HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 01/01/2025 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:20

Y dược cổ truyền kết hợp y dược hiện đại trong điều trị bệnh không lây nhiễm

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 01:11

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm dễ lây và gây tổn hại da như thế nào?

24/11/2023 | 14:49 PM

 | 

Virus sởi, thủy đậu, rubella, zona thần kinh, HPV ngoài gây biến chứng nguy hiểm còn để lại các tổn thương da như mụn nước, mụn cóc sinh dục, sẹo, loét… ảnh hưởng thẩm mỹ, tâm lý, chi phí điều trị cho người bệnh.

 

Chị Ngọc (33 tuổi, Hưng Yên) cho biết, trước đây con trai đầu bị nhiễm bệnh thủy đậu từ bạn cùng lớp. Nghĩ bệnh lành tính nên chị chủ quan và tự mày mò chữa cho con theo cách dân gian như "kiêng tắm, kiêng gió và đắp lá". Kết quả bé bị nhiễm trùng da, loét mủ và sưng tấy, phải nhập viện điều trị.

Giữa tháng 11, chị đưa con gái (4 tuổi) đến VNVC Hưng Yên tiêm vaccine thủy đậu vì không muốn con có thể mắc bệnh, nhiễm trùng và để lại sẹo như anh trai. Đồng thời, chị cũng tham khảo ý kiến của các bác sĩ để tiêm đủ các vaccine cần thiết theo độ tuổi như cúm, sởi, quai bị, rubella, ho gà, bạch hầu…

Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm dễ lây và gây tổn hại da như thế nào?- Ảnh 1.

Tiêm vaccine là cách hiệu quả để phòng bệnh có triệu chứng trên da, giữ làn da khỏe mạnh. Ảnh: Mộc Thảo

Theo Bộ Y tế, tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, bão lũ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp. Mặt khác, thời điểm cuối năm, nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp dễ khiến lớp lipid biểu bì của da mất đi, làm da mất ẩm, khô sần, tăng tính nhạy cảm, tăng nguy cơ trầm trọng các bệnh lý nhiễm trùng như thủy đậu, sởi, rubella, HPV, zona thần kinh…

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết ngoài bệnh đậu mùa cướp đi mạng sống của ít nhất nửa tỷ người đã được thanh toán vào năm 1980, thế giới hiện vẫn lưu hành nhiều dịch bệnh gây hàng triệu ca mắc và hàng trăm nghìn ca tử vong mỗi năm do sởi, rubella, thủy đậu, zona thần kinh, HPV. Trong khi đó, các bệnh này hiện đã có vaccine hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

"Mỗi năm vaccine cứu sống 4,7 triệu người trên toàn cầu nhưng vẫn còn hàng triệu người tử vong và chịu di chứng do bệnh truyền nhiễm đã có vaccine. Các bệnh truyền nhiễm gây tổn thương da thường dễ mắc, dễ lây, tốn kém chi phí, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng da là "cửa ngõ" cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây tử vong", bác sĩ Chính cảnh báo.

Bác sĩ Chính cho biết bệnh thủy đậu do virus Varicella zoster (VZV) có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não... Các nốt thủy đậu bị nhiễm khuẩn, mưng mủ còn dễ để lại sẹo lõm vĩnh viễn, khó phục hồi.

Không chỉ vậy, sau khi khỏi thủy đậu, virus vẫn "ngủ yên" trong các hạch thần kinh và tái hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi như tuổi cao, căng thẳng, hệ miễn dịch suy yếu… gây zona thần kinh (giời leo). Biểu hiện của zona là phát ban và mụn nước tập trung thành từng chùm. Mụn nước khi vỡ tạo thành những vết loét, rỉ dịch, nếu không được chăm sóc tốt gây zona bội nhiễm để lại vết thâm, sẹo xấu. Theo thống kê tại Mỹ, khoảng 99.5% người từ 50 tuổi trở lên đã nhiễm virus Varicella zoster gây thủy đậu đều có nguy cơ khởi phát zona thần kinh. Cứ 3 người mắc zona thần kinh, có 1 người có nguy cơ mắc biến chứng đau thần kinh kéo dài.

Tiêm vaccine thủy đậu cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn có hiệu quả đến 98%, ngăn ngừa các tổn thương da và biến chứng nguy hiểm do thủy đậu gây ra đồng thời ngăn ngừa gián tiếp mắc bệnh và biến chứng zona thần kinh.

Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm dễ lây và gây tổn hại da như thế nào?- Ảnh 2.

Virus Varicella zoster gây thủy đậu, biến chứng zona thần kinh. Nguồn: CDC

HPV có khoảng 200 chủng, trong đó 40 chủng lây qua đường tình dục và 15 chủng nguy cơ cao gây các loại ung thư như cổ tử cung (99%), hậu môn (90%), hầu họng (70%). HPV cũng là tác nhân gây nhiều bệnh da liễu như mụn cóc thông thường, mụn cóc sinh dục, tổn thương da ở loạn sản biểu mô mụn cóc. Bệnh làm sưng, tiết dịch, loét, dễ chảy máu vùng u nhú, diễn biến thành ung thư hậu môn, cổ tử cung, âm hộ…

Có 1 trong 8 phụ nữ mắc mụn cóc sinh dục ít nhất một lần trước 50 tuổi. 10% dân số sẽ nhiễm ít nhất một lần mụn cóc sinh dục. Các phương pháp điều trị bằng thuốc, đốt sùi, phẫu thuật có thể gây mất nhiều thời gian, đau đớn và gặp tác dụng phụ. Vaccine HPV có hiệu quả phòng 94% các chủng virus có trong vaccine gây mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư cho cả hai giới từ 9-26 tuổi.

Sởi và rubella có thể gây các phát ban, nốt sẩn trên da và các biến chứng nghiêm trọng. Sởi gây viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não. Mẹ bầu mắc rubella gây sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh ở con như điếc, tim bẩm sinh, tật đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, viêm não… Hai liều vaccine sởi hoặc sởi - quai bị - rubella có hiệu quả đến 97% nguy cơ mắc bệnh, triệu chứng phát ban đỏ và biến chứng nặng, tử vong.

Bác sĩ Chính khuyến cáo tiêm vaccine đầy đủ là biện pháp phòng ngừa hiệu quả, đơn giản, tiết kiệm và dễ thực hiện nhất. Thống kê của Trung tâm Tiếp cận vaccine Quốc tế của Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) năm 2021 cho thấy cứ 1 USD (hơn 20.000 đồng) đầu tư cho mỗi liều vaccine sẽ tiết kiệm 20 USD (khoảng gần 500.000 nghìn đồng) trong tổng chi phí sử dụng cho y tế.

Từ ngày 23 - 25/11/2023, Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên 2023 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng tổ chức, thu hút hơn 1.500 đại biểu tham gia, cập nhật và chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực hành và ứng dụng mới trong lĩnh vực da liễu thẩm mỹ.

Tại hội thảo, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC đã có báo cáo khoa học "Vaccine phòng bệnh da liễu - Hiệu quả vượt ngoài giá trị cơ bản" đề cập đến biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm biểu hiện trên da có thể gây biến chứng, tử vong.

Hệ thống tiêm chủng VNVC có gần 150 trung tâm trên toàn quốc, cung cấp đầy đủ các vaccine cho trẻ em và người lớn, phòng các bệnh có triệu chứng trên da như thủy đậu, sởi, rubella, HPV… Tất cả vaccine được bảo quản ở hệ thống kho và dây chuyền lạnh chuẩn quốc tế, thực hiện trong quy trình tiêm chủng an toàn.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến