07:47

Rà soát, sửa đổi các luật và quy định của ngành Dược giúp tăng cường tiếp cận y tế chất lượng cao cho người dân

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 12:57

Bộ Y tế tiếp nhận 5 tấn Cloramin B do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao tặng phục vụ công tác phòng, chống dịch sau bão lụt

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 12:48

Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh

Thứ Tư, ngày 25/09/2024 07:34

Bộ Y tế tiếp nhận 3 tấn Cloramin B khắc phục hậu quả lũ lụt

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 12:34

Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc: Trao đổi quản lý bệnh viện trong thời kỳ mới

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 11:59

Bộ Y tế điều động, bổ nhiệm Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 08:49

Họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập góp ý dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 08:33

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm, động viên bệnh nhi vụ lũ quét thôn Làng Nủ

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 06:24

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Tập đoàn Celltrion Hàn Quốc bàn về một số hợp tác trong lĩnh vực dược

Thứ Ba, ngày 24/09/2024 01:52

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Quảng Ninh: Người đàn ông phải cấp cứu vì đàn ong vàng đốt khắp người

01/10/2024 | 11:20 AM

 | 

Vô tình đụng trúng tổ ong khi dọn vườn, người đàn ông (32 tuổi) ở Quảng Ninh bị đàn ong bâu kín người, đốt hơn 30 vết và được cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.

Mới đây, Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân bị dị ứng do ong đốt.

Cụ thể, nam bệnh nhân tên Đ. ( 32 tuổi, ở thị xã Quảng Yên) nhập viện trong tình trạng cả người sưng nề, đau nhiều, mẩn ngứa vùng cổ, hai cánh tay và bàn tay. Trên cơ thể bệnh nhân có hơn 30 vết ong đốt.

Bệnh nhân bị đàn ong đốt phải vào viện xử lý cấp cứu.

Tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), anh Đ. được chẩn đoán bị dị ứng do ong đốt. Người bệnh được tiêm thuốc chống dị ứng, truyền dịch, giảm đau và theo dõi sát sức khỏe.

Sau một ngày, bệnh nhân đã đỡ đau tại các vị trí bị ong đốt.

BS Bùi Thị Ngọc, Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đưa ra các biện pháp phòng tránh ong đốt:

Tránh tiếp xúc với ong và không chọc phá tổ ong.

Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa).

Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ. Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng, đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

Khi bị ong đốt ngoài việc xử trí vết thương, người bị ong đốt cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác vì gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn bị ong đốt ở vùng đầu, mặt, cổ và xác định được loài ong đốt như ong rừng, ong vò vẽ,... (loại ong có nọc độc mạnh, có khả năng gây ra nhiều biến chứng toàn thân) và xuất hiện khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu,… cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không được chủ quan khi bị ong đốt.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến